Có nên cho con ngủ chung với bố mẹ hay không?

Để chăm sóc con chu đáo và an toàn nhất, bố mẹ Việt thường quan niệm phải ngủ chung với trẻ, nhất là trong những năm tháng đầu đời.

Điều này rõ ràng là cần thiết với trẻ sơ sinh ở nhiều khía cạnh, nhưng khi trẻ dần lớn lên thì có nên cho con ngủ chung với bố mẹ nữa hay không là điều rất nhiều phụ huynh còn băn khoăn.

Thế nào là ngủ chung với bố mẹ?

Thoạt nghe có lẽ ai cũng nghĩ bố mẹ ngủ chung với con tức là sẽ ngủ cùng bé trên một chiếc giường hằng ngày để tiện theo dõi và chăm sóc bé. Tuy nhiên thực tế khái niệm “ngủ chung” còn có phạm vi rộng hơn và có thể là một trong các trường hợp sau:

Có nên cho con ngủ chung với bố mẹ hay không?-1

- Ngủ chung trên cùng một chiếc giường.

- Bé sẽ ngủ trong nôi hoặc nệm thấp nhưng chung phòng với ba mẹ.

- Giường của bé sẽ đặt kế bên giường của ba mẹ. Điều này sẽ giúp mẹ cho bé bú sữa dễ dàng hơn.

- Ngủ chung khi cần. Bé sẽ ngủ trong phòng mình và chỉ ngủ chung với ba mẹ vào những dịp đặc biệt. Đôi lúc, bố mẹ sẽ ôm bé sang ngủ chung với mình vào ban đêm.

Như vậy, đối với mỗi phạm trù ngủ chung khác nhau thì câu trả lời cho việc có nên để con ngủ chung với bố mẹ hay không cũng sẽ có sự thay đổi và đáp án cho câu hỏi này thế nào còn tùy thuộc vào quan điểm cũng như điều kiện của từng gia đình. Chẳng hạn cho bé ngủ chung giường thì rất tiện theo dõi và chăm sóc trẻ, nhưng dễ dẫn đến hiện tượng trẻ quá bám mẹ, phụ thuộc vào mẹ; cho bé ngủ cùng phòng nhưng khác giường sẽ vẫn đảm bảo được việc chăm sóc trẻ kịp thời và luyện dần cho bé cho trẻ tính tự lập nhưng khi trẻ dần lớn lên sự riêng tư của bố mẹ có thể bị xâm phạm….

Ngoài ra, các bố mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ càng về những ưu nhược điểm của việc ngủ chung cũng như tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia về độ tuổi ngủ chung, ngủ riêng thích hợp của trẻ để có được lựa chọn phù hợp nhất với bản thân gia đình mình. Dưới đây là một số gợi ý.

Lợi ích của việc cho trẻ ngủ chung

Ngủ chung không phải là phương án phù hợp với tất cả các gia đình. Tuy nhiên, phương án này cũng đem lại một số lợi ích nổi bật không thể phủ nhận được như sau:

- Giảm nguy cơ đột tử (SIDS) khi bé ngủ chung phòng với cha mẹ.

- Tăng thời gian ngủ của mẹ và bé. Mẹ không cần phải thức dậy, rời khỏi giường và đi đến phòng bé để cho bé bú.

- Giảm những rắc rối khi đi ngủ.

- Giúp gắn kết tình cảm và đem lại sự an toàn cho bé.

- Dễ cho bé bú vào ban đêm.

- Cha mẹ yên tâm về bé hơn khi nôi của bé nằm ngay trong tầm quan sát của cha mẹ.

- Thời gian ngủ của bé và ba mẹ trở nên đồng nhất, tạo nên sự thoải mái.

- Giúp bé ngủ ngon hơn.

- Bé thường ngủ sớm và dễ thức giấc lúc nửa đêm, do đó việc chăm bé cũng dễ dàng hơn.

- Ba mẹ sẽ được tận hưởng những giây phút tuyệt vời khi tỉnh giấc và nhìn thấy bé cưng đang ngủ bên cạnh mình.

- Ngủ chung còn đem đến cho bé cảm giác ấm áp và sự thoải mái, điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển của bé.

- Mẹ dễ quan sát bé khi bé bị bệnh.

- Cha mẹ và bé sẽ quyến luyến nhau nhiều hơn, cải thiện tình cảm gia đình.

- Ngủ chung là giải pháp phù hợp dành cho những gia đình có không gian nhỏ.

- Mẹ sẽ dành nhiều thời gian cho con hơn, do đó mẹ và bé sẽ gần gũi hơn.

- Bé ít bị rớt xuống giường.

- Ngủ chung sẽ giúp bé cảm thấy an toàn, do đó bé sẽ tự tin hơn.

- Hình thành một mối liên kết tuyệt vời giữa bố mẹ và con cái.

