Con bị ức hiếp ở trường mẫu giáo, cha mẹ nhận biết và xử lý đúng hướng nhờ 4 câu hỏi này

Kịp thời phát hiện và xử lý việc con bị bắt nạt ở trường sẽ giúp bé không còn sợ chuyện đi lớp.

Không ít bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng vì con bị bắt nạt ở trường. Hành động này kéo dài sẽ khiến trẻ sợ hãi, ảnh hưởng đến việc học hành và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, con còn bị tổn thương tâm lý, thiếu tự tin khi ra ngoài. Bởi vì chúng ta không thể luôn đi theo để bảo vệ con nên điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là dạy con mình cách phòng chống lại việc bị người khác bắt nạt. 

Để giải đáp băn khoăn này của cha mẹ, bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, Phó Tổng Biên tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard đã có những chia sẻ như sau:

Khi con bị ức hiếp ở trường

Một lần khi tư vấn cho 1 bé tầm 6 tuổi tôi nhận ra bụng của bé thường là "bao tập đấm" cho 1 bé khác ở trường. Đơn giản bởi vì bạn ấy nói "bạn ấy thích đấm vào bụng của con". Con bị đấm rất đau, nhưng bạn ấy nói "như vậy mới vui". Vì sao con không nói với cô giáo về điều này? Con không dám nói với cô, bạn ấy hung dữ lắm. Sư việc diễn ra hơn 2 năm nhưng người mẹ này không hề hay biết và nỗi sợ này vẫn kéo dài cho đến khi con vào lớp 1. Người mẹ chỉ kể rằng: khi nghe vào lớp 1 có bạn kia thì con tỏ ra lo lắng, sợ hãi và không chịu đi học.

Thực tế, việc ức hiếp và bạo lực vẫn diễn ra ở ngay độ tuổi mẫu giáo, chứ không phải ở lớp lớn mới xảy ra như chúng ta nghĩ. Với trẻ mẫu giáo, việc bạo lực có thể diễn ra ở 1 số bé có sức mạnh hơn. Khi đó, vô tình bé này cho mình có quyền làm leader và thực hành các loại trò chơi, hay phim ảnh mà bé đã xem. Các bé còn lại thường chưa có kỹ năng cũng như chưa được hướng dẫn cách bảo vệ mình hay người khác nên thường không hiểu đó là điều cần nói cho thầy cô hay cha mẹ. Các bé khác nhìn thấy cảnh này cũng không nhận thức là nên mách với thầy cô. Do đó, bạo lực ở tuổi mẫu giáo là thường bị bỏ qua, nhưng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ về sau.

Con bị ức hiếp ở trường mẫu giáo, cha mẹ nhận biết và xử lý đúng hướng nhờ 4 câu hỏi này-1

Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con?

Dưới đây là 4 câu hỏi cha mẹ nên đặt ra với chính bản thân và trẻ khi con đi học ở trường mẫu giáo. 

- Con đi học ở trường thế nào?: Chú ý quan sát các vết bầm bất thường trên cơ thể trẻ khi tắm. Với trẻ nhỏ, việc hỏi thẳng ai đánh, trẻ không trả lời nó ngay, mà có vẻ sợ hãi. Bạn nên tự tìm hiểu về hoạt động, trò chơi và các bạn trên lớp của trẻ theo từng bước như bên dưới.

- Ở lớp con chơi với ai, chơi những gì?: Khi trẻ bắt đầu đi học bạn thường hỏi về các hoạt động trên lớp hay trò chơi nào trẻ hay chơi.

- Con có sợ hay không thích ai đó ở lớp không?: Khi trẻ đi học hơn 2 tuần trở lên bạn nên tìm một dịp chụp ảnh kỉ niệm cùng với lớp của bé. Khi trò chuyện về các bạn, bạn hỏi trẻ về sư thân thiết mà trẻ có với bạn nào trong hình. Chú ý quan sát trẻ nào trong hình mà làm con bạn rụt rè hay không muốn nói đến hoặc nói đến với vẻ tôn sùng kiểu sức mạnh. Ví dụ, bạn đó mạnh lắm mẹ? Thì bạn nên hỏi tiếp "sao con biết?" "bạn đó đấm đau lắm"...

- Nếu bị ức hiếp, phải xử lý ra sao?: Nếu có sự bạo lực diễn ra, bạn nên nhờ cô giáo quan sát và theo dõi, thậm chí chuyển lớp cho bé khi cần.

Không bao giờ là quá muộn khi tìm hiểu các hoạt động, chơi trò gì, chơi với ai trên lớp của con bạn. Hiểu biết sớm sẽ có hành động xử lý sớm để tránh sự việc đáng tiếc như bé tôi đã gặp.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/con-bi-uc-hiep-o-truong-mau-giao-cha-me-nhan-biet-va-xu-ly-dung-huong-nho-4-cau-hoi-nay-20230421154751609.htm

bạo lực học đường


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.