- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghiên cứu tâm lý: Đây là người con thiệt thòi trăm bề, đến 90% gia đình đều giống nhau
Bạn sẽ rất bất ngờ với kết quả của cuộc nghiên cứu.
Mới đây, trên Toutiao (MXH Trung Quốc) nổ ra thảo luận sôi nổi về vấnd dề: "Trong số các anh chị em gia đình, ai thường là người thiệt thòi nhất?". Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời hợp lý, đến 90% các gia đình đều giống nhau.
Bỏ mặc cảm xúc người con thứ hai
Nhiều bậc cha mẹ của những gia đình đông con sẽ có trải nghiệm này. Khi chưa có con, nhiều ông bố bà mẹ rất kỳ vọng vào sự xuất hiện của đứa trẻ. Họ thường tưởng tượng về việc nuôi dạy một đứa trẻ sẽ như thế nào. Cuộc sống hào hứng nhưng cũng có chút bất an.
Đến khi đứa trẻ thứ hai chào đời thì sao? Mặc dù các bậc cha mẹ đã chuẩn bị đầy đủ nhưng rõ ràng họ sẽ không đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con đầu lòng. Con thứ hai thường không nhận được nhiều sự quan tâm so với con đầu lòng, cha mẹ dễ bỏ mặc cảm xúc của người con sau. Nghĩa là đứa trẻ không nhận được sự hỗ trợ, quan tâm và đáp lại về mặt tinh thần mà đối phương xứng đáng có được trong mối quan hệ.
(Ảnh minh hoạ)
Chẳng hạn khi đứa trẻ sợ hãi, tức giận, cha mẹ không dỗ dành và để trẻ khóc cho đến khi chán. Hay khi trẻ muốn cha mẹ chơi cùng thì cha mẹ chỉ tập trung vào việc khác, không đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Theo thời gian, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này sẽ cảm thấy rằng các thành viên trong gia đình không quan tâm đến trẻ và những trải nghiệm cảm xúc của trẻ không được coi trọng, gây ra hàng loạt vấn đề về tình cảm và nhân cách.
Nhà tâm lý học người Mỹ - Jane Nelson đã tóm tắt tác động sâu sắc của việc "bỏ bê cảm xúc" đối với sự phát triển của trẻ trong cuốn "Kỷ luật tích cực", bao gồm 3 khía cạnh:
- Khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc: Nếu cha mẹ không phản ứng kịp thời với cảm xúc của con và thiếu sự hướng dẫn về mặt cảm xúc thì trẻ sẽ khó thể hiện và quản lý cảm xúc một cách hợp lý và sẽ khó điều tiết cảm xúc khi lớn lên.
- Nhạy cảm giữa các cá nhân: Những đứa trẻ như vậy có thể cảm thấy bất an do không nhận được đủ sự quan tâm ở nhà. Để nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ cha mẹ, trẻ sẽ bắt đầu quan sát những thay đổi trong cảm xúc của cha mẹ và cố gắng làm hài lòng cha mẹ. Trong quá trình tương tác với người khác, trẻ cũng sẽ chú ý quá nhiều đến cảm xúc của người khác và trở nên thận trọng vì sợ làm sai điều gì đó.
- Lòng tự trọng thấp: Những đứa trẻ như vậy, lớn lên trong một môi trường không được coi trọng và có thể cảm thấy mình không đủ tốt nên bị phớt lờ. Một số người sẽ làm việc chăm chỉ để chứng tỏ bản thân. Theo thời gian, thói quen hành vi và tâm lý này cũng được áp dụng vào công việc và giao tiếp với bạn bè, khiến trẻ lớn lên trở nên cạnh tranh quá mức. Đôi khi, kiểu người này chỉ trích người khác để có được sự tự tin và chứng tỏ bản thân.
Sự khác biệt về mức độ gắn bó giữa cha mẹ và con cái
Theo lý thuyết gắn bó của 2 nhà tâm lý học John Bowlby và Mary Ainsworth, mối quan hệ ổn định sớm giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của trẻ.
Đứa con đầu lòng thường hình thành một kiểu gắn bó ổn định với cha mẹ. Đứa con thứ hai có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ gắn bó sâu sắc khi cha mẹ đã bị đứa con đầu "chiếm giữ".
Tuy nhiên, có một số tranh cãi về lý thuyết này. Một số người cho rằng dù sinh ra trước hay muộn thì tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là như nhau.
(Ảnh minh hoạ)
Lý thuyết thứ tự sinh của nhà tâm lý học Adler
Alfred Adler là một trong những đại diện của tâm lý học nhân cách. Ông lần đầu tiên đề xuất tác động của thứ tự sinh đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Các tác động cụ thể là:
- Con trai cả: thường phát triển tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ trong thời kỳ được cha mẹ quan tâm đặc biệt.
- Con giữa: sẽ cảm thấy bị kẹt ở giữa, không có sự ủy quyền của con cả hay sự chiều chuộng như con út. Vì vậy, người con thứ hai có thể cố gắng tìm kiếm vị trí và giá trị của bản thân nhưng cũng dễ cảm thấy bị bỏ rơi và bất an.
- Con út: Thường là “đứa con cưng” của gia đình, là người được cưng chiều…
Theo quan điểm của Adler, đứa con giữa trong gia đình dễ bị bỏ mặc về mặt tình cảm nhất, không nhận được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ như đứa con lớn, cũng như đứa con út cũng không nhận được sự nuông chiều nhiều hơn từ ông bà, người thân xung quanh.
Có vẻ như trong số các anh chị em, đứa con thứ hai là người có “cuộc đời khốn khổ” nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên, một bà mẹ đã đề cập đến quan điểm của mình: "Tôi có 3 người con, đứa lớn du học bậc Đại học, là niềm tự hào của cả gia đình. Về phần con trai thứ hai, chúng tôi hy vọng nó sẽ tự lập hơn. Còn con út đang học mẫu giáo, cần được chiều chuộng, ưu tiên hơn".
(Ảnh minh hoạ)
Qua bài phỏng vấn này, không khó để nhận ra người anh cả đã ra nước ngoài phát triển sự nghiệp, trong khi người con thứ hai lại được gia đình rất kỳ vọng, mong có thể giúp đỡ bố mẹ chăm sóc đứa con út. Nhưng ai sẽ là người chăm lo cho cảm xúc của đứa con thứ hai?
Người con thứ hai thường dễ rơi vào tình thế khá khó xử và dễ bị cha mẹ phớt lờ. Trẻ không được cha mẹ dành sự quan tâm đặc biệt như con cả, cũng như không được yêu thương như con út. Trẻ thường được yêu cầu phải chăm lo cho mọi người xung quanh.
Theo Người đưa tin
-
Làm mẹ21 giờ trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ2 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLà cha mẹ, một trong những nhiệm vụ của bạn là dạy con cư xử theo các chuẩn mực xã hội. Con cần phải biết nhận sai và nói lời xin lỗi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcYêu một người là khi trái tim con hối hả trước người đó. Là trái tim của con chứ không phải ý nghĩ hay những lời nói của bạn bè. Là trái tim của con đập liên hồi khi gặp - nghĩ hay nói đến người ấy.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNếu các phụ huynh chú ý hơn đến việc phát triển các kỹ năng mềm của con em mình, chúng sẽ lớn lên tự tin và kiên cường hơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCai sữa cho con vào thời điểm nào là vấn đề quan tâm của hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Một trong những nỗi lo lắng thường trực đó là nếu cai sữa muộn thì trẻ có bị lười ăn không?