Dẫn con đến nhà em gái chơi, con buột miệng chê: 'Nhà nhỏ quá', người mẹ nói lời gì mà được khen ngợi

Trẻ con không biết nói dối. Tuy vậy, cách cư xử của các bậc phụ huynh có thể định hướng được suy nghĩ của trẻ.

Bản chất của trẻ là thích chơi đùa. Nhiều bậc cha mẹ thường muốn đưa con ra ngoài chơi để giúp trẻ mở rộng tầm nhìn cũng như nâng cao kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc của trẻ.

Dẫn con đến nhà em gái chơi, con buột miệng chê: 'Nhà nhỏ quá', người mẹ nói lời gì mà được khen ngợi

Tiểu Hồng là một cô bé 4 tuổi hoạt bát và vui vẻ, được mọi người yêu mến vì sự dễ thương của mình. Một lần mẹ dẫn cô bé đến nhà dì chơi, Tiểu Hồng vừa vào cửa, đầu tiên là chào dì nhưng sau đó Tiểu Hồng đã chê: "Dì ơi, sao nhà dì nhỏ quá vậy."

Mẹ của Tiểu Hồng nghe những lời này mà đứng hình mất mấy giây. Cô không ngờ con gái ngoan ngoãn của cô lại nói ra những lời như vậy. Người dì cũng cười ngượng nghịu. Mẹ của Tiểu Hồng nhanh trí đã nói với con: "Nhà của cô nhỏ nhưng rất sạch sẽ. Con cần học hỏi cách sắp xếp đồ đạc của cô nhé. Sau này con lớn lên, con kiếm được nhiều tiền, con hãy mua một ngôi nhà lớn cho dì nhé!"

Dẫn con đến nhà em gái chơi, con buột miệng chê: Nhà nhỏ quá, người mẹ nói lời gì mà được khen ngợi-1

Khi đối mặt với những “lời chê thẳng thừng” của trẻ, cha mẹ nên làm như sau:

1. Không đánh đập, mắng mỏ con

Khi trẻ nói năng thô lỗ, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là mắng trẻ. Điều này thực tế là sai. Việc mắng trẻ sẽ khiến con cảm thấy rất hoang mang. Trẻ con không biết nói dối, con chỉ nói những điều con nghĩ thôi. Tại sao con lại bị mắng? Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ rơi vào trạng thái thiếu tự tin, phủ nhận bản thân.

Dẫn con đến nhà em gái chơi, con buột miệng chê: Nhà nhỏ quá, người mẹ nói lời gì mà được khen ngợi-2

2. Đừng ngại giải thích lý lẽ với con cái

Con tuy nhỏ nhưng không phải là không có lý. Khi trẻ nói thẳng, điều cha mẹ cần làm là tìm hiểu suy nghĩ bên trong của trẻ và nói cho trẻ biết nguyên nhân và kết quả của toàn bộ sự việc, để trẻ hiểu được có nên nói câu này có nên nói hay không.

3. Thường xuyên giáo dục, hướng dẫn con cái phải nói gì, phải làm gì

Trẻ em thường thể hiện những suy nghĩ bên trong của riêng mình và cách thể hiện có thể không chính xác. Vì vậy, cha mẹ phải hướng dẫn con cách sắp xếp ngôn ngữ và cách diễn đạt sao cho đúng, cũng như cách diễn đạt nên sử dụng ở những nơi nào.

Suy nghĩ của trẻ em luôn khác với suy nghĩ của người lớn. Suy nghĩ của các luôn rất đơn giản, không biết tùy theo tình huống mà nói, luôn nói những gì mình muốn, đôi khi thực sự gây ra những tình huống rất xấu hổ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chính xác nên nói gì trong những tình huống nhất định.

Dẫn con đến nhà em gái chơi, con buột miệng chê: Nhà nhỏ quá, người mẹ nói lời gì mà được khen ngợi-3

4. Lắng nghe và đồng cảm với trẻ

Trẻ em luôn có rất nhiều ý tưởng mới lạ. Lúc này, các bậc phụ huynh cần lắng nghe trẻ nhiều hơn, không ngắt lời trẻ để con có thể thể hiện những điều mà mình nghĩ. Trẻ em không chỉ có thể bày tỏ, mà còn học cách lắng nghe cha mẹ. Điều này sẽ tác động một cách tinh tế đến trẻ, giúp bé trở nên tự tin hơn, có kỹ năng diễn đạt và lắng nghe tốt hơn trong tương lai.

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/nuoi-con/dan-con-mieng-den-nha-em-gai-choi-con-buot-mieng-che-nha-nho-qua-nguoi-me-noi-loi-gi-ma-duoc-khen-ngoi-20221122203845576.htm

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.