Người Pháp dạy con nhàn tênh nhưng lại hiệu quả khi áp dụng 7 quy tắc lúc ăn uống

Theo người Pháp, niềm vui sướng dù xuất phát từ đâu, kể cả việc ăn uống thì cũng là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.

Các bậc cha mẹ ở đất nước này đều bắt đầu dạy con mình ngay từ khi còn bé trong một quy trình gọi là giáo dục về khẩu vị.

Giáo dục về khẩu vị nghĩa là dạy trẻ biết trân trọng và thưởng thức nhiều loại mùi vị trên thế giới và cách ăn uống đúng mực. Quá trình này bắt đầu rất sớm trong các gia đình và được củng cố trong các nhà trẻ và trường mẫu giáo, nơi ngay cả những bé 2 tuổi cũng được trải nghiệm những bữa trưa đầy đủ nghi thức gồm 4 phần là khai vị, món chính, pho mát và tráng miệng.

Nhưng giáo dục về khẩu vị không chỉ đơn giản là nuôi dưỡng sở thích về ăn uống của trẻ. Nó còn nhằm đánh thức và kích thích mọi giác quan cũng như tâm trí và cảm xúc. Các hoạt động kích thích gồm có đọc sách cho trẻ nghe, chơi nhạc và vuốt ve chúng. Mục đích cuối cùng của việc này là giúp chúng hiểu hơn về những gì mang lại cho chúng sự thích thú.

Dưới đây là những quy tắc người Pháp dạy con về cách ăn uống:

Người Pháp dạy con nhàn tênh nhưng lại hiệu quả khi áp dụng 7 quy tắc lúc ăn uống-1Người Pháp bày tỏ quan điểm mạnh mẽ rằng việc sum họp cùng nhau trong bữa ăn ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng. Ảnh minh họa

1. Không có đồ ăn riêng

Người Pháp bày tỏ quan điểm mạnh mẽ rằng việc sum họp cùng nhau trong bữa ăn ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng. Ở đó, trẻ em và người lớn ăn cùng một loại thực phẩm vì không có thứ gọi là "thức ăn riêng của trẻ em" ở Pháp. Bọn trẻ sẽ không phải ăn những thứ chúng không thích nhưng nhất định chúng phải nếm món ăn đó để biết mùi vị như thế nào.

2. Trái cây và rau củ là thực phẩm đầu tiên của trẻ

Trẻ em Pháp không kén ăn, chúng có thể ăn các loại thức ăn như rau bina và những thực phẩm dàn cho người lớn khác. Người Pháp không nấu đồ ăn riêng, trẻ em sẽ ăn cùng một bữa ăn như cha mẹ của chúng. Ngay cả đồ mà trẻ ăn cũng là những thực phẩm thuần túy như trái cây và rau củ chứ không phải là "ngũ cốc nhạt" như nhiều trẻ sơ sinh Mỹ.

Nếu chỉ cho trẻ ăn một số loại thức ăn nhất định, khi lớn lên trẻ sẽ rất kén ăn. Ngược lại, nếu cho con ăn theo kiểu người Pháp, trẻ nhỏ ăn nhiều thực phẩm hơn và ít mắc các chứng dị ứng hơn.

3. Đồ ăn không phải là phần thưởng, hình phạt hay thứ để hối lộ

Rất nhiều phụ huynh 'dụ dỗ' con bằng cách hứa cho chúng ăn món mà chúng thích, hoặc phạt bọn trẻ bằng cách không cho chúng ăn món đó nữa.

Thế nhưng, việc lấy đồ ăn làm phần thưởng có thể dẫn đến việc khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ liên hệ tới cảm xúc ngày nhỏ khi được ăn món ăn đó. Karen cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tôn trọng thức ăn, thay vì chỉ tìm tới đồ ăn khi buồn chán, mệt mỏi.

4. Không ăn vặt

Các bà mẹ người Pháp có vẻ tự tin hơn và được nghỉ ngơi tốt hơn so với các bà mẹ trên thế giới. Điều này do họ đã huấn luyện cho các em bé của họ luôn tin rằng "mẹ là người biết rõ nhất".

Trẻ em Pháp có tiếng là ăn uống lành mạnh, luôn thích được thử đồ ăn mới, cũng không hề ghét rau củ như đa phần trẻ em các nước khác. Cha mẹ Pháp không cho trẻ ăn đồ ăn riêng mà họ cho con ăn các loại thức ăn cùng người lớn. Đồng thời họ không cho trẻ em ăn quà vặt, vì vậy vào giờ ăn, chúng ăn hầu như mọi món.

5. Không cần phải thích nhưng phải thử

Bữa ăn không nên là một cuộc chiến. Cha mẹ Pháp không hay càm ràm. Nếu một đứa trẻ không muốn ăn, họ sẽ chỉ lấy chỗ thức ăn đi mà không bình luận quá nhiều. Họ cũng sẽ không năn nỉ hay yêu cầu đứa trẻ phải ăn, và cũng không khen chúng khi ăn. Cha mẹ chỉ cần giữ cho cuộc hội thoại theo chiều hướng tích cực và không tập trung vào đồ ăn, để đứa trẻ tự nguyện muốn ngồi ở bàn ăn.

Nhưng nếu đứa trẻ của bạn không muốn ăn món gì đó, chúng ít nhất sẽ phải nếm thử - người Pháp quan niệm như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ con phải ăn thử món mới từ 7-15 lần trước khi chúng sẵn sàng ăn nó. Vì thế, nếu ban đầu đứa trẻ không thích một món nào đó, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ thích.

6. Cả nhà ăn cùng nhau và cùng làm cho bữa ăn trở nên đặc biệt

Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, trẻ ở tuổi teen nếu thường xuyên tham gia các bữa ăn gia đình sẽ có mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ của mình, và ít có khả năng bị lôi kéo vào các thói xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc dùng chất kích thích. Chỉ cần ngồi cùng bàn ăn, nói chuyện với con bạn ít nhất 5 lần/tuần, thậm chí chỉ 20 phút mỗi lần, sẽ có những tác động tích cực và lâu dài đến sức khỏe và các quan hệ gia đình của chúng.

Khi đã ngồi vào bàn ăn, hãy quên đi TV và điện thoại cho đến khi bữa ăn kết thúc. Trong một nghiên cứu gồm 2 nhóm gia đình, một nhóm không bị phân tâm khi ăn, còn nhóm kia liên tục phải nghe tiếng ồn từ một căn phòng bên cạnh. Kết quả cho thấy nhóm bị phân tâm ăn nhiều bánh quy hơn hẳn. Điều đó cho thấy, càng khó tập trung vào bữa ăn thì người ta càng có xu hướng ăn nhiều thêm.

Ý tưởng giáo dục khẩu vị của người Pháp có nhiều điểm chung với hoạt động ngồi thiền. Cả hai đều tập trung vào việc mang lại cho bạn một khoảnh khắc riêng để cảm nhận trọn vẹn thế giới khách quan.

Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn mình yêu thích, hãy thực sự chú tâm vào điều đó và đừng cảm thấy tội lỗi gì cả (dù có nguy cơ bị tăng cân). Hãy cảm nhận sự tinh tế và mãnh liệt của hương vị món ăn trong từng miếng nhỏ, thả lỏng bản thân trong niềm vui sướng. Đó mới là cách để hưởng thụ cuộc sống!

7. Ăn thật chậm

Theo luật của Pháp, trẻ em phải có ít nhất 30 phút cho bữa ăn trưa ở trường. Việc ăn uống không chỉ là ăn uống, mà còn là lúc giao lưu với bạn bè.

Dĩ nhiên, việc chạy quanh nhà để cho trẻ con ăn uống là việc không được khuyến khích. Theo người Pháp, dạy trẻ kiên nhẫn ngồi ăn trong suốt bữa ăn và trò chuyện với người thân là một kỹ năng sống quan trọng.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-phap-day-con-nhan-tenh-nhung-lai-hieu-qua-khi-ap-dung-7-quy-tac-luc-an-uong-17224060319320881.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.