Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất

Sau khi cãi nhau, để hù dọa cậu bé, người mẹ giả vờ bỏ đi cùng bà ngoại và nấp dưới gốc cây gần đó để quan sát phản ứng của con trai, nhưng kết quả cậu bé đã biến mất.

Vào khoảng 14 giờ 30 chiều ngày 6 tháng 5, Sở cảnh sát Zhujing thuộc Sở Công an Jinshan (Trung Quốc) nhận được lời kêu cứu của một người phụ nữ, nói rằng con trai 5 tuổi của cô đã biến mất gần đền Donglin. Sau khi nhận được trình báo, cảnh sát Zhang Ji đã tức tốc đến hiện trường.

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-1

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-2

Người mẹ cho biết, cậu bé cùng mẹ và bà ngoại đang chơi ở quảng trường thương mại. Khi đi đến gần đền Donglin, cậu bé và mẹ đã cãi nhau, cậu mất bình tĩnh và không chịu rời đi. Để hù dọa cậu bé, người mẹ giả vờ bỏ đi cùng bà ngoại và nấp dưới gốc cây gần đó để quan sát phản ứng của con trai. Thấy cậu bé cứ ngồi mãi trên một mỏm đá, người mẹ tưởng cậu sẽ không bỏ đi nên đã thả lỏng cảnh giác. Cô ấy và người bà trò chuyện dưới gốc cây, khi kiểm tra lại tình hình của cậu con trai thì phát hiện cậu bé đã mất tích, họ cố gắng tìm kiếm không được nên đã gọi điện báo cảnh sát.

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-3Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-4

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện ra rằng cậu bé cuối cùng đã xuất hiện lần cuối gần làng Linyuan. Sau khi hỏi người nhà thì được biết ở đó có nhà bà ngoại của cậu bé, cả nhóm liền vội vã đến đó. Cuối cùng, khi cảnh sát đến, đúng thật là cậu bé đã ở nhà bà ngoại.

Cậu bé khai với cảnh sát rằng cậu nghĩ mẹ và bà đã về nhà nên cậu đi về hướng nhà bà ngoại dựa vào trí nhớ của mình, nếu không biết đường thì cậu đã nhờ ai đó chỉ đường, và cuối cùng cậu đã xoay sở để trở về nhà bà ngoại thành công.

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-5

Về hành vi của mẹ và bà bé trai, cảnh sát đã tiến hành phê bình, dặn dò họ phải chú ý đến phương pháp, cách thức giáo dục con cái. Đồng thời, cảnh sát cũng dặn các em rằng nếu đi lạc với gia đình thì phải đợi ở đâu đó và đừng bao giờ tự ý bỏ đi.

Những kỹ năng cha mẹ nhất định phải dạy con đề phòng trường hợp đi lạc

Phụ huynh dù có cẩn thận và yêu thương con cái đến đâu cũng không thể nào giám sát con 24/24, nhất là những khi cùng trẻ đến những nơi công cộng hoặc xa khu vực sống của gia đình. Vì vậy để đề phòng trường hợp trẻ có thể bị lạc, cha mẹ nên lường trước tình huống và dạy trẻ những điều cần thiết sau đây:

1. Dạy con thuộc các thông tin quan trọng

Tùy theo độ tuổi của trẻ, bố mẹ hãy bắt đầu dạy chúng những thông tin cơ bản về bản thân sớm nhất có thể. Chẳng hạn, ngay từ khi con biết nói, bạn hãy dạy con nhận biết tên của mình bằng câu hỏi: “Con tên là gì?”. Lớn hơn sẽ là những thông tin về tên đầy đủ của bố, mẹ; địa chỉ nhà, số điện thoại theo khả năng nhận thức của trẻ. 

