Cô gái lên VTV kể chuyện bị trầm cảm vì bạo lực học đường: "Ban đầu, mẹ em không tin..."

Những lời chia sẻ của cô gái này khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Từ lâu, bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đặc biệt hơn cả là thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường để lại tổn hại nghiêm trọng đến mức sức khoẻ, tinh thần, tệ hơn là tính mạng của học sinh.

Mới đây, trong bản tin Chuyển Động 24h phát sóng ngày 25/4, một cô gái đã chia sẻ lại câu chuyện bản thân là nạn nhân của bạo lực học đường suốt 4 năm cấp 2. Hệ quả là sau đó, cô bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. Thậm chí, có thời điểm đi học, cô từng cố gắng tự tử nhưng không thành.

Cụ thể, trao đổi với phóng viên, cô gái cho hay bắt đầu từ năm lớp 6, cô đã rơi vào "tầm ngắm" của lớp trưởng. Không chỉ rủ các bạn trong lớp cô lập nạn nhân, lớp trưởng và nhóm bạn còn thường xuyên đánh đập dã man cô gái mà không cần lý do.

"Bạn lớp trưởng cũng tham gia, em bị đánh bằng cánh tủ, bằng vợt cầu lông hoặc đôi khi là đấm, đá. Những bạn khác có thể chỉ nhìn hoặc cũng có thể là quay phim",cô gái nhớ lại.


Cô gái lên VTV kể chuyện bị trầm cảm vì bạo lực học đường: Ban đầu, mẹ em không tin...-1
Cô gái chia sẻ về câu chuyện từng là nạn nhân của bạo lực học đường suốt 4 năm trên sóng VTV (Ảnh chụp màn hình)

Cũng theo chia sẻ từ cô gái, không chỉ bạn bè, thầy cô mà cả bố mẹ đều biết cô bị bạo lực học đường, thế nhưng không ai có hành động rõ ràng để bảo vệ cô trước tổn thương. Bạn bè không dám lên tiếng vì nhóm bạn của lớp trưởng có nhiều "quyền lực" và họ sợ bị liên lụy. Một số thầy cô khi chứng kiến cảnh tượng học sinh bị tấn công thì chỉ nhắc nhở và mắng nhẹ nhàng, rồi mọi chuyện lại để đâu vào đó.

Tuy nhiên, phản ứng bất ngờ nhất là của bố mẹ nữ sinh. Họ không có động thái cho con chuyển trường, chuyển lớp mà chỉ khuyên con nhẫn nhịn cho qua chuyện.

"Ban đầu thì mẹ em không tin, bảo 'không có lửa làm sao có khói'. Còn bố em chỉ bảo thôi còn mấy năm nữa nên cố chịu, không chuyển trường hay chuyển lớp gì mà cứ ở đấy. Em thấy nhà em hơi kiểu thụ động, hay gánh chịu thay vì tự đứng ra giải quyết. Mẹ em bận nên có những chuyện xảy ra với em, mẹ em không thể nào nhìn thấy được", cô gái kể lại.

Cô gái cho biết thêm, dù mọi chuyện đã trôi qua, song ảnh hưởng của bạo lực học đường lên bản thân cô vẫn to lớn vô cùng. "Giờ em khó có thể tin được bất kỳ ai, cho dù là bố mẹ, người thân, bạn bè vẫn luôn luôn đề phòng họ. Em sợ có thể mọi người phản bội em hay mọi chuyện tiếp tục lặp lại", cô nói.

Sau cùng, nhìn lại quãng thời gian trung học, cô nhận định: "Em cô độc hoàn toàn suốt 4 năm cấp 2".

Sau khi video được đăng tải, nhiều người bình luận động viên, đồng cảm với trải nghiệm tồi tệ mà cô gái này gặp phải. Bên cạnh đó, họ cũng phẫn nộ trước thái độ dửng dưng của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ khi chứng kiến con bị bạo lực học đường trong thời gian dài.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/co-gai-len-vtv-ke-chuyen-bi-tram-cam-vi-bao-luc-hoc-duong-ban-dau-me-em-khong-tin-2023042721562243.htm

trầm cảm

bạo lực học đường


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.