Cô gái 28 tuổi bị bố mẹ kiểm soát tới nỗi đôi giày 700 nghìn cũng không được mua

Trưởng thành đi làm, kiếm ra tiền nhưng vẫn phải ngửa tay xin bố mẹ mua đôi giày, cô gái 28 tuổi trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội.

Hình ảnh một cô gái quỳ sụp và khóc vì không xin được bố mẹ cho tiền mua đôi giày trị giá 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc.

Cùng bố mẹ tới một trung tâm thương mại ở Thiệu Hưng, Chiết Giang để mua sắm, nhìn đôi giày ưng ý với giá 200 nhân dân tệ, cô gái ngỏ ý với bố mẹ để mua nó. Bố mẹ cô thẳng thừng từ chối.

Cô gái 28 tuổi bị bố mẹ kiểm soát tới nỗi đôi giày 700 nghìn cũng không được mua-1
Cô gái 28 tuổi gào khóc ở cửa hàng khi bố mẹ không mua cho đôi giày.

Bất lực, cô gái quỳ xuống sàn khóc nức nở. Chứng kiến cảnh tượng này đến đây, nhiều người trách cô lớn như vậy mà không tự kiếm tiền lại đi xin bố mẹ. Cho đến khi cô gái nói: "Chỉ là một đôi giày mà. Bố mẹ đã cầm tất cả tiền con kiếm được. Đôi chân con không đáng giá như vậy à? " thì mọi người mới hiểu cô gái bị bố mẹ kiểm soát toàn bộ tiền bạc.

Cô gái bỏ ra ngoài cửa hàng, vừa khóc, vừa nói: "Con chỉ muốn mua một đôi giày tốt hơn, tại sao bố mẹ tàn nhẫn với con vậy?".

Video nhận được nhiều bình luận của dân mạng, trong đó đa số phản bác cách dạy con của cặp vợ chồng.

"Hiếm khi thấy ở độ tuổi đó, đã làm ra tiền mà phải chịu cảnh như vậy", "Cô gái này đã 28 tuổi, sự giáo dục và ích kỷ của cha mẹ sẽ trói buộc con họ ở bên mình cả đời", "Trong tương lai, cô gái này sẽ là con heo đất của bố mẹ", "Dần dà, hoặc cô ấy tìm cách thoát ra, hoặc sống suốt đời đau khổ… Đó là cách độc ác nhất mà những bậc cha mẹ có thể nghĩ ra, đối xử với con cái chỉ vì lợi ích của bản thân"..., là ý kiến của dân mạng.

Cô gái 28 tuổi bị bố mẹ kiểm soát tới nỗi đôi giày 700 nghìn cũng không được mua-2
Cô gái đứng khóc trong trung tâm thương mại khi bố mẹ rời đi.

Cô gái trên là một trong những trường hợp bị bố mẹ kiểm soát chặt chẽ mọi mặt trong cuộc sống thường ngày dù đã trưởng thành.

Thực tế, nhiều phụ huynh vô tình hay cố ý luôn muốn kiểm soát con cái và họ lại biện hộ làm việc đó là vì "muốn tốt cho con". Phụ huynh đưa ra các lý lẽ như: "Hãy nghe mẹ, mẹ là mẹ của con và tất nhiên mẹ sẽ không làm gì có hại cho con", "Bố là bố con nên bố có quyền quan tâm con", "Bố mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con"...

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái, nên khái niệm giáo dục gia đình chuẩn mực rất quan trọng. Đầu tiên, cha mẹ phải hiểu, dù là người sinh ra con, cho con cuộc sống nhưng họ không có quyền kiểm soát cuộc sống của con.

Vậy quan điểm về giáo dục gia đình thế nào là đúng?

Trẻ dần lớn lên, sẽ có suy nghĩ và cảm nhận riêng. Bố mẹ cần giúp trẻ độc lập để chúng có thể hòa nhập với bạn bè, trường lớp, xã hội và có vị trí trong xã hội. Nếu trẻ mắc sai lầm, cha mẹ không nên nặng lời mắng mỏ hay đánh con, bởi bạo lực gia đình tác động xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Người lớn luôn muốn được tha thứ khi mắc lỗi thì trẻ con cũng vậy.

Khi con làm điều sai trái, cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu, khuyến khích, khen ngợi khi con làm điều tốt. Cha mẹ phải luôn có lòng tin với con bởi lòng tin của cha mẹ là động lực tinh thần rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ, giúp trẻ không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

Ngoài ra, cha mẹ nên tạo lập một môi trường sống tốt cho con, giữ mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên, tạo một không khí hòa thuận trong gia đình. Phụ huynh cũng cần dạy trẻ cách quản lý chi tiêu, thời gian, tính độc lập, kỷ luật bản thân... thay vì kiểm soát con trong mọi hành động, suy nghĩ.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/co-gai-28-tuoi-bi-bo-me-kiem-soat-toi-noi-doi-giay-700-nghin-cung-khong-duoc-mua-ar746554.html

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.