Có nên cho con ngủ chung với bố mẹ hay không?-2

Bất lợi của việc để trẻ ngủ chung với bố mẹ

Bên cạnh lợi ích của việc ngủ chung như đã đề cập ở trên, việc này cũng tồn tại một số vấn đề là nhược điểm khiến nhiều bố mẹ hiện đại có xu hướng cho con ngủ riêng phòng từ sớm, điểm hình là:

- Bé dễ bị nghẹt thở do thiếu không gian.

- Ngủ chung sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc vào bố mẹ.

- Ba mẹ không ngủ được vì bé cứ chuyển động liên tục.

- Ngủ chung sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh cho bé nếu ba mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Không nên cho bé ngủ chung nếu ba mẹ đang uống thuốc hoặc đang điều trị bệnh bằng liệu pháp.

- Nếu bố mẹ có thói quen hút thuốc lá, dùng ma túy hoặc rượu thì việc ngủ chung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

- Khi bé đã quen với việc ngủ chung với bố mẹ thì tập cho bé ngủ riêng rất khó.

- Nếu ba mẹ ly thân, ly dị hay một trong hai người mất thì bé sẽ bị ảnh hưởng.

- Ngủ chung làm cản trở mối quan hệ vợ chồng.

Lợi ích của việc cho trẻ ngủ riêng

Cùng với việc bám hơi bố mẹ khi duy trì thói quen ngủ chung, nhiều trẻ sẽ có xu hướng sống phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ, nũng nịu và hay quấy khóc, ỉ ôi. Điều này sẽ tạo thói quen không tốt vì bố mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian để đáp ứng những đòi hỏi của con và có thể ru bé ngủ. Vì thế, nếu có phòng ngủ riêng cho bé, bé sẽ ý thức được việc sẽ phải tự ngủ bởi không có ai để làm nũng và đòi hỏi cả. Nhờ đó bé được cho ngủ riêng sớm thường sẽ ngoan hơn, tự lập hơn, đồng thời cũng hình thành những tư duy tích cực hơn.

Cụ thể, heo các chuyên gia tâm lý, việc ngủ riêng sẽ giúp trẻ giảm bớt thói quen ỷ lại, sợ hãi hay có thể chủ động trước những tình huống như tỉnh dậy giữa đêm khuya, đi vệ sinh … Từ những việc đơn giản này dần dần cũng sẽ giúp trẻ hình thành sự tự chủ hơn, giảm bớt sự phụ thuộc, bao bọc của cha mẹ hay người lớn trong gia đình.Ngoài ra, khi trẻ được ngủ trong một phòng riêng tư, trẻ sẽ có không gian yên tĩnh, vừa học vừa chơi và đặc biệt mang đến một giấc ngủ sâu, ngon hơn. Chất lượng giấc ngủ tốt cũng sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn và sức khỏe của trẻ cũng sẽ được củng cố và cải thiện đáng kể.

Nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ đến mấy tuổi?

Câu hỏi này cũng tương tự điều nhiều bố mẹ vẫn hỏi, rằng nên bao giờ thì nên cho trẻ ngủ riêng? Đây là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay nhưng lại không dễ trả lời. Có thể chính bản thân cha mẹ nhiều người cũng muốn được ngủ riêng cho thoải mái, tuy nhiên những nỗi lo thường trực về sự an toàn của con khiến họ nghi ngại, đắn đo. Mấy tuổi cho bé ngủ riêng thực sự là một câu hỏi không dễ trả lời bởi ngay cả các nhà nghiên cứu cũng chưa có đáp án thống nhất.

Có nên cho con ngủ chung với bố mẹ hay không?-3

Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn, nhất là sau 3 tuổi. Bởi vì, ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng phân biệt giới tính, nếu vẫn tiếp tục ngủ với cha mẹ thì có thể sẽ gặp những hoàn cảnh thật trớ trêu. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng khi được 3 tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể dẫn đến lo lắng và sợ hãi. Mặc dù thế, cha mẹ vẫn nên tìm các thuyết phục, đồng thời cũng trấn an để trẻ có thể tự ngủ riêng khi được khoảng 4 đến 6 tuổi.

Ngoài ra, mỗi em bé đều có những nhu cầu ngủ khác nhau và mỗi gia đình sẽ cần cân nhắc nhu cầu của riêng mình trước khi quyết định môi trường ngủ nào sẽ tốt nhất cho con. Nếu bé thích nghi với việc ngủ riêng sớm thì đương nhiên tốt, tuy nhiên nếu tách ra mà bé không ngủ được, quấy khóc hơn, sức khỏe suy giảm… thì bố mẹ cũng không cần quá vội vàng bắt ép bé ngủ riêng mà cần có biện pháp thuyết phục từ từ hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu cần về sự lựa chọn an toàn nhất cho bé. Chưa kể không phải tất cả các gia đình đều có thể cho con ngủ riêng vì nhà không đủ lớn nên bố mẹ cũng cần tính toán điều kiện thực tế của nhà mình trước khi quyết định.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.