Con trai dậy thì như thế nào? Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Dậy thì ở bé trai không chỉ đơn giản ở việc vỡ giọng và cao lớn thêm mà còn được "đánh dấu" bởi những thay đổi bất thường về tâm sinh lý, thể chất, tính cách, hành vi...

Điều này khiến không ít bố mẹ bị choáng ngợp, đau đầu trong công cuộc nuôi dạy con để uốn nắn, định hướng sao cho chàng trai nhỏ của mình lớn lên trên con đường đúng đắn và trưởng thành lành mạnh.

Con trai dậy thì như thế nào? Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?-1

Khi nào thì bé trai dậy thì? 

Dậy thì là quá trình đánh dấu sự thay đổi toàn diện cả về thể chất, tâm lý và sinh lý để chuyển đổi từ một đứa trẻ trở thành người trưởng thành. Thông thường, độ tuổi dậy thì trung bình ở bé trai là từ 12 - 16 tuổi với các giai đoạn chính mang tính chất tương đối như sau: 

  • 11.5 - 12 tuổi: Bắt đầu dậy thì với dấu hiệu kích thước tinh hoàn tăng. Vài tháng sau, lần lượt xuất hiện các dấu hiệu: mọc lông mu, mọc lông nách và dương vật phát triển.
     
  • 12.5 tuổi: Sau khi mọc lông mu được 6 tháng, bàn tay và bàn chân to ra. Sau đó, tay chân, ngực và thân phát triển. Song song đó, giọng nói trầm đi, cơ bắp tăng và xuất hiện thay đổi sinh lý như cương cứng, xuất tinh.
     
  • 14 tuổi: Đạt chiều cao tối đa, cơ thể tăng tiết chất nhờn và mụn trứng cá cũng bắt đầu xuất hiện trên mặt hoặc vùng lưng.
     
  • 15 - 16 tuổi: Lông mu, tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như người lớn, tuyến tiền liệt bắt đầu sản xuất tinh dịch chứa tinh trùng; ương vật cứng ngoài ý muốn và hiện tượng xuất tinh diễn ra, thường là vào ban đêm. Đồng thời, ngực nở, râu phát triển, vai rộng ra, khung xương phát triển nhanh và cơ thể vạm vỡ hơn, xuất hiện cơ bắp. Bé ngừng tăng chiều cao.

Những mốc thời gian dậy thì này chỉ có tính tương đối, các giai đoạn phát triển ở từng bé khác nhau có thể khác nhau chứ không giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu các đặc điểm giới tính xuất hiện trước 12 tuổi thì bé trai được xem là dậy thì sớm, trễ hơn 15 tuổi thì được xem là bé dậy thì muộn. Những trường hợp dậy thì sớm và muộn, bố mẹ nên đưa bé đến có sở y tế thăm khám, nhận tư vấn của các bác sĩ để có hướng chăm sóc sức khỏe trẻ phù hợp.

Con trai dậy thì như thế nào? Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?-2

Tâm sinh lý bé trai thay đổi thế nào khi dậy thì?

Ngoài những thay đổi thể chất như đã liệt kê theo các giai đoạn dậy thì đã nêu ở trên, những khác thường về tâm sinh lý của bé trai ở tuổi này cũng là điều đặc biệt được quan tâm và gây chú ý. Nếu bố mẹ thiếu quan tâm và không nắm rõ đặc điểm lứa tuổi dậy thì, rất dễ choáng ngợp và lúng túng trước những thay đổi trong tính cách, hành vi của con.

- Cụ thể các bé trai thường cảm thấy lúng túng, xấu hổ trước những thay đổi bất thường của cơ thể, thậm chí là hoang mang, lo lắng và sống khép kín hơn, ít chia sẻ hơn. Không ít trẻ trai còn trở nên ngang bướng và nổi loạn với những hành vi bất thường khiến bố mẹ đau đầu.

- Hơn nữa theo tâm lý học, đến giai đoạn của tuổi dậy thì, các bạn nam bắt đầu muốn làm người lớn, thích tự do, tung bay trong khoảng trời rộng. Các em cũng chuyển sang sinh hoạt bạn bè nhiều hơn hồi nhỏ, bắt đầu muốn thoát khỏi sự bao bọc, kiểm soát của gia đình.

- Đặc biệt, các bạn nam cũng thích thể hiện cái tôi của mình, muốn thể hiện sự nam tính mạnh mẽ của mình, muốn khẳng định bản thân trước mặt nhiều người. Cùng lúc này, tình cảm khác giới bắt đầu xuất hiện, muốn được khám phá, tìm hiểu về bạn khác giới nhiều hơn. Đây cũng là tuổi phát triển nhanh về cả trí tuệ lẫn đạo đức của trẻ.

Bố mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Tâm sinh lý tuổi dậy thì của bé trai rất phức tạp, nếu không có sự đồng hành và can thiệp kịp thời từ cha mẹ, rất có thể các cậu bé sẽ phát triển lệch lạc theo chiều hướng tiêu cực. Trong khi đó, con trai khi đến tuổi dậy thì đa số sống hướng nội, ít sẻ chia, thường ngại ngùng, xấu hổ mỗi khi đề cập đến những thay đổi cũng như suy nghĩ của bản thân.

Đến lúc này, các bà mẹ cần tìm hiểu và gần gũi, chia sẻ cùng con. Cụ thể:

- Cha mẹ cần giao tiếp với con thường xuyên, cởi mở và chân thành để con cảm thấy luôn có thể trò chuyện về bất cứ vấn đề gì, giúp con cởi mở chia sẻ những bỡ ngỡ, lo lắng trong giai đoạn đầy mới mẻ này.

- Phuynh nên trang bị thông tin về các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì, khéo léo chú ý đến hành vi của con vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến và thay đổi lớn ở trẻ. Nếu những thay đổi của trẻ có chiều hướng nghiêm trọng, mạnh mẽ và đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe tinh thần.

Con trai dậy thì như thế nào? Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?-3

- Cha mẹ cũng có thể chia sẻ cho con những kinh nghiệm của bản thân và những lo lắng mà bố mẹ đã từng trải qua ở tuổi dậy thì, tạo cho con cảm giác không đơn độc và không có gì phải lo lắng.

- Dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất. Mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè. Tất cả đều giúp con tăng cường thể lực và khả năng tương tác của mình.

- Khuyến khích con tham gia những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để con năng động, cởi mở hơn với mọi người xung quanh. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy... vì trẻ vốn tò mò, dễ bắt trước nên rất nguy hiểm.

Tuổi dậy thì, con sẽ có nhiều mong muốn và sở thích mới lạ hơn, có thể bạn sẽ không thích những điều này, nhưng thay vì ra sức ra quát mắng hoặc cố gắng khuyên bảo con thì hãy học cách nói ít đi và lắng nghe con nhiều hơn. Bằng cách này thì bạn cho con thấy được bạn cũng cùng con trưởng thành, bạn luôn là người bạn đầy tâm lý có thể lắng nghe mọi tâm tư, nguyện vọng của con chứ không phải “bố mẹ không hiểu gì” hay “bố mẹ luôn áp đặt” như những gì các bé tuổi dậy thì hay nghĩ. 

Theo V.K – Vietnamnet


dậy thì

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.