Một số phụ huynh chưa để ý đến vấn đề này, hoặc cho rằng con còn nhỏ không thể học thuộc lòng những thông tin này đó nên đã chậm trễ trong việc hướng dẫn trẻ. Tuy nhiên, bộ nhớ của trẻ còn “trống” rất nhiều để ghi nhớ những thứ gần gũi xung quanh. Thông tin nào bé không nhớ hết, hoặc nhớ mập mờ thì bạn cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hỏi đi hỏi lại nhiều đến khi nào bé chắc chắn mới thôi.

Nếu con bạn còn quá nhỏ để dạy những điều này, hãy viết sẵn thông tin trên ba lô cho con hoặc ghi nó vào một mẩu giấy để nhét vào túi quần hay túi áo cho con trước khi đi chơi.

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-6

3. Hướng dẫn trẻ làm gì khi đi lạc

Không chỉ khi đi ra ngoài mới dặn trẻ mà những khi rảnh rỗi ngồi nói chuyện với con, cha mẹ cũng nên hướng dẫn kỹ năng an toàn khi chẳng may bị lạc và thường xuyên kiểm tra xem bé nắm chắc chưa. 

Đây là những gì con nên làm sau khi thực hiện các bước cơ bản như gọi to, bình tĩnh quan sát, tìm xung quanh cự ly ngắn.... mà con vẫn chưa tìm thấy bố mẹ hoặc người thân đi cùng. Ví dụ, nếu đi đến một siêu thị, bạn có thể nói với con bạn rằng nếu con không thể tìm thấy bạn, hãy đến quầy thu ngân nhờ gọi điện thoại hoặc thông báo loa. Nếu đi lạc ngoài đường thì không nên tự ý di chuyển quá xa, quan sát nhận diện người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ như cảnh sát, bảo vệ, người mặc đồng phục có bảng tên, bà mẹ có con nhỏ….

3. Dạy con cảnh giác và từ chối

Hầu hết cha mẹ đều thích con sống cởi mở, hòa đồng với những người xung quanh, đo đó việc dạy con biết cách cảnh giác và nói từ chối đúng lúc sẽ đòi hỏi thời gian và sự khéo léo.

Khi trẻ bị lạc, không loại trừ trường hợp một số thành phần xấu lợi dụng lôi kéo trẻ, giả vờ giúp đỡ để đạt mục đích khác. Vì vậy, cha mẹ có thể tập cho trẻ nói không nếu trẻ cảm thấy không thoải mái và an toàn với người  lớn nào đó.

Kể cả trong cuộc sống bình thường không phải đi lạc, bố me cũng cần dạy trẻ phải cẩn trọng với những người cứ dụ cho bé ăn quà, cho quà, hay nhờ bé giúp làm gì đó – bởi người lớn thường sẽ chỉ nhờ một người lớn khác giúp mình.

Cha mẹ hãy dặn con giữ khoảng cách với người đó, đồng thời thu hút thật nhiều sự chú ý của những người lớn khác vào mình; bé cũng có thể bỏ chạy – luôn chạy về hướng đông người, sáng sủa, quang đãng.

Con trai 5 tuổi không nghe lời, người mẹ giả vờ bỏ đi nhưng đứa trẻ lại thực sự biến mất-7

4. Chơi trò “Bé đi lạc”

Bạn đã dặn nhiều lần nhưng chưa chắc trẻ đã nhớ hết lý thuyết. Nhưng nếu được thực hành tình huống cụ thể, có thể trẻ lại nắm kiến thức dễ dàng. Vì vậy, bạn có thể tổ chức trò chơi “bé đi lạc” để bé tự mình trải nghiệm và lôi kéo được những thành viên khác trong nhà cùng tham gia thì càng tốt. 

Khi đó, bạn hãy bình tĩnh quan sát mức độ ghi nhớ và cách ứng xử tình huống của bé như thế nào? Sau mỗi câu hỏi, bạn hãy dừng lại một lúc và hỏi bé xem, tại sao lại chọn đáp án này, mà không chọn đáp án kia?


Theo V.K -Vietnamnet


đi lạc

nuôi dạy trẻ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.