- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẫu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật điển hình cho bé 5 tháng tuổi
Ăn dặm kiểu Nhật đang ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn cho con yêu của mình thay vì kiểu ăn dặm truyền thống đơn thuần và có phần nhàm chán như trước đây.
Vì ăn dặm kiểu Nhật có khá nhiều ưu điểm nổi bật có lợi cho cả mẹ và bé nên không ít gia đình đã lên kế hoạch thực hiện chế độ ăn này cho các thiên thần nhỏ của mình từ 5 tháng tuổi – giai đoạn đầu tiên trong quá trình ăn dặm.
# Ăn dặm kiểu Nhật tốt thế nào?
Ăn dặm kiểu Nhật là là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản với mục tiêu tập cho bé ăn uống hợp lý, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, kích thích bé ăn ngon và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này chú trọng chế biến riêng từng loại thức ăn, tinh bột, rau củ, thịt cá đều nấu thành món chứ không trộn lẫn vào nhau nhằm rèn cho bé ăn thô sớm, 1 tuổi đã có thể ăn cơm.
Đặc biệt, phương pháp này còn khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm (tự cầm thìa nĩa, tự xúc thức ăn) và ăn theo nhu cầu của bé, từ đó giải phóng bớt nỗi vất vả, căng thẳng cho mẹ trong vấn đề ăn uống của con cái.
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.
# Một số mẫu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
5 tháng tuổi là giai đoạn đầu tiên trẻ bắt đầu được làm quen với ăn dặm thay vì bú mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa còn non yếu nên mẹ cần hết sức thận trọng khi lên thực đơn và chế biến món ăn mới cho con.
Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.
Những thông số cơ bản được gợi ý trong ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng • Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng. Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé khi bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi. |
Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm điển hình phù hợp với trẻ 5 tháng tuổi, phụ huynh quan tâm có thể tham khảo để áp dụng cho con yêu của mình:
1. Cà rốt nghiền
- Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê.
- Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
- Lưu ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
2. Súp khoai tây sữa
- Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)
- Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.
Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
3. Cháo gạo nấu loãng
- Nguyên liệu: Gạo, nước
- Cách làm: Nấu cháo theo tỉ lệ 1: 10 (1 thìa gạo, 10 thìa nước). Cháo nấu kỹ rồi rây qua rây cho bé ăn. Lần đầu pha cháo với nước để cháo loãng gần như dạng lỏng. Sau đó khi bé quen thì pha đặc dần, kết thúc thời kỳ 1 bé có thể ăn cháo dạng sền sệt như sữa chua.
4. Cháo bí đỏ
- Nguyên liệu: Cháo gạo. bí đỏ, nước dashi.
- Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, sau đó đem hấp chín rồi rây mịn bí đỏ qua lưới. Pha bí đỏ với nước dashi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn hoặc đặc sệt phù hợp với bé. Có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn bí đỏ với cháo.
5. Cháo đậu cô ve
- Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê.
- Cách làm: Đậu rửa sạch, chần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
6. Súp bánh mỳ sữa
- Nguyên liệu: Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát
- Cách làm: Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.
- Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.
7. Cháo ngô ngọt
- Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê.
- Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.
- Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
8. Cháo rau chân vịt
- Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê.
- Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
- Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
9. Sốt táo
- Nguyên liệu: ¼ quả táo.
- Cách làm: Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ cho vào nồi nấu chín. Sau đó nghiền nhuyễn và rây lại táo khi còn nóng.
Mùi vị của nước sốt táo lạ lạ rất vừa miệng cho việc ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng tuổi.
10. Chuối trộn đậu nành tươi
- Nguyên liệu: 1/8 quả chuối và 15 ml đậu nành tươi.
- Cách làm: Chuối nghiền nhuyễn rây qua lưới, đậu nành tươi luôc chín xay rồi rây lại qua lưới. Trộn đều 2 nguyên liệu cho bé ăn.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ1 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.