Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi và những thực đơn tiêu biểu

Trong hành trình ăn dặm kiểu Nhật đang được nhiều mẹ Việt lựa chọn cho con yêu của mình thì bé 8 tháng tuổi nằm ở nửa cuối của giai đoạn thứ 2, có tên gọi là MoguMogu.

 Ăn dặm kiểu Nhật sẽ bao gồm 4 giai đoạn được chia như sau:

- Giai đoạn 1 (Gokkun): Bé 5 – 6 tháng tuổi.

- Giai đoạn 2 (MoguMogu): Bé 7 – 8 tháng tuổi.

- Giai đoạn 3 (KamiKami): Bé 9 – 11 tháng tuổi.

- Giai đoạn 4 (PakuPaku): Bé 12 – 18 tháng tuổi.

# Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi

8 tháng tuổi, lưỡi của trẻ đã bắt đầu tham gia vào hoạt động để làm mềm thức ăn. Lưỡi và vòm hàm trên sẽ kết hợp với nhau để nghiền thức ăn sau khi lưỡi đưa thức ăn vào miệng rồi vào cổ họng.

Vì những điểm trên mà thức ăn trong giai đoạn này của bé không còn là những loại thức ăn mềm, mịn giống như giai đoạn tập ăn dặm trước đó. Bé đã có thể ăn thêm các loại thịt ngon và bổ dưỡng với thực đơn ăn dặm cần đa dạng hơn rất nhiều. Mẹ cũng có thể tăng số bữa ăn dặm của bé lên 2 bữa/ngày, trong đó bữa sáng có thể bắt đầu lúc 10 giờ sáng và bữa tối nên bắt đầu trước 7 giờ tối.

Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi và những thực đơn tiêu biểu-1

Thức ăn cho bé trong giai đoạn này sẽ sền sệt và sẽ bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ bên trong món ăn để cho bé có thể dụng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền nát thức ăn. Mẹ cần theo dõi hoạt động ăn dặm của bé trong giai đoạn này để xem bé có nghiền thức ăn như trên không hay bé sẽ nuốt chửng?

Thực tế, mẹ cũng có thể chuyển sang giai đoạn ăn dặm thứ 2 cho bé khi bé chưa được 7 – 8 tháng tuổi nếu như bé đã quen với loại thức ăn mịn, thức ăn dặng sền sệt và bé đã có thể dùng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Tuy nhiên, nếu bé nuốt chửng khi mẹ cho bé ăn thì mẹ vẫn nên để bé ăn dặm ở giai đoạn 1 và điều chỉnh dần bột từ loãng thành sền sệt dần.

Các thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn trong giai đoạn này được các chuyên gia gợi ý như sau:

- Nhóm chất đường bột: Các nhiều trong các loại yến mạch, cháo theo tỷ lệ 1 : 7, mỳ…

- Nhóm chất đạm: Cá nhiều trong thịt cá, đậu hũ, lòng đỏ trứng, thịt ức gà…

- Các sản phẩm từ sữa chua phô mai

- Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm như xà lách, cải cúc, hành lá, rong biển, ớt chuông…

Ngoài ra, 8 tháng tuổi là lúc con vẫn còn bú sữa mẹ hoặc uống các loại sữa bột khác, vì vậy nên cân đối khoảng cách giữa lần bé bú sữa và ăn dặm. Không nên để hai hoạt động này quá sát nhau sẽ khiến bé no và không thèm ăn.

Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi và những thực đơn tiêu biểu-2

# Cách nấu món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi 

Đối với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ nên cho con ăn dặm 2 bữa trên 1 ngày. Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để nấu thức ăn cho bé, mẹ nên chọn những thực phẩm sạch, lành tính và giàu dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số món ăn dặm tiêu biểu như vậy và gợi ý cách chế biến, Tintuconline mời các mẹ cùng tham khảo:

1. Súp bí đỏ thịt gà

- Nguyên liệu: Cần chuẩn bị thịt gà, bí đỏ một lượng vừa đủ.

- Cách làm: Bí đỏ mang gọt sạch, sau đó đem hấp chín đến khi bí nhừ. Phần ức gà rửa sạch rồi luộc, sau khi gà chín hãy cắt nhỏ. Sau đó cho hỗn hợp bí đỏ và thịt gà cùng nước luộc vào vào cối xay nhuyễn. Khi xay xong cho hỗn hợp vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 3 đến 5 phút là có thể đổ ra bát cho bé ăn.

2. Cháo táo

- Nguyên liệu: Cháo nấu theo tỉ lệ 1:7,  táo nghiền nhỏ.

- Cách làm: Nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng khá đơn giản. Cho táo vào cháo theo tỉ lệ 1:7, trộn đều với nhau.

Lưu ý: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật này mẹ có thể được thay thế táo bằng lê, chuối, đu đủ,…

3. Cháo thịt bò rau dền

- Nguyên liệu: 1 bát cháo trắng, thịt bò và rau dền. Nên chú ý chọn thịt bò tươi, đỏ và mềm để con dễ ăn. Rau dền lá phải tươi, cành chắc và cứng, tránh mua phải rau dập nát và đã bị héo.

- Cách làm: Thịt bò rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng miếng nhỏ và băm nhuyễn. Rau dền chọn lấy những lá tươi ngon rồi mang rửa sạch, sau đó thái thật nhỏ. Lấy 1 bát cháo trắng bỏ vào nồi, sau đó cho thịt bò vào đảo đều cùng với cháo trong 3 đến 5 phút. Khi thịt bò đã chín hãy cho rau dền đã thái vào nấu chung, 2 phút sau tắt bếp và đổ cháo ra bát để nguội.

Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi và những thực đơn tiêu biểu-3

4. Súp lơ nấu sữa

- Nguyên liệu: Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn. Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

- Cách làm: Món súp lơ vô cùng đơn giản. Cho súp lơ vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, quay trong lo vi sóng khoảng 20 giây.

5. Cháo ếch rau ngót 

- Nguyên liệu: Đùi ếch, rau ngót và cháo trắng.

- Cách làm: Đùi ếch rửa sạch, sau đó đem luộc chín rồi bóc lấy thịt, phần thịt ếch bóc ra băm nhuyễn. Rau ngót rửa sạch sau đó cho vào máy để xay. Sau đó cho rau ngót xay và ếch băm vào đun khoảng 3 đến 5 phút với cháo đến khi chín nhừ là xong.

6. Khoai tây nghiền nấu cùng thịt trắng

- Nguyên liệu: Khoai tây 70g. Thịt gà băm nhỏ 30g. Hành thái nhỏ. Nước tương. Bột gạo. Nước dashi 170ml.

- Cách làm: Khoai tây để nguyên vỏ, cắt đôi bọc nilong rồi quay lò vi sóng cho chín, rồi gọt vỏ nghiền nhuyễn. Thịt gà trộn đều cùng nước tương, nước dashi rồi cho vào nấu. Sau đó cho hành thái nhỏ cùng khoai tây nghiền vào nấu cùng, khi sôi lại bạn cho bột gạo vào tạo độ sánh cho món ăn.

7. Súp cá hồi, cà rốt, đậu 

- Nguyên liệu: Cá hồi: 8g. Cà rốt: 8g. Đậu sora: 1 quả. Nước dùng 80 ml. Một chút bột gạo.

- Cách làm: Cá hồi hấp sơ, gỡ xương rồi tán nhỏ. Đậu sora luộc chín nghiền nhuyễn. Lấy một nồi nhỏ bạn cho cá hồi, đậu và nước dùng vào nấu sôi. Sau đó cho thêm một chút bột gạo vào để tạo độ sánh cho món ăn.

8. Cháo thịt rau cải bó xôi

- Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa lớn. Rau cả bó xôi: 50g.

- Cách làm: Phần đầu lá rau cải bó xôi luộc chín thái nhỏ lấy khoảng 2 thìa nhỏ. Lấy một nồi nhỏ cho cháo và rau vào trộn đều. Đun với lửa nhỏ cháo sôi bạn tắt bếp thêm một chút dầu oliu tăng dinh dưỡng cho món cháo.

Đặc điểm ăn dặm kiểu Nhật của bé 8 tháng tuổi và những thực đơn tiêu biểu-4

9. Rau củ hấp nghiền thịt xay 

- Nguyên liệu: Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ, rau cải bó xôi,...bạn có thể lựa chọn cho phù hợp tùy vào sở thích của bé và chuẩn bị thịt heo tươi, 1 quả trứng.

- Cách làm: Thịt và rau củ rửa sạch và băm nhuyễn tùy theo độ ăn thô của con. Đánh thật đều lòng đỏ trứng chung với rau củ và thịt vừa băm xong. Sau đó cho đổ vào khuôn đã phết ít đầu để lát lấy ra dễ hơn, cuối cùng là đem hấp khoảng 20 đến 25 phút đã có món rau củ hấp nghiền thịt xay thơm ngon cho bé rồi.

10. Cháo măng tây thịt bò

- Nguyên liệu: Thịt bò loại tươi ngon, măng tây loại non để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, cháo trắng.

- Cách làm: Thịt bò rửa sạch mang đi băm nhuyễn, măng tây cũng rửa sạch và cắt lọn lấy phần non. Cho măng tây và thịt bò đã băm vào xào chín, sau đó cho hỗn hợp này vào xay với độ thô phù hợp với khả năng ăn của bé. Cuối cùng là cho hỗn hợp vừa xay vào đảo đều cùng với một bát cháo trắng, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Múc ra bát để nguội là có thể cho bé ăn ngay.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con

Ăn Dặm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.