Con trai hỏi “gia đình chúng ta có giàu không?”, người mẹ chỉ dùng một mẩu giấy vệ sinh để trả lời nhưng vô cùng thấu đáo

Những câu hỏi về tiền bạc của trẻ nghe có vẻ đơn giản nhưng với nhiều phụ huynh đó lại vấn đề khá nhạy cảm khiến họ lúng túng.

Làm cha làm mẹ chắc chắc không ít người đã phải đối diện với những tò mò của trẻ về kinh tế gia đình như “Mẹ ơi, nhà mình có nhiều tiền không?/Nhà mình giàu hay nghèo?/Gia đình ta có giàu không?...”. Nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên với nhiều phụ huynh đó lại câu hỏi khá nhạy cảm khiến họ lúng túng bởi nếu không khéo, câu trả lời của họ có thể sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý và tính cách của trẻ.

Con trai hỏi gia đình chúng ta có giàu không?”, người mẹ chỉ dùng một mẩu giấy vệ sinh để trả lời nhưng vô cùng thấu đáo-1

Cụ thể, một số bà mẹ đã từng chia sẻ rằng, khi trẻ hỏi về kinh tế gia đình, nếu nói nhà giàu họ lo rằng đứa trẻ sẽ thực sự nghĩ mình là "hoàng tử" và cố ý ăn bám, nhưng nếu nói nghèo thì lại e rằng đứa trẻ sẽ cảm thấy tự ti với chúng bạn và dè dặt không dám nói về nhu cầu của bản thân...

Do đó, khi bắt gặp câu chuyện của bà mẹ dưới đây, nhiều ông bố bà mẹ đã cảm thấy rất tâm đắc bởi cách giải quyết thú vị, đơn giản và hơn hết lại rất dễ hiểu và hiệu quả. 

Con trai hỏi gia đình chúng ta có giàu không?”, người mẹ chỉ dùng một mẩu giấy vệ sinh để trả lời nhưng vô cùng thấu đáo-2

Ảnh minh họa

Đó là câu chuyện của một bà mẹ và cậu con trai nhỏ ở Trung Quốc. Khi cậu con trai muốn mua một món đồ chơi mới nhưng người mẹ nghĩ rằng không cần thiết vì ở nhà cậu bé đã có quá nhiều, cô nói rằng mình không mang nhiều tiền để có thể mua được.

Cậu bé nghe vậy liền thắc mắc: “Mẹ ơi, nhà ta nghèo à? Mẹ không nhiều tiền sao?"

Người mẹ không trực tiếp trả lời câu hỏi của đứa trẻ, nhưng cô lấy ra một mẩu giấy vệ sinh và nói: "Giả sử, đây là tiền hàng tháng của gia đình chúng ta". Sau đó xé giấy thành các phần lớn và nhỏ.

Đầu tiên, cô lấy ra một tờ giấy lớn nhất và nói với trẻ rằng: “Đây là số tiền chúng ta chi cho ăn, uống, quần áo, nước và điện hàng tháng”.

Sau đó, lấy ra một tờ giấy lớn hơn một chút và nói: "Đây là học phí hàng tháng, sách và đồ dùng học tập."

Và cứ thế, người mẹ sử dụng dần các mẩu giấy nhỏ, mẩu thì để ốm đi khám bệnh, mẩu dành cho đi chơi xa, mẩu để thăm hỏi người thân… 

Con trai hỏi gia đình chúng ta có giàu không?”, người mẹ chỉ dùng một mẩu giấy vệ sinh để trả lời nhưng vô cùng thấu đáo-3

Cuối cùng còn lại một mẩu nhỏ, bà mẹ nói với con: "Đây là tiền để con mua đồ chơi, nhưng lần trước mẹ mua cho con khủng long đã dùng hết rồi nên con phải đợi lần sau".

Người mẹ cũng phân tích thêm, con có thể mua đồ chơi nhưng nếu món con thích đắt tiền thì con phải thu thập những mảnh giấy nhỏ mỗi tháng trước khi có thể mua chúng, tức là con phải tiết kiệm tiền và đợi trong vài tháng, mới có đủ tiền để trả cho món đồ chơi đó.

Cậu bé liền phản đối: “Con có thể dùng tờ giấy to hơn để mua đồ chơi không!” 

"Không!"
, người mẹ trả lời dứt khoát và giải thích thêm, "Ta nên dùng những mảnh giấy vụn lớn để mua những thứ hữu ích. Đồ chơi sẽ được thay thế hoặc bỏ đi sau khi chơi một thời gian, nhưng chúng ta luôn cần cho ăn và nước uống hàng ngày. Nếu con không ăn hoặc uống nước, con sẽ không phát triển cao lớn hơn được…".

Nghe xong, cậu bé hiểu ra vấn đề và không còn đòi hỏi mua đồ chơi nữa. Và như vậy, chỉ thông qua những mảnh giấy nhỏ, vấn đề đã được giải quyết dễ dàng bởi người mẹ này.

Thực tế, hầu hết trẻ em hiện nay đều sống trong môi trường tốt đẹp, chúng không biết cảm giác thiếu thốn vật chất là như thế nào, và chúng dễ rơi vào bẫy của sự tiêu dùng hoang phí. Do đó, chúng ta phải nói với con rằng gia đình không giàu có nhưng cũng không đến nỗi khốn khó, đồng thời nhắc nhở con cái chi tiêu hợp lý.

Con trai hỏi gia đình chúng ta có giàu không?”, người mẹ chỉ dùng một mẩu giấy vệ sinh để trả lời nhưng vô cùng thấu đáo-4

Theo các chuyên gia tâm lý, phụ huynh cũng cần phải nói về tiền bạc để trẻ hiểu chứ không nên tránh né và chỉ số tài chính cũng quan trọng như IQ và EQ vậy. Từ khi trẻ 3 tuổi, trẻ có thể được dạy nhận biết các loại tiền và giá trị, cũng như cách sử dụng đồng tiền. 

Sau đó, cha mẹ có thể để trẻ tự giữ tiền và học cách tự chi trả. Cha mẹ hãy hướng dẫn để trẻ hiểu rằng tiền là phần thưởng cho sức lao động, vì thế, mỗi người đều phải có ý thức tiết kiệm và có khả năng kiểm soát tiền của mình một cách hợp lý.

Một số cuộc nghiên cứu cũng đã cho thấy, một đứa trẻ có chỉ số tài chính được đào tạo bài bản sẽ có thể tham gia vào các hoạt động thương mại, quản lý tài chính và các hoạt động giao dịch trong xã hội người lớn khi được 12 tuổi, đương nhiên khả năng kiếm tiền và làm chủ bản thân trong tương lai cũng sẽ cao hơn những trẻ khác.

Theo V.K - Vietnamnet


nuôi dạy trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.