Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời

Nhờ sự nhanh trí của bà mẹ mà cô con gái đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đau đớn khi bị côn trùng chui vào tai

Con cái chính là báu vật của cha mẹ, vì thế bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều nâng niu, chăm sóc con mình một cách thật cẩn thận, để con có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình trưởng thành của con, không phải mọi vấn đề đều nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Có những sự cố xảy ra, dù nhỏ thôi nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe trẻ về sau. 

Câu chuyện của bà mẹ trẻ người Trung Quốc dưới đây là một bài học quý giá trong quá trình chăm sóc con nhỏ mà cha mẹ không nên bỏ qua!

Các con của chị X. có chung sở thích là ăn quà vặt, nếu không được ăn thì lũ trẻ sẽ quấy khóc không thôi. Vì chiều con nên chị X. đã mua rất nhiều đồ ăn nhẹ khác nhau cho chúng, bao gồm khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, v.v. Mỗi khi bọn trẻ ăn xong, chúng lại vứt hết vỏ bánh kẹo xuống đất, nhưng vì khá bận rộn nên bà mẹ trẻ không có thời gian để đi dọn dẹp bãi chiến trường mà bọn trẻ bày ra suốt ngày được. Thông thường, chị X thường để đến đến trưa hoặc cuối ngày mới tranh thủ dọn phòng nên nhà cửa trông cũng khá bừa bộn.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-1

Một hôm, khi con gái chị đang ngủ rất say thì đột nhiên bật khóc. Chị X. thấy vậy liền chạy đến phòng con và thấy con cứ bịt tai lại rồi kêu đau. Lúc đầu, bà mẹ này nghĩ có thể do con nằm đè lên vật nào đó nên bị đau nhưng khi nhìn kỹ hơn thì lại thấy có thứ gì đó đang chuyển động trong tai. Như hiểu ra vấn đề, ngay lập tức chị vừa an ủi, dỗ dành con cho bớt sợ và la khóc, mặt khác chị vội vàng chạy đi lấy dầu ô liu dưới bếp rồi nhanh chóng nghiêng đầu con sang một bên và nhỏ một vài giọt dầu vào tai rồi ngồi chờ đợi. Tuy nhiên một lát sau vẫn không thấy con côn trùng chui ra nên hai vợ chồng chị đã đưa ngay con gái đến bệnh viện.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-2

Vừa gặp bác sĩ, chị X đã thông báo ngay toàn bộ quá trình xử lý tại nhà, sau khi kiểm tra bác sĩ đã lôi con côn trùng trong tai đứa bé ra và hết lời khen ngợi cách xử lý kịp thời và chính xác của chị X, nếu không nhờ cách sơ cứu kịp thời của chị có thể thính giác của cô bé đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng rồi.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-3

Sau một hồi trò chuyện cùng bác sĩ, cuối cùng chị đã tìm ra nguyên nhân vì sao con gái lại bị con bọ chui vào tai. Hóa ra là có liên quan đến đồ ăn vặt bởi vì đồ ăn nhẹ sẽ thu hút một số côn trùng, khi chúng đi tìm kiếm thức ăn sẽ vô tình bò vào trong tai trẻ. Trong trường hợp này nếu xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Vậy khi trẻ bị côn trùng, động vật nhỏ (kiến, muỗi, ruồi, bọ, ve, rệp…) chui vào tai, cha mẹ sẽ xử lý như thế nào? Các phương pháp dưới đây sẽ giúp cha mẹ xử lý tình huống trên một cách khoa học, tránh gây ra những tổn thương thính giác và gây nguy hiểm cho trẻ

Các phương pháp xử lý khi bị côn trùng bò vào tai

Phương pháp một: Chiếu sáng hoặc dùng khói

Côn trùng rất nhạy cảm với ánh sáng và thường thích ở những nơi sáng sủa. Cha mẹ có thể lấy nến hoặc đèn pin rọi vào tai trẻ, côn trùng sẽ từ từ bò ra theo ánh sáng. Nếu có lá thuốc hoặc ngải cứu ở nhà, bạn cũng có thể xông tai cho trẻ bằng lá thuốc hoặc ngải cứu, khói bay vào trong khiến côn trùng bị sặc sẽ tự chui ra hoặc chết trong đó.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-4

Phương pháp 2: Rung lắc cơ thể

Sau khi côn trùng chui vào tai trẻ, nếu trẻ nằm thẳng, chúng sẽ bò nhanh hơn. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng xoay người trẻ sang một bên, sau đó lắc mạnh cơ thể trẻ, côn trùng có thể rơi ra ngoài dưới sự lắc mạnh.

