Có nên cho trẻ bú nằm? Hướng dẫn cho trẻ bú nằm đúng cách

Cho con bú là thiên chức thiêng liêng của mỗi người mẹ ngay khi chào đón con yêu chào đời và nuôi dưỡng bé lớn lên.

Thế nhưng cho bé bú ở tư thế nào là tốt và an toàn hơn, bú nằm hay bú ngồi? tư thế nào để cả mẹ và bé đều thoải mái?... vẫn luôn là điều mà nhiều mẹ, nhất là những người sinh con lần đầu lòng băn khoăn.

Bài viết dưới đây sẽ cùng độc giả tìm hiểu về việc có nên cho trẻ bú nằm hay không cũng như những ưu nhược điểm và cách cho trẻ bú nằm đúng cách.

Có nên cho trẻ bú nằm? Hướng dẫn cho trẻ bú nằm đúng cách-1

Cho trẻ bú nằm có tốt không? Có nên cho trẻ bú nằm không?

Đây là 2 câu hỏi vô cùng phổ biến đối với các bà mẹ sau sinh, và để trả lời được nó chúng ta phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm của việc cho trẻ bú nằm cũng như đặc điểm riêng, sự thích nghi của mẹ và bé với tư thế bú nằm. 

Ưu điểm, lợi ích của việc cho trẻ bú nằm

Có một lợi ích không thể chối cãi của việc cho trẻ bú nằm là nó giúp các bà mẹ mới sinh thiếu ngủ được nghỉ ngơi nhiều hơn bằng cách nằm nghỉ trong khi cho con bú bởi bạn chỉ cần kéo trẻ vào cho bú thay vì phải ngồi dậy bế con và cho bú.

Hơn nữa theo các nghiên cứu, cho con bú nằm cũng là cách đáp ứng nhu cầu về sữa của bé được nhanh hơn và bú nằm thường đem lại cảm giác thoải mái nhất cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ gặp vấn đề ru con ngủ thì việc cho con nằm và cho con bú sẽ dễ giúp bé đi vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên mẹ phải chú ý đến và tránh những nguy cơ không tốt với bé khi bú nằm. 

Ngoài ra, việc cho trẻ bú nằm còn có ích cho đáy chậu của các bà mẹ sau sinh, nhất là trường hợp đáy chậu bị tổn thương nhiều do quá trình sinh nở. Hoặc cũng có không ít sản phậm đã không thể ngồi dậy vì bị nôn ói do đau đầu ngoài màng cứng và hững trường hợp như vậy thì cho trẻ bú nằm dược xem là một cứu cánh.

Đối với trẻ cũng vậy, theo các chuyên gia nếu em bé đã trải qua nhiều chấn thương khi sinh, bị tật vẹo cổ hoặc các vấn đề khác về cổ hoặc đã trải qua một cuộc sinh nở bằng kẹp, mẹ nên dành thời gian để học cách cho con bú với tư thế nằm vì nó không có bất cứ áp lực nào lên trẻ.

Nhược điểm, nguy cơ khi cho trẻ bú nằm

Cái gì cũng có 2 mặt của nó, việc cho trẻ bú nằm cũng vậy. Ngoài những lợi ích kể trên thì tư thế cho con bú này cũng tiềm tàng những tác hại và nguy cơ không tốt đối với trẻ, nên nếu áp dụng người mẹ cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể:

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa non yếu, thực quản của con không có tuyến niêm dịch, đồng thời các tổ chức cơ chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, kích thước dạ dày nhỏ và khi cho bé bú ở tư thế nằm ngang, lỗ tâm vị của dạ dày không khép kín như những đứa trẻ đã lớn cho nên rất dễ bị nôn trớ. 

- Khi bé nằm sữa trớ chảy ra ngoài có thể chảy vào tai bé, nếu đọng lại lâu ngày có thể gây viêm tai. Nếu như bé bị viêm tai mẹ cần phát hiện và sử ký kịp thời tránh làm ảnh hưởng tới thính lực của bé.

- Không những thế, bú nằm có thể khiến trẻ dễ khiến trẻ đi vào giấc ngủ nhưng lại gặp khó khăn hơn trong việc thở và nuốt nên dễ gây sặc sữa và trào ngược thực quản khá nguy hiểm, thậm chí dẫn đến đột tử khi bé ngủ quên khi đang bú. Do đó, khi nằm cho con bú cần chú ý quan sát ngưng cho bú khi trẻ đã ngủ.

- Ngoài ra việc cho bé bú nằm có thể tạo thành thói quen nằm nghiêng về một bên cho bé, nếu nằm thường xuyên có thể khiến bé bị méo đầu. Vì lúc này phần khung xương đầu của bé còn mỏng manh, các khớp xương sợ còn chưa hoàn toàn liền lại với nhau. Cho nên mẹ cần chú ý cho xoay đầu bé đều đặn để tránh hiện tượng bé bị méo đầu.

Có nên cho trẻ bú nằm? Hướng dẫn cho trẻ bú nằm đúng cách-2

Vậy có nên cho trẻ bú nằm không? Có 2 luồng ý kiến được đưa ra:

Cơ quan Y tế Công cộng Canada và Hiệp hội Nhi khoa Canada (CPS) đều cho rằng việc em bé ngủ chung giường với cha mẹ không được khuyến khích. CPS liệt kê một số yếu tố nguy cơ đối với trẻ sơ sinh ngủ trên giường của người lớn, chẳng hạn như nguy cơ cao mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), ngã, ngạt thở và quá nóng. Như vậy, có thể hiểu là việc cho trẻ bú nằm là không nên.

Tuy nhiên một số chuyên gia khác cho biết, việc cho con bú được chứng minh là làm giảm nguy cơ SIDS và khi trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn, người mẹ sẽ có xu hướng định vị mình theo cách để bảo vệ em bé khỏi bị ngạt thở một cách ngẫu nhiên. Đồng thời, em bé cũng sẽ có tư thế để gần vú mẹ an toàn và các nguy hiểm có thể xảy ra khác. Vậy nên đáp án là có, tất nhiên người mẹ phải luyện tập tư thế cho bú nằm đúng và tạo môi trường an toàn nhất cho trẻ nếu chẳng may mẹ ngủ quên. Điển hình là mẹ phải đảm bảo rằng sẽ kiểm soát được không đè lên trẻ hoặc để em bé bị ngạt trong khi bú. Nếu có thể đảm bảo được những tiêu chí đó, bạn hoàn toàn có thể và nên cho bé bú nằm để phục hồi sức khỏe sau sinh.

Hướng dẫn cho trẻ bú nằm đúng cách

Khi cho trẻ sơ sinh bú nằm, để đảm bảo an toàn và thoải mái cho cả mẹ và con, người mẹ cần chú ý tới tư thế của mẹ cũng như tư thế của bé sao cho phù hợp. Sau đây là các bước cho bé bú nằm đúng chuẩn được chuyên gia gợi ý và khuyên những người mẹ nên thực hiện:

Bước 1: Hãy đảm bảo rằng không có vật gì như chăn, gối nằm cạnh em bé trên giường; ga trải giường cũng bám chắc trên nệm, cách xa mặt em bé để giảm thiểu rủi ro

Bước 2: Đặt em bé nằm ngửa trên giường.

Bước 3: Mẹ nằm nghiêng cạnh bên bé.

Bước 4: Đặt một chiếc gối sau lưng để người mẹ dựa vào làm điểm tựa lưng để giúp bạn thoải mái hơn khi nằm nghiêng. Điều này cũng sẽ giúp núm vú và bầu vú của bạn nâng cao hơn so với mặt giường để trẻ có thể ngậm sâu quầng vú trong miệng.

Bước 5: Hãy duỗi chân thẳng so với hông, không nên cuộn tròn chân quanh người em bé. Có thể đặt một chiếc gối giữa 2 chân ngay vị trí đầu gối của bạn để trung hòa cột sống và khiến bạn thoải mái hơn.

Có nên cho trẻ bú nằm? Hướng dẫn cho trẻ bú nằm đúng cách-3

Bước 6: Khi bạn đã ổn định xong, hãy đặt em bé nằm nghiêng sao cho bạn và con bạn cùng nằm nghiêng, kéo hông hoặc đầu gối của chúng gần với hông bạn. Bạn có thể đặt chăn hoặc gối sau lưng trẻ để nâng đỡ và ngăn trẻ lăn ra khỏi bạn. 

Bước 7: Cố gắng đặt em bé sao cho tai, vai và hông của chúng nằm trên một đường thẳng vì điều này sẽ giúp chúng dễ lấy sữa hơn. Khuyến khích mũi của em bé thẳng hàng với núm vú bên dưới bầu ngực của bạn, sao cho trẻ nhìn lên và há to miệng.

Bước 8: Khi trẻ sẵn sàng, hãy dùng tay của bạn đặt sau bả vai của trẻ và kéo em bé lại ngậm vào vú mẹ, nhưng đừng gối đầu em bé lên tay của bạn. Một số người dùng tay nâng bầu ngực của mình lên để đảm bảo không tác động nhiều tới em bé, tuy nhiên nhiều trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ lớn hơn) sẽ tự ngậm ti một cách tự nhiên.

Tùy thuộc vào thói quen của bạn mà bạn có thể nghiêng về bên phải hoặc bên trái khi nằm cho con bú. Các chuyên gia cho rằng, chỉ cần cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái là được, việc có cần đổi bên cho bú hay không dường như không quá quan trọng.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.