Cuộc nói chuyện của 2 mẹ con khiến chuyên gia giáo dục lắc đầu

Đây là tình trạng thường thấy trong nhiều gia đình.

Câu chuyện xảy ra trong một gia đình ở Trung Quốc mới đây khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ lại về cách dạy con. Theo đó, khi cậu con trai mang bài thi về nhà, người mẹ xem xong điểm, thay vì khen con đạt điểm tốt thì lại hỏi: "Bài tập dễ thế này, chắc cả lớp đều đạt điểm tối đa phải không?". Câu hỏi này đã khiến hai mẹ con có một cuộc cãi vã dữ dội.

Từ một chuyện nhỏ, hai mẹ con sau bữa ăn tối đã tranh cãi lớn, nói ra một loạt câu tổn thương lẫn nhau. Trong khi người mẹ nói: "Lẽ ra mẹ không nên sinh ra con" thì cậu con trai gân cổ đáp lại: "Con cũng chẳng vui vẻ gì".

Người mẹ nói tiếp: "Mẹ cho con ăn đồ ngon, uống đồ tốt, còn con thì sao? Con có dám nói không thoải mái không? Đừng ở nhà của mẹ nữa, đi ra ngoài xem ai nuôi con không?" - "Con sẽ tìm mẹ mới với bố", cậu con đáp.

Sau đó, đứa trẻ khóc và kéo bố đi ra ngoài. Người bố nhìn hai mẹ con cãi nhau nhưng cũng bất lực, không thể can thiệp.

Cuộc nói chuyện của 2 mẹ con khiến chuyên gia giáo dục lắc đầu-1
Cậu con trai tức giận kéo bố rời đi.

Thực chất, kiểu giáo dục quát tháo, kêu gào này là tình trạng thường thấy ở nhiều gia đình hiện nay. Không ít cha mẹ cho rằng, kiểu dạy dỗ này có thể khiến con nghe lời, nhưng thực chất theo các chuyên gia giáo dục, nó chỉ khiến con cái tự ti, không muốn giao tiếp với người khác và còn gây hại cho bầu không khí gia đình.

Thứ nhất, thông tin lẽ ra có thể được truyền tải tới con cái thông qua giao tiếp ôn hòa nhưng nhiều phụ huynh chỉ thích dùng phương pháp kêu gào, quát tháo. Khi tức giận, cha mẹ chửi mắng, dùng những ngôn từ tiêu cực để tấn công con mình.

Về lâu dài, tất nhiên bầu không khí gia đình sẽ không được hòa thuận, mối quan hệ giữa các thành viên trở nên căng thẳng, dễ rạn nứt. Việc giao tiếp giữa cha mẹ - con cái càng trở nên bất tiện hơn.

Thứ hai, các chuyên gia giáo dục đã thực hiện nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng: Hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong sự la mắng, quát tháo của cha mẹ đều có những vấn đề tâm lý nhất định.

Trẻ có thể nảy sinh tâm lý tự ti, thụ động, yếu đuối trong giao tiếp giữa các cá nhân ở trường và trong nghề nghiệp ngoài xã hội, xấu hổ khi phát biểu ý kiến và thường nghi ngờ bản thân.

Trong trường hợp ngược lại, dưới kiểu giáo dục gia đình lệch lạc này, một số trẻ em sẽ phát triển nhân cách chống đối xã hội cực đoan, phát triển tâm lý trả thù mạnh mẽ, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và có xu hướng bạo lực trong giao tiếp xã hội.

Chính vì vậy, cha mẹ thông minh cần biết cách tạo một bầu không khí gia đình ấm áp cho con. Thay vì quát mắng, hãy nhẹ nhàng khen ngợi khi con đạt thành tích tốt và phê bình, chỉ ra lỗi sai, hướng dẫn đúng cách khi con mắc lỗi. Lời nói dịu dàng, dễ nghe bao giờ cũng được con cái tiếp nhận hơn là là lời quát tháo, mắng mỏ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/cuoc-noi-chuyen-cua-2-me-con-khien-chuyen-gia-giao-duc-lac-dau-20230904203759149.htm

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.