Tuy nhiên không nên nhét đồ đạc vào tai để khều chúng ra, nếu không côn trùng sẽ càng tiến vào sâu bên trong tai và làm tổn thương màng nhĩ của trẻ.

Phương pháp Ba: Dùng chất lỏng nhờn 

Nếu có côn trùng trong tai của bé, bạn cũng có thể dùng dầu ăn hoặc các chất lỏng có dầu khác để xua đuổi. Côn trùng sẽ nhanh chóng bò ra sau khi gặp những chất lỏng nhờn này, nếu chúng không bò ra ngoài, chất lỏng nhờn cũng sẽ làm chúng chết chìm bên trong. Điều này còn ngăn không cho côn trùng bò xung quanh trong tai trẻ và làm hỏng màng nhĩ.

Nhưng cha mẹ cần chú ý không đổ quá nhiều chất lỏng nhờn vào tai bé. Sau khi côn trùng chết ngạt, bạn có thể dùng một số dụng cụ nhỏ để nhẹ nhàng gắp ra, nếu cha mẹ lo lắng về việc làm tổn thương tai của trẻ thì có thể nhờ bác sĩ giúp.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-5

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dùng rượu trắng, tuy hai loại này có công dụng tương tự nhau nhưng tác dụng đẩy lùi côn trùng của chất nhờn sẽ tốt hơn rượu trắng rất nhiều. Sau khi nhỏ chất lỏng vào tai trẻ, dù là rượu trắng hay dầu, hãy xoay tai trẻ sang một bên, sau đó kéo vành tai lại và xoay đều. Điều này sẽ khiến côn trùng chảy ra ngoài nhanh hơn cùng với chất lỏng, nếu không chất lỏng có thể chảy vào ống tai cùng với côn trùng, và cũng ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Nếu cha mẹ không biết phải tự xử lý như thế nào mà trẻ cứ quấy khóc thì cách an toàn nhất là đưa trẻ đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt. Đừng tự ngoáy tai vì sẽ khiến côn trùng sợ hãi và chạy nhanh hơn, và có thể làm hỏng màng nhĩ và thính giác của con bạn. Hãy để bác sĩ xử lý, họ sẽ biết cách lôi dị vật trong ống tai dễ dàng và an toàn hơn.

Làm thế nào để ngăn dị vật lọt vào tai bé?

Trước hết, cha mẹ nên đề phòng trước cho trẻ bằn cách dặn trẻ tránh xa một số vật nhỏ hoặc những loài côn trùng nhỏ, không nhét lung tung các đồ vật vào tai, dặn trẻ bịt tai lại nếu nghe thấy tiếng bọ bay vào gần tai…

Thứ hai, cha mẹ không nên ngoáy tai cho trẻ quá thường xuyên, vì nếu ngoáy tai quá nhiều lần sẽ khiến bọ chui vào ống tai không bị cản trở, và chúng sẽ dễ dàng tiến sâu vào trong tai hơn.

Con gái liên tục ôm tai kêu đau, mẹ vội vàng làm ngay một việc đơn giản nhưng lại được bác sĩ khen ngợi hết lời-6

Cuối cùng là chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống cũng như cơ thể trẻ sạch sẽ. Vì nếu môi trường quá ẩm ướt hoặc có đồ bẩn như đồ ăn vặt sẽ dễ thu hút sâu bọ, côn trùng và chúng có thể chui vào ống tai của trẻ khi trẻ đang ngủ.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


tai nạn trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.