Đứa trẻ đang bị căng thẳng, lo lắng sẽ có 8 dấu hiệu điển hình nhưng người lớn lại khó nhận ra

Các dấu hiệu căng thẳng, lo lắng ở trẻ thường biểu hiện dưới dạng những thay đổi về thể chất hoặc hành vi.

Trẻ em phản ứng với căng thẳng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách, kỹ năng đối phó. Các bé có thể không nhận ra sự lo lắng của chính mình, thường không thể giải thích đầy đủ các vấn đề. Điều này có thể khiến nhiều cha mẹ bỏ qua các nguyên nhân cơ bản gây ra hành vi của con.

Do đó, cha mẹ cần phải nhận ra các dấu hiệu căng thẳng ở trẻ, tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra. Người lớn cần giúp bé kiểm soát căng thẳng, lo lắng. Trong nhiều trường hợp, một số trẻ có thể bị rối loạn lo âu cần nhận sự trợ giúp của chuyên gia.

Đứa trẻ đang bị căng thẳng, lo lắng sẽ có 8 dấu hiệu điển hình nhưng người lớn lại khó nhận ra-1Trẻ em phản ứng với căng thẳng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách, kỹ năng đối phó. Ảnh minh họa

Khó tập trung và hoàn thành bài tập ở trường

Áp lực học tập và giao lưu xã hội, đặc biệt là việc hòa nhập với bạn bè, là một trong những nguyên nhân chính gây ra căng thẳng cho trẻ. Khi bị căng thẳng, trẻ thường không tập trung trong lớp học, khó khăn với bài tập được giao. Điểm số bị ảnh hưởng cũng là hậu quả của stress.

Nghiến răng khi ngủ

Đây là một triệu chứng thể chất đáng chú ý của căng thẳng hoặc lo âu ở trẻ em. Nó thể cho thấy con đang phải đối mặt với một số loại khó chịu về cảm xúc hoặc tâm lý.

Thay đổi hành vi hoặc cảm xúc

Lo lắng có thể khiến trẻ hành động theo những cách có thể khiến cha mẹ bực bội hoặc khó hiểu. Người chăm sóc cần nhận ra rằng những vấn đề về hành vi và cảm xúc này có thể liên quan đến cảm giác lo lắng.

Một số dấu hiệu, hành vi phổ biến của căng thẳng, lo lắng bao gồm: tâm trạng dễ thay đổi, bạo lực, nóng nảy hoặc đeo bám; xuất hiện một số thói quen về thần kinh như cắn móng tay; khó tập trung; sợ bóng tối, sợ ở một mình hoặc sợ người lạ; gặp rắc rối ở trường; tích trữ những vật phẩm kỳ lạ; từ chối đi học; trộm tiền từ gia đình hoặc của bạn bè.

Đau và khó chịu về thể chất

Đôi khi, những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biểu hiện các triệu chứng thể chất như một phản ứng đối với căng thẳng. Ví dụ, trẻ phàn nàn về đau dạ dày, đau đầu hoặc các loại đau đớn thể chất khác không rõ nguyên do ngay cả khi đi khám bác sĩ. Các triệu chứng có thể cụ thể ở trẻ này nhưng ở trẻ khác chỉ đơn giản thể hiện rằng em không khỏe, mệt mỏi, ngay cả khi chúng không thể giải thích những gì cảm thấy.

Trong một số trường hợp, những đứa trẻ cực kỳ hướng nội có thể nội tâm hóa những lo lắng và căng thẳng theo cách nó có thể tạo ra sự khó chịu về thể chất ở chúng.

Hành vi hiếu động

Khi trẻ không thể xử lý được căng thẳng, chúng sẽ giải phóng năng lượng tiêu cực. Nổi cáu, bỏ chạy hoặc liên tục không nghe lời là những cách để cảnh báo người lớn trẻ có vấn đề.

Lúc này, cha mẹ nên giúp con đốt cháy năng lượng tích cực, nhẹ nhàng bằng cách tập thở sâu, nghe nhạc thư giãn hoặc tập yoga.

Khó ngủ

Trẻ căng thẳng cũng có thể khó ngủ, nhưng không giới hạn ở việc khó ngủ nhé. Nghĩa là các em có thể thức dậy giữa đêm thường xuyên hoặc gặp ác mộng dai dẳng, gây hại cho giấc ngủ và sự nghỉ ngơi.

Đái dầm

Việc đái dầm đột ngột hoặc lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu cực kỳ căng thẳng của trẻ, đặc biệt là khi trẻ đã đủ tuổi và biết thức dậy và đi vệ sinh đúng chỗ.

Không giao lưu với gia đình, bạn bè

Chuyển nhà, cha mẹ ly hôn, có em trai/gái mới hoặc bị bắt nạt ở trường có thể khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc sợ hãi. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con và duy trì các thói quen để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Nói chuyện với giáo viên của con nếu bạn nghi ngờ trẻ đang gặp rắc rối ở trường.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/dua-tre-dang-bi-cang-thang-lo-lang-se-co-8-dau-hieu-dien-hinh-nhung-nguoi-lon-lai-kho-nhan-ra-172240602190003264.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.