Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không và những nguyên tắc mẹ cần lưu ý tránh "lợi bất cập hại"

Núm ti giả là sản phẩm đang được rất nhiều cha mẹ sử dụng hiện nay như một công cụ hữu hiệu để dỗ dành bé yêu, mong bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng trước mắt đó, cho bé ngậm ti giả lâu dài có tác hại gì không? Để sử dụng ti giả cho bé an toàn thì bố mẹ phải lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây, Tintuconline sẽ cùng độc giả tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến núm ti giả dành cho bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không và những nguyên tắc mẹ cần lưu ý tránh lợi bất cập hại-1

# Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả?

Không phải tự nhiên người ta sinh ra núm ti giả và lại được nhiều phụ huynh tin dùng như thế, thực tế là sản phẩm này có những công dụng tích cực đã được chứng minh có thể hỗ trợ ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó, ngoài ưu điểm, núm ti giả cũng tồn tại một số nhược điểm rõ ràng khiến nhiều đắn đo trước khi lựa chọn. Vì vậy, việc có nên sử dụng núm ti giả cho con hay không là tùy thuộc vào cách nhìn nhận, nhu cầu của phụ huynh cũng như đặc tính của mỗi trẻ.

* Ưu điểm của núm ti giả:

Nếu mẹ biết cách và cho bé sử dụng ti giả một cách khoa học thì ti giả sẽ là một trợ thủ đắc lực, giúp quá trình nuôi con của mẹ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Cụ thể, những ưu điểm ti giả mang lại là: 

- Một số thống kê cho rằng trẻ em ngậm ti giả ít có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hơn. Ti giả sẽ giúp tạo ra khoảng trống giữa miệng và mũi bé với các vật dụng xung quang như chăn, gối,... Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng ngạt thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Ti giả giúp bé hết quấy khóc, cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hình dạng của ti giả có thể dễ dàng đánh lừa bé như đang ngậm ti mẹ, mang lại cảm giác an toàn và gần gũi cho bé. Nhờ vậy, bố mẹ cũng có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không phải vật lộn bế ẵm trẻ.

- Không chỉ vậy, ngậm ti giả còn giúp loại bỏ thói quen ngậm tay của bé, từ đó hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ tay vào miệng.

- Cho bé sử dụng ti giả đúng cách còn có thể giúp kích thích phát triển khả năng nhai, hỗ trợ tốt hơn cho việc ăn uống của trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không và những nguyên tắc mẹ cần lưu ý tránh lợi bất cập hại-2

* Nhược điểm

Việc lạm dụng ti giả có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến bé. Chẳng hạn:

- Trẻ sơ sinh ngậm ti giả trước khi biết bú mẹ sẽ gây cản trở cho bé trong việc tập bú mẹ, vì lúc này trẻ đã quen với việc ngậm ti.

- Việc phụ thuộc vào việc ngậm ti giả có thể gây nên rắc rối lớn cho bé nếu bé bị cảm lạnh, ngạt mũi. Lúc này, bé sẽ gặp khó khăn khi thở bằng mũi và việc ngậm ti giả cũng khiến cho việc thở bằng miệng của bé cũng bị hạn chế hơn. Bé sẽ bị khó chịu và quấy khóc, cáu kỉnh hơn.

- Việc ngậm ti giả quá thường xuyên và quá lâu sau 2-3 tuổi có thể khiến dễ mắc các vấn đề về răng. Cụ thể, ngậm ti giả khiến nước bọt tiết ra nhiều dẫn đến cao răng cũng nhiều hơn, răng có thể trở nên lệch, khấp khểnh, mòn răng…

- Nếu bị phụ thuộc vào ti giả, bé lười bú mẹ sẽ khiến cho sữa mẹ tiết ra ít hơn và tuyến sữa không được kích thích để sản sinh thêm sữa.

- Ti giả không hoàn toàn vô trùng nếu bố mẹ không vệ sinh ti giả đúng cách có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm tai, nhiễm trùng răng nướu, các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa……ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

# Cho trẻ ngậm ti giả mẹ cần chú ý nguyên tắc gì?

Rõ ràng sử dụng núm ti giả cho bé có lợi điểm nhưng tác hại cũng không thể “đùa” được. Do vậy, cha mẹ phải thận trọng khi cho con sử dụng sản phẩm này, phải tìm hiểu và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để việc dùng núm vú giả phát huy tốt công dụng của nó và không để lại hậu quả gì đáng tiếc. Cụ thể:

1. Không ép bé ngậm 

Mẹ hãy để con quyết định thay vì cứ đưa trực tiếp núm vú giả vào miệng bé. Nếu con nhận ngay thì không sao, nhưng nếu con từ chối thì mẹ cũng đừng nên gò ép. Mẹ có thể thử lại lần sau hoặc đơn giản là tìm cách khác để bé vui vẻ và thích thú hơn.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không và những nguyên tắc mẹ cần lưu ý tránh lợi bất cập hại-3

2. Chỉ cho bé sử dụng núm ti giả khi bé không đói

Tốt nhất là bạn chỉ nên cho bé ngậm giữa các bữa ăn khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng vật dụng này như một cách để trì hoãn việc cho bé bú hoặc thay thế sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Điều này sẽ khiến bé dễ bị phụ thuộc vào núm ti giả.

Thay vào đó, núm ti giả sẽ hữu ích trong những trường hợp bé cần được vỗ về, ví dụ như trong lúc đi mua hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại hoặc ngồi trên xe.

3. Núm ti giả không phải là cách duy nhất để dỗ bé

Trong lúc ngủ, ti giả rơi ra từ miệng bé khiến bé ọ ọe, quấy khóc mẹ đừng gắn trở lại vào miệng con ngay. Thay vào đó, mẹ có thể dùng nhiều cách khác để bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho mình như âu yếm, ẵm bé lên hoặc ca hát rồi hẵng nghĩ đến việc dùng núm ti giả, tránh quá lạm dụng ti giả khiến bé bị phụ thuộc.

4. Không buộc núm ti giả lên người con

Hành động buộc ti giả quanh cổ con hoặc để trên nôi của con có thể sẽ vô tình siết cổ con mình lại bằng những dây buộc đó. Sẽ an toàn hơn nếu bạn gắn núm vú giả vào quần áo của bé với một cái kẹp đặc biệt được chế tạo dành riêng cho việc này.

5. Vệ sinh núm ti giả sạch sẽ

Đối với ti giả, trước khi chọn dùng cho bé điều bạn cần làm là chọn mua núm ti chất lượng cao, đã được kiểm định rõ ràng, an toàn cho bé.

Trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh núm vú giả cho bé. Cần rửa ti giả thường xuyên bằng nước ấm. Nếu thấy những vết nứt nhỏ xuất hiện hoặc các dấu hiệu khác, mẹ nên thay ngay cái mới.

Không làm sạch núm vú giả bằng cách đưa nó vào miệng cha mẹ. Vì nước bọt của người lớn có chứa vi khuẩn có thể gây sâu răng cho bé ngay khi răng bé mới bắt đầu nhú ra từ nướu. Và cũng không nên nhúng núm vú giả vào nước trái cây hoặc đường vì điều này cũng có thể làm bé bị sâu răng.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không và những nguyên tắc mẹ cần lưu ý tránh lợi bất cập hại-4

6. Sử dụng núm ti giả theo độ tuổi

Theo nhiều khuyến cáo, núm ti giả và những loại núm vú nhân tạo khác nên tránh dùng cho trẻ trong vòng ít nhất 3 - 4 tuần đầu. Với phần lớn những trẻ bú sữa mẹ, sẽ là tốt hơn nếu trẻ không sử dụng ti giả cho đến khi sữa mẹ về đầy đủ (thường là 6 - 8 tuần). Điều đó giúp mẹ hình thành nguồn cung sữa tốt hơn và không bị mất sự kích thích sữa từ bé. Nếu trẻ chuyển qua ngậm ti giả thì sẽ ít ti để hút sữa mẹ về.

Hiện thị trường cũng có những kích cỡ núm ti giả khác nhau theo tháng tuổi, để tạo sự thoải mái cho em bé khi sử dụng, cha mẹ cần chọn loại núm ti có kích thước chính xác.

Ngoài ra, học viện Nha Khoa Hoa Kỳ (AAPD) cũng khuyến cáo cha mẹ nên ngừng sử dụng núm vú giả khi trẻ đã được 3 tuổi hoặc sớm hơn. Những thay đổi trong quá trình phát triển khuôn mặt cho trẻ có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp việc sử dụng núm giả của trẻ kéo dài. Về cơ bản, thói quen này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chính con nếu bạn tiếp tục cho bé sử dụng núm vú giả sau 3 tuổi .

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.