- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con chuẩn bị vào lớp 1, bố mẹ cần phải làm được 3 điều này: Đảm bảo con nhanh chóng bắt nhịp được với môi trường mới
Nếu cha mẹ có sự chuẩn bị tốt cho con thì khi đi học, con sẽ đỡ bỡ ngỡ, bắt kịp việc học trên lớp hơn.
Lớp 1 được xem là bước đệm quan trọng nhất, đánh dấu sự chuyển hướng của con trong việc học tập và cả trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trẻ không chỉ được tiếp xúc với môi trường mới, những người bạn mới mà còn phải học tính kỷ luật cùng khả năng tư duy cao hơn so với môi trường mẫu giáo. Để giúp con có thể tự tin, phụ huynh cần lưu ý một số điểm như sau:
1. Nâng cao nhận thức tư duy cho trẻ
Sau khi vào bậc Tiểu học, trẻ sẽ phải đối mặt với việc học tập nghiêm túc các môn. Nhưng lúc này, khả năng nhận thức của trẻ tương đối yếu, sẽ khó có khởi đầu thuận lợi.
Chẳng hạn như khi giáo viên giảng bài, để trẻ hiểu rõ hơn, họ sẽ lấy ví dụ thiết thực trong cuộc sống. Nhưng trẻ nhận thức kém sẽ không hiểu giáo viên nói gì, dẫn đến việc không thể cải thiện kết quả học tập. Vì thế, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là trau dồi nhận thức cho con từ lớp mẫu giáo bằng các phương pháp sau.
- Chú ý đến các chi tiết trong cuộc sống: Bạn có thể giúp trẻ khám phá cuộc sống qua những sự việc, sự vật xung quanh. Chẳng hạn như khi chơi đồ chơi, hãy nói cho trẻ biết đâu là khối hình tam giác, hình vuông, hình tròn,… Hay khi đi sở thú, cha mẹ hãy giúp trẻ phân biệt con khỉ, con ngựa, con báo,… Còn khi trẻ học vẽ, học viết, cha mẹ hãy dạy trẻ gọi tên các dụng cụ học tập.
- Hướng dẫn trẻ làm việc nhà: Khi trẻ đi học mẫu giáo, giáo viên thường giao một số nhiệm vụ gia đình để tăng khả năng nhận biết. Chẳng hạn như giáo viên yêu cầu trẻ gọi tên một số món ăn, vật dụng gia đình, công việc thường ngày,… Vì thế, cha mẹ có thể hướng dẫn con làm những việc đơn giản như: Nhặt rau, tập quét nhà,…
- Cho trẻ xem tranh ảnh, tập đọc sách: Cha mẹ hãy chọn những cuốn sách có nhiều màu sắc, tranh ảnh giúp trẻ tập trung hơn. Hãy cùng trẻ đọc sách, giới thiệu những kiến thức hữu ích trong cuốn sách. Chắc chắn, trẻ sẽ cảm thấy thú vị và yêu thích việc học hơn.
Ảnh minh họa.
2. Tạo sự hứng thú cho con trong học tập
Do sự thay đổi trong yếu tố môi trường học và lượng kiến thức phải tiếp khá nhiều nên trẻ dễ rơi vào tình trạng chán học, mất tập trung và sợ phải đến trường. Để giúp trẻ thoải mái nhất trong việc học, cha mẹ có thể cho con tham gia học các môn nghệ thuật để giải tỏa tâm lý, không bắt ép con phải ngồi vào bàn học hay đặt nặng thành tích học lên con. Tạo sự thoải mái, khơi dậy niềm thích thú của trẻ trong thời gian đầu vào lớp 1 là rất quan trọng, đó sẽ là bước đà giúp trẻ tiến bộ sau này
Cha mẹ có thể cùng con trang trí góc học tập đẹp để tạo hứng thú với trẻ khi ngồi vào bàn học, cho con tự tạo các thời gian biểu vui chơi, học tập và nghiêm túc thực hiện chúng theo chỉ dẫn của cha mẹ.
Cha mẹ cần tạo sự hứng thú cho con trong học tập. (Ảnh minh họa)
3. Rèn luyện sự tập trung
Sự tập trung của trẻ có ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của trẻ trong tương lai. Một đứa trẻ sẽ khó đạt kết quả tốt, làm việc thuận lợi nếu như thiếu đi sự tập trung.
Để giúp trẻ tập trung, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Khi trẻ đang làm việc, cha mẹ không nên thường xuyên can thiệp: Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng tập trung nhất định. Vì vậy, khi trẻ đang chơi trò chơi, bạn không nên mang vào cho trẻ đồ ăn, nước uống. Hay khi trẻ đang chơi hăng say, bạn nên để trẻ kết thúc mới đề cập đến những vấn đề khác. Cách này giúp trẻ duy trì được sự tập trung một cách tối đa.
- Không áp đặt kế hoạch cho trẻ: Nhiều kế hoạch của trẻ trong mắt người lớn rất buồn cười, hài hước. Tuy nhiên, cha mẹ không nên can thiệp vào dự định ấy, hãy để con tự lên kế hoạch cho mình. Bạn chỉ nên góp ý ở mức độ phù hợp.
Theo Tổ quốc
-
Làm mẹ2 giờ trướcCon cái di truyền gì từ mẹ là vấn đề được nhiều người quan tâm, có 6 đặc điểm mà rất nhiều trẻ thừa hưởng từ mẹ mình.
-
Làm mẹ4 giờ trướcCách giáo dục của gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến trí thông minh của trẻ.
-
Làm mẹ16 giờ trướcViệc đối xử bình đẳng giữa các con không phải là điều dễ dàng. Cha mẹ cũng cần phải học cách để yêu thương, đối xử công bằng với mỗi người con.
-
Làm mẹ21 giờ trướcNhiều người nhận định rằng đây là một lời cảnh tỉnh dành cho người lớn.
-
Làm mẹ1 ngày trướcThế hệ tương lai có thể trở nên tài năng, tiếp nối những phẩm chất tốt đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào hành động của người mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcEQ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ và nó có liên quan mật thiết tới cách hành xử của cha mẹ hằng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNếu muốn con cái thông minh, chính cha mẹ phải quản lý phát ngôn của mình trước!
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha mẹ có thể sớm phát hiện những dấu hiệu thông minh ở con và nuôi dạy, bồi dưỡng đúng cách.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThay vì trách móc con cái bất hiếu, có lẽ cha mẹ nên nhìn lại bản thân và xem thử liệu mình đã dạy con đúng cách hay chưa.
-
Làm mẹ2 ngày trướcHãy xem bạn có phải là kiểu cha mẹ này không nhé!
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgôi sao bóng đá Lionel Messi mới đây đã có những chia sẻ đáng chú ý về cuộc sống gia đình.
-
Làm mẹ3 ngày trướcHọc các loại nhạc cụ ngay từ sớm rất có lợi cho sự phát triển của một đứa trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCha mẹ cần điều chỉnh phương pháp học tập để giúp con nâng cao điểm số.