'Dạy trẻ đọc khi mới 3 tuổi có tốt không?' - Câu trả lời khiến phụ huynh bất ngờ

Việc dạy trẻ 3 tuổi biết đọc chữ có thật sự tốt hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các bậc phụ huynh.

Nhiều phụ huynh muốn con mình có nền tảng vững chắc trước khi đến trường. Vì thế, ngay sau khi trẻ biết nói, bước vào giai đoạn 3 tuổi, họ ép con học đọc như một đứa trẻ lên 6. Điều này vô tình khiến trẻ trở nên sợ hãi chữ cái và số đếm, từ đó làm giảm tốc độ ghi nhớ của não bộ và gây tác dụng ngược. 

Ở độ tuổi này, trẻ cần phải được giáo dục đúng cách để phát triển tư duy lẫn thể chất, chứ không chỉ là học chữ. Việc cha mẹ tập đọc cho trẻ 3 tuổi, có thể khiến trẻ mất đi cơ hội phát triển khả năng sáng tạo, sự tò mò vốn có và các trí thông minh khác như EQ, AQ, SEQ. 

Dạy trẻ đọc khi mới 3 tuổi có tốt không? - Câu trả lời khiến phụ huynh bất ngờ-1
Việc dạy trẻ 3 tuổi biết đọc chữ có thật sự tốt hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các bậc phụ huynh. (Ảnh minh họa)

Những tác hại khi dạy trẻ học chữ quá sớm

1. Ảnh hưởng đến tư thế ngồi học của trẻ

Trẻ 3 tuổi rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Việc bắt ép trẻ ngồi học chỉ khiến trẻ sinh ra tâm lý chán ghét và muốn rời khỏi chỗ. Ở độ tuổi này, trẻ chưa thể tập trung trong khoảng thời gian để học. Nếu cha mẹ vẫn bắt ép sẽ khiến trẻ khi lớn lên có thể mất tập trung trong việc học và nhiều việc khác.

2. Hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ

Sáng tạo là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp trẻ dễ dàng thành công hơn trong tương lai. Thế nhưng, nếu cha mẹ bắt ép con học sớm sẽ khiến não bộ ghi nhớ nhiều thông tin. Từ đó khiến trẻ mất đi khả năng sáng tạo vốn có.

3. Khả năng phát triển tư duy kém phát triển

Nếu cha mẹ bắt ép con ghi nhớ bảng chữ cái hay học thuộc từ ghép khi mới 3 tuổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển tư duy. Lớn lên trẻ có thể nảy sinh tính chây ỳ, lười suy nghĩ, lười tư duy. Việc không chịu động não trước một bài toán khó hay nghĩ ra ý tưởng cho bài văn sẽ khiến trẻ khó đạt được thành tích tốt trong học tập.

4. Sự vận động của trẻ không được chú trọng

Vận động là một trong các yếu tố giúp cơ thể khỏe hơn và giàu năng lượng. Vì thế, nếu cha mẹ bắt con ngồi học mà không để con tham gia các hoạt động thể chất sẽ gây ra nhiều nguy hại. Trẻ sẽ mất đi sức đều kháng, trở nên chậm chạp, lù lì. 

Dạy trẻ đọc khi mới 3 tuổi có tốt không? - Câu trả lời khiến phