Đặc điểm tâm lý và những lưu ý để nuôi dạy bé trai tuổi lên 3 hiệu quả

Bố mẹ nào nuôi con nhỏ đều phải đối mặt với giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” - thời kỳ nổi loạn đầu đời của các bé. Việc chăm sóc và dạy dỗ con ở tuổi này luôn là khó khăn, thử thách lớn đối với các phụ huynh.

Đặc biệt, các bé trai vốn được cho là nghịch ngợm hơn, hiếu động hơn các bé gái thì bố mẹ cần nuôi dạy thế nào cho hiệu quả ở độ tuổi lên 3?

Đặc điểm tâm lý và những lưu ý để nuôi dạy bé trai tuổi lên 3 hiệu quả-1

Tâm lý của con trai 3 tuổi

Từ trước đến nay, phụ huynh thường cho rằng bé trai sẽ có xu hướng thích vận động hơn nên cũng nghịch ngợm hơn; bé trai thích các trò chơi mang tính mạnh mẽ và nam tính hơn bé gái chẳng hạn như thích chơi ô tô, rô bốt, người máy…; thậm chí là các bé trai hiếu thắng hơn nên dễ gây gổ hơn. Xong thực tế là tâm lý của bé trai và bé gái 3 tuổi chưa có nhiều sự khác biệt rõ rệt mà mang tính chất tương đối, có phần phụ thuộc vào bố mẹ. Chẳng hạn, mẹ hay mua búp bê cho con gái nhưng lại chỉ mua ô tô cho con trai, mẹ cho con gái học múa nhưng lại thích cho con trai học võ….

Tuy nhiên dù là bé trai hay bé gái thì các bé ở độ tuổi lên 3 đều có những tâm lý đặc trưng chung, bé sẽ đáng yêu hơn, lém lỉnh hơn, nhưng cũng vô cùng phức tạp, lắm yêu sách, thậm chí đôi lúc còn có những hành vi khiến người lớn bực mình, khó chịu. Cụ thể:

- Trẻ bắt đầu biết cách thể hiện cảm xúc của mình và hiểu được cảm xúc của mọi người xung quanh.

- Trẻ mong muốn tự lập và tự làm mọi việc giống như người lớn. Đây cũng là lúc “cái tôi” của trẻ hình thành.

- Trẻ luôn tò mò, thích tìm tòi, khám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống và thế giới xung quanh. Lúc này trong đầu trẻ có cả ngàn thắc mắc và vạn câu hỏi vì sao được đưa ra khiến cho phụ huynh vô cùng đau đầu.

- Trẻ bắt đầu học những điều mới bằng các quan sát và bắt chước cử chỉ, hành động, lời nói của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ - người gần gũi nhất với trẻ.

- Khả năng ghi nhớ của trẻ 3 tuổi cũng phát triển mạnh mẽ hơn, chẳng hạn bé có thể nhớ được những vần thơ, bài hát rất nhanh và thậm chí trẻ có thể đọc lại, hát lại cho người khác nghe. 

Đặc điểm tâm lý và những lưu ý để nuôi dạy bé trai tuổi lên 3 hiệu quả-2

- Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ rất dễ làm quen với các bạn cùng tuổi. Trẻ có thể hiểu hầu hết những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mình chưa biết.

- Tâm lý trẻ 3 tuổi thường tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và hay hờn dỗi, thậm chí một số trẻ còn có những phản ứng như khóc lóc, lăn lộn,vật vã để đòi cho được một thứ đồ chơi gì đó…  

Cách nuôi dạy con trai 3 tuổi

Đối với các bậc cha mẹ, nuôi dạy con cái là một hành trình khó khăn nhưng hạnh phúc. Cho dù tâm lý trẻ 3 tuổi có phức tạp đến đâu, thì với tình yêu thương, chở che, sự nêu gương dạy dỗ của cha mẹ vẫn là điều quan trọng nhất để giúp trẻ định hình, phát triển một cách tốt nhất cảm xúc và nhân cách tốt đẹp trong tương lai.

Để nuôi dạy con trai 3 tuổi nói riêng và các bé nói chung, bố mẹ cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển tâm lý của con trong độ tuổi này, cũng như đặc điểm của mỗi bé, từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất.  

Bên cạnh đó, theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, muốn trẻ trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” nghe lời và phát triển đúng đắn, cha mẹ nên đảm bảo những yếu tố quan trọng sau khi nuôi dạy trẻ:

1. Nhất quán trong việc giáo dục trẻ

Một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời là cha mẹ, ông bà cần phải thể hiện được sự nhất quán trong phương pháp giáo dục trẻ. Những trường hợp như bố nói một đằng, mẹ dạy một nẻo hay bố mẹ dạy con ông bà lại bênh cháu… là hoàn toàn nên tránh bởi sẽ khiến trẻ trở nên mông lung, khó hiểu và không xác định được đúng sai.

2. Nhẹ nhàng với trẻ

Trẻ em không thể tiếp thu nếu cha mẹ dạy con trong lúc tức giận. Khi giải quyết một vấn đề gì đó với con, hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời tốt nhất là hãy nhẹ nhàng với bé. Bằng sự cảm thông của cha mẹ, việc dạy con biết vâng lời sẽ không phải quá khó.

Đặc điểm tâm lý và những lưu ý để nuôi dạy bé trai tuổi lên 3 hiệu quả-3

4. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời

Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy nói chuyện với bé về việc bé sẽ bị phạt thế nào khi vi phạm. Sau khi bé đã được thông báo, bạn mới thực hiện. Khi bé vi phạm nguyên tắc, bạn sẽ buộc phải áp dụng hình thức phạt theo quy định. Hãy nhớ rằng, hình phạt là cách để bố mẹ dạy con trẻ rằng, khi con làm điều gì đó sai sẽ có một cái giá phải trả.

5. Khuyến khích trẻ

Một cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời rất tuyệt vời chính là sự động viên, khuyến khích của cha mẹ. Khi con bạn tuân thủ tốt các quy định đã đặt ra, hãy khen ngợi bé để con có động lực tiếp tục phát huy.

6. Giải thích rõ những yêu cầu của bạn

Không ai thích bị bắt buộc phải làm điều gì đó mà không được giải thích tại sao, các bé cũng vậy. Để dạy con biết vâng lời, hãy giảng giải cho trẻ biết mục đích đằng sau những lời yêu cầu đó, khi hiểu rồi trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn với bạn.

7. Thưởng cho bé khi làm tốt

Tất cả chúng ta đều sẽ làm tốt hơn nếu có một chút khích lệ và trẻ lên 3 cũng vậy. Khi trẻ làm việc tốt hay biết nghe lời, bố mẹ có thể dành cho con những phần thưởng chúng yêu thích. Đôi khi một viên kẹo, một món đồ chơi mới sẽ làm nên điều kỳ diệu trong việc dạy con biết vâng lời. 

Đặc điểm tâm lý và những lưu ý để nuôi dạy bé trai tuổi lên 3 hiệu quả-4

8. Không dùng roi vọt

Sử dụng đòn roi mà một phương pháp giáo dục tiêu cực mà các chuyên gia tâm lý đã khuyến cáo cha mẹ không nên lạm dụng bởi nó không những kém hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.

Thực tế, đánh khi con hư, mắng khi con sai không khiến đứa trẻ ngoan lên mà chỉ là biện pháp giúp bố mẹ giải tỏa cảm xúc tức giận nhất thời của mình. Vì vậy, thay vì đánh mắng, bố mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ, nhắc nhở con đồng thời áp dụng các hình phạt khoa học và phù hợp.

9. Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ trai hay trẻ gái tuổi lên 3 thì đều rất tò mò, nghịch ngợm nên bố mẹ cần phải dạy con các quy tắc bảo tự vệ bản thân để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra như hóc dị vật, ăn nhầm xà phòng, nhét vật lạ vào mũi… Hơn nữa, trẻ nhỏ mải chơi nên cũng rất hay quên, do đó dù đã dạy rồi, bố mẹ cũng cần thường xuyên nhắc lại các quy tắc đó để trẻ luôn ý thức được những điều mình không được làm.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.