Công thức ăn dặm khoa học giúp bé ngon miệng, hấp thu tốt các mẹ nên biết

Không có công thức ăn dặm nào là chuẩn chỉ với tất cả mọi bé, tuy nhiên một số thông tin cơ bản dưới đây là khoa học và phù hợp với hầu hết các trẻ.

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của bé. Từ việc chỉ yên tâm tu ti dòng sữa mẹ để lớn, từ 6 tháng tuổi trở đi bé sẽ phải tập tự ăn một số thực phẩm qua chế biến để bù đắp những thiếu hụt trong sữa mẹ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình phát triển cả về thể chất và trí óc. Vậy nên cho con ăn dặm ra sao, theo công thức nào cho khoa học và đảm bảo, đặc biệt là phù hợp với thể trạng của con mình là điều các bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Công thức ăn dặm khoa học giúp bé ngon miệng, hấp thu tốt các mẹ nên biết-1

Thực tế không có công thức ăn dặm nào là chuẩn chỉ với tất cả mọi bé, tuy nhiên theo kinh nghiệm lâu năm từ các chuyên gia dinh dưỡng thì một số thông tin cơ bản dưới đây là khoa học và phù hợp với hầu hết trẻ em. Tintuconline mời các bố mẹ cùng tham khảo để xây dựng cho con em mình những thực đơn ăn dặm tốt nhất:

Nguyên tắc trong công thức ăn dặm và cách cho bé ăn dặm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, công thức ăn dặm cho bé cần được linh hoạt, thay đổi thường xuyên để tránh nhàm chán đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ cho bé. Nhưng dù cho bé ăn dặm theo kiểu nào, công thức ra sao thì vẫn phải dựa trên những nguyên tắc và lưu ý nhất định dưới đây:

- Nấu lượng bột vừa phải cho bé ăn 1 bữa, nếu còn thừa thì bỏ đi không để sang bữa sau.

- Không nên nấu bột/cháo một bữa ăn cả ngày cho bé.

- Mọi công thức ăn dặm của bé nên bổ sung dầu ăn.

- Áp dụng chế độ ăn loãng rồi đặc dần cho bé, ăn ít  một và tăng dần về sau.

- Không ép bé ăn, nhồi nhét bé khi bé không thích ăn.

- Chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút và nên tập cho bé ăn cùng với gia đình để tạo thói quen, hứng thú trong ăn uống.

- Khi chế biến thức ăn cho bé, cha mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên cho thêm gia vị nhằm giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn.

- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, vì vậy không nên để trẻ bỏ bú hoàn toàn hoặc bú quá ít.

- Trong một bữa ăn của bé, các mẹ nên tránh việc cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,..hay nêm nếm nhièu gia vị bởi những thực phẩm này dễ khiến gan, thận bé phải làm việc liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra các chuyên gia cũng gợi ý tỉ lệ nấu cháo trong công thức ăn dặm khoa học cho bé là phải dựa trên một số nguyên tắc giúp cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết là chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, với 1 chén bột hoặc cháo ăn dặm khoảng 200ml cần có thêm: 2 muỗng chất đạm băm nhuyễn + 2 muỗng rau củ băm nhuyễn + 1 muỗng canh dầu ăn.

Công thức ăn dặm khoa học giúp bé ngon miệng, hấp thu tốt các mẹ nên biết-2

Công thức ăn dặm khoa học cơ bản cho mọi bé

1. Thức ăn đều được nấu chín, xay nhỏ

Đặc biệt là đối với những bé từ 6 -8 tháng tuổi, bạn cần xay nhuyễn thức ăn nếu không muốn làm bé hóc. Khi bé từ 10 tháng trở nên, bé có thể dùng thức ăn mềm như người lớn như cơm nhão, cháo đặc, ruột bánh mì, canh rau nấu nhừ,… Đây cũng là lúc bạn nên cho bé ăn những thực phẩm “cứng cáp” hơn một chút để kích thích nứu, răng của bé phát triển.

2. Phối hợp linh hoạt giữa các nhóm thức ăn

Các mẹ cần cho bé ăn đa dạng thức ăn để đảm bảo cơ thể bé hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tăng trưởng, tuy nhiên cần có mức độ hợp lý, cân đối giữa các nhóm thức ăn. Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thức ăn như tinh bột, khoai, gạo, mì,.. hay nhóm đạm như thịt, cá, trứng, cua, tôm,… thì cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất trong cùng bữa ăn.

Ngoài ra, không cho bé ăn lặp đi lặp lại 1 loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng thừa chất này, thiếu chất khác. Việc cho bé bổ sung vitamin, chất khoáng bằng nước ép là việc vô cùng hữu ích. Bởi vì rau củ quả qua quá trình chế biến đã tiêu hao một lượng lớn vitamin. Nếu bổ sung vitamin 1 cách trực tiếp bằng đường uống, bé sẽ hấp thụ được nhiều lượng vitamin cần thiết hơn. Tuy nhiên, cần tránh cho bé uống vào ban đêm.

3. Tạo hứng thú cho bé mỗi bữa ăn

Mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, tránh được tình trạng biếng ăn, quấy khóc. Để làm được điều này, hãy chọn cho bé những chiếc yếm, tô, chén nhiều màu sắc. Đồng thời, thường xuyên kể chuyện, tương tác, làm trò vui nhộn cho bé để bé cảm thấy vui vẻ mỗi khi ăn. Tuy nhiên, cần tránh quá ồn ào khi cho bé ăn vì dễ gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.

4. Cho bé ăn đúng giờ

Đối với việc ăn dặm của bé, cần lập thời gian biểu khoa học và nghiêm túc tuân theo để hệ tiêu hoá của bé có thể hoạt động tốt. Ban đầu, bạn có thể cho bé ăn tới 6 bữa/ ngày với lượng thức ăn ít. Thời gian sau đó, bạn từ từ rút dần các bữa trong ngày và tăng lượng thức ăn mỗi bữa lên.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng mỗi bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 tiếng để bé kịp tiêu hoá thức ăn.

Công thức ăn dặm khoa học giúp bé ngon miệng, hấp thu tốt các mẹ nên biết-3

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.