Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khi bé ngủ quá lâu, quá nhiều?

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là vô cùng quan trọng và trẻ cần phải ngủ ít nhất 16 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc ngủ ngắn sẽ kéo dài 3-4 giờ xen kẽ giữa các bữa bú.

Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trẻ sơ sinh phải đảm bảo giấc ngủ cả về chất và lượng mới có thể phát triển tốt.

Tuy nhiên rất nhiều trẻ sơ sinh lại ngủ quá nhiều hoặc ngủ dài sâu giấc không chịu dậy ăn, ăn ít khiến các cữ bú bị ít đi. Điều đó khiến các bố mẹ lo lắng không biết nên can thiệp thế nào cho đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khi bé ngủ quá lâu, quá nhiều?-1

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về vấn đề này.

1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không? 

Thông thường, trẻ sơ sinh cần được ngủ ít nhất 16 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ thường là những giấc ngủ ngắn 3-4 giờ xen kẽ với những bữa bú. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn vì vậy trẻ phải dậy để nạp thêm năng lượng. Xong có những bé ngủ quá nhiều, giấc ngủ kéo dài hơn cả 3-4 tiếng mà bé vẫn không chịu dậy bú khiến người lớn băn khoăn không biết có nên đánh thức con dậy không?

Theo các chuyên gia, mẹ không nên quá lo lắng với các trường hợp trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều nếu trẻ vẫn ăn ngoan, ăn ngủ bình thường. Khi đó mẹ có thể để cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, không cần đánh thức bởi trẻ ngủ nhiều cũng có nhiều lợi ích.

Cụ thể, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng trong lúc ngủ, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ. So với trẻ ngủ ít, hoặc bé ngủ không sâu, khi bé ngủ đủ giấc não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn.

Đặc biệt, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cũng đảm bảo khi bé được ngủ nhiều. Với các bé ngủ nhiều, tinh thần sẽ được thư giãn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé cưng vui vẻ và ít khóc lóc hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn ở trẻ…

Thế nhưng vấn đề bố mẹ lo lắng nhất và cũng thường hay xảy ra là trẻ sơ sinh ngủ sẽ không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ ngủ quá nhiều, mẹ nên chủ động đánh thức trẻ cách 3-4 giờ một lần để cho trẻ bú, nhất là khi bé có những biểu hiện bất thường về sức khỏe hoặc chậm tăng cân, chậm phát triển....Trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi, mẹ càng không nên để trẻ nhịn lâu hơn 4-5 giờ mà không cho ăn.           

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khi bé ngủ quá lâu, quá nhiều?-2  

2. Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?

Trẻ sơ sinh dạ dày còn nhỏ nên mỗi lần bú chỉ được khoảng 90ml sữa. Trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ lên đến 600ml/ngày. Vì vậy con rất mau đói. Đó là lý do vì sao mà trẻ thường hay tự thức dậy sau khoảng 2-3h mà không cần mẹ phải gọi. Tuy nhiên cũng có trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ liền 4-5 tiếng/ lần. Vậy trong trường hợp này có nên đánh thức trẻ dậy để bú?

Theo các chuyên gia, đối với trẻ sơ sinh có giấc ngủ dài nhưng vẫn phát triển bình thường, lên cân hợp lý thì mẹ có thể tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên cũng không nên để bé ngủ quá lâu mà không cho bú, nhất là những trẻ nhẹ cân, sinh non việc đánh thức dậy để bú vô cùng cần thiết cho sự phát triển. Trẻ cần được cho bú mỗi 2 - 4 tiếng/lần, điều này có thể giúp trẻ dần hình thành chế độ dinh dưỡng điều độ và hợp lý.

Trẻ bú ít, ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì thế, đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện phát chữa trị kịp thời.

3. Cách gọi trẻ sơ sinh dậy bú

Khi bé đang ngủ say rất khó đánh thức, hoặc đánh thức được nhưng nếu không khéo sẽ khiến bé khó chịu, cáu kỉnh, thậm chí là hờn khóc không chịu bú. Vì vậy, để có thể đánh thức bé sơ sinh dễ dàng mà không làm bé khó chịu, mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Trò chuyện hoặc hát cho bé nghe

Theo chuyên gia, trước tiên mẹ hãy trò chuyện thủ thỉ, hát hoặc bật nhạc cho con nghe. Sau đó, nhẹ nhàng bế bé lên ở tư thế thẳng đứng. Giọng nói của mẹ sẽ giúp con thấy an tâm, tỉnh giấc một cách dễ dàng.

Chạm nhẹ vào con

Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy đơn giản nhất là hãy chạm vào người con một cách nhẹ nhàng. Mẹ có thể cù vào chân bé, vuốt má, xoa đầu, xoa nhẹ tay chân hoặc vỗ vào mông của bé hoặc cũng có thể lau nhẹ nhàng má bé bằng khăn ướt để bé tỉnh giấc.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khi bé ngủ quá lâu, quá nhiều?-3

Mở nhạc, điều chỉnh ánh sáng trong phòng

Một chút ánh sáng cũng sẽ có thể kích thích em bé đang ngủ thức dậy. Vì vậy mẹ có thể chọn cách bật đèn hoặc kéo rèm cửa để cho ánh sáng tự nhiên tràn vào. Có thể kết hợp mở nhạc với bật đèn cường độ sáng vừa phải để trẻ từ từ thức dậy. Lưu ý, không dùng ánh sáng quá mạnh hoặc nhạc quá lớn sẽ khiến trẻ giật mình, sợ hãi.

Cởi bớt khăn hoặc quần áo cho bé

Đôi khi việc được giữ ấm có thể làm trẻ sơ sinh ngủ sâu. Do đó, cách đánh thức trẻ hiệu quả là hãy mở chăn và cởi bỏ bớt quần áo. Việc phải tiếp xúc trực tiếp với không khí mát mẻ bên ngoài có thể làm bé cảm thấy không được thoải mái và tỉnh dậy.

Cho trẻ bú mẹ

Mẹ có thể đánh thức trẻ bằng việc bế trẻ ra khỏi nôi và đặt trẻ ở tư thế thoải mái để bú. Trẻ có thể mở miệng và bú theo bản năng, và đó cũng là dấu hiệu trẻ bắt đầu thức giấc.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.