Con cận thị 1 đi ốp lúc 1 tuổi chỉ vì bố mẹ đã làm sai điều này

Trong quá trình lớn lên của trẻ, hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm nhiều hơn đến trí não và chiều cao, vì điều này liên quan trực tiếp đến trí tuệ và vóc dáng của trẻ. Nhưng trên thực tế, ngoài hai điều này, vẫn còn rất nhiều khía cạnh bắt buộc các bậc cha mẹ phải quan tâm, chẳng hạn như thị lực của trẻ.

Mới đây, Khoa Mắt Bệnh viện Sản Nhi Hoài An (Trung Quốc) tiếp nhận một trường hợp: cháu bé 1 tuổi bị cận thị 100 độ (tương đương với 1 đi ốp ở Việt Nam).

Giám đốc khoa mắt của bệnh viện cho biết: “Khi bố mẹ đưa cháu bé đi khám sức khỏe tổng quát thì phát hiện cháu bị cận thị 100 độ. Nghe tin con bị cận thị, bố mẹ rất sốc vì mọi người trong gia đình đều có thị lực tốt, trừ ông bà phải đeo kính lão thì không ai trong gia đình đeo kính nữa”.

Con cận thị 1 đi ốp lúc 1 tuổi chỉ vì bố mẹ đã làm sai điều này-1

Sau này, qua trao đổi, các bác sĩ tìm ra nguyên nhân bé bị cận thị là do xem video trong thời gian dài. Hóa ra để tránh cho con mình bị thua từ vạch xuất phát, gia đình đã sắp xếp giáo dục sớm cho cháu và cách giáo dục sớm ở đây chính là giáo dục sớm bằng video.

Thep giám đốc khoa mắt của bệnh viện, đồ điện tử có ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, nếu không kiểm soát thì cận thị sẽ xuất hiện sớm. Trong trường hợp cụ thể của cháu bé, cần phải được khám lại ba tháng một lần và điều chỉnh bằng cách đeo kính sau hai tuổi.

Ngăn ngừa cận thị, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ

Với sự phổ biến của các sản phẩm điện tử và áp lực học tập ngày càng tăng, ngày càng nhiều trẻ em phải đối mặt với vấn đề cận thị từ sớm. Trước hiện tượng này, chúng ta phải giải quyết như thế nào?

1. Rút ngắn thời gian sử dụng mắt

Không có bác sĩ nhãn khoa nào cho phép trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính hay thậm chí là TV, vì mắt của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhanh, thị lực chưa ổn định và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, dễ gây cận thị.

Con cận thị 1 đi ốp lúc 1 tuổi chỉ vì bố mẹ đã làm sai điều này-2

Nếu trẻ buộc phải xem, hãy cố gắng rút ngắn thời lượng càng nhiều càng tốt, không quá 15 phút. Đối với trẻ trên 2 tuổi thì thời gian cũng cần hạn chế, chỉ nên để trong vòng nửa tiếng, với trẻ trên 3 tuổi thì có thể tầm 45 phút nhưng nên chia làm 3 lần 15 phút để mắt có thời gian nghỉ ngơi.

2. Chú ý đến khoảng cách của mắt

Cận thị không chỉ liên quan đến thời gian sử dụng mắt mà còn liên quan đến khoảng cách của mắt. Nói chung, mắt phải cách sách hơn 30 cm, nếu là sản phẩm điện tử, khoảng cách này nên vượt quá chiều dài đường chéo của màn hình từ 4 đến 6 lần. Ngoài ra, ánh sáng cần phù hợp, không để trẻ chơi với các sản phẩm điện tử trong bóng tối. Cố gắng sử dụng các nguồn sáng tự nhiên.

3. Cha mẹ làm gương

Nhiều trẻ em nghiện đồ điện tử do cha mẹ chưa làm gương. Điều này là do đối với nhiều người trưởng thành, sức hấp dẫn của điện thoại di động là không thể cưỡng lại và điều này thường tồn tại trong một thời gian dài. Đứa trẻ tự nhiên tò mò khi nhìn thấy và háo hức tìm hiểu về nó.

Do vậy, cha mẹ nên là tấm gương tốt cho con cái bằng cách ít dùng điện thoại di động hơn và chơi nhiều hơn với con các trò như xếp hình, khối xây dựng, trò chơi…

4. Tham gia các hoạt động ngoài trời

Đưa con đi hoạt động ngoài trời không chỉ rèn luyện cơ thể, mở rộng tầm nhìn mà còn giúp mắt nhìn xa, giảm thời gian sử dụng mắt ở cự ly gần, từ đó gián tiếp bảo vệ thị lực cho con. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động ngoài trời có thể làm giảm bớt tình trạng cận thị.

Đừng bỏ qua những tín hiệu này, đứa trẻ có thể bị cận thị!

Mặc dù một số phụ huynh cũng rất nỗ lực để phòng, chống nhưng trẻ vẫn gặp các vấn đề về thị lực vì thiếu kiến ​​thức cần thiết. Tuy nhiên, do trẻ không hiểu hoặc không diễn đạt được nên nhiều bậc cha mẹ không biết rằng con mình đã có vấn đề về mắt, và hậu quả là họ đã bỏ lỡ cơ hội sửa sai kịp thời. Trên thực tế, trẻ bị cận thị có một số tín hiệu sau:

1. Dụi mắt: Trẻ bị cận thị luôn không thể nhìn rõ mọi vật nên lúc nào cũng phải nhìn kỹ, mắt sẽ dễ mỏi, lâu lâu lại dụi mắt.

Con cận thị 1 đi ốp lúc 1 tuổi chỉ vì bố mẹ đã làm sai điều này-3

2. Chớp mắt thường xuyên: khi giảm thị lực, trẻ sẽ thường xuyên dụi mắt, dễ bị viêm kết mạc mãn tính và tổn thương giác mạc gây khó chịu ở mắt, do đó, trẻ sẽ chớp mắt thường xuyên.

3. Nheo mắt: Người bị cận thị có thể tạm thời giải tỏa tật của mình bằng cách nheo mắt, để có thể nhìn rõ những vật ở xa.

4. Tiến về phía trước để nhìn: Nếu đứa trẻ tiến về phía trước một cách vô thức khi nhìn mọi vật, thì khả năng cao là cháu bị cận thị.

5. Nghiêng đầu và nheo mắt: Cách làm này có thể làm giảm ánh sáng phân tán, để bạn có thể nhìn rõ.

6. Kéo khóe mắt: Việc này cũng giống như việc nghiêng đầu và nheo mắt, cũng là để giảm tán xạ ánh sáng và nhìn rõ.

* Luu ý: Trường hợp cận thị giả

Con cận thị 1 đi ốp lúc 1 tuổi chỉ vì bố mẹ đã làm sai điều này-4

Khi xảy ra tình trạng trên không có nghĩa là trẻ bị cận thị, vì thị lực giảm có thể chỉ là giả cận thị. Cận thị giả hầu hết xảy ra ở giai đoạn đầu của tình trạng giảm thị lực, do thủy tinh thể tạm thời không thể điều chỉnh trở lại khiến mắt không nhìn được xa, lúc này nên đến bệnh viện giãn thủy tinh thể theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi thị lực. Nếu đúng là cận thị, tức là nhãn cầu đã bị dài ra và khó phục hồi, cần phải điều chỉnh bằng cách đeo kính.

Cách phân biệt cận thị thật và giả thì cha mẹ cần đến bệnh viện để khám. Cuối cùng, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra thị lực thường xuyên, vấn đề về thị lực được phát hiện càng sớm thì càng dễ điều chỉnh.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet


Cận thị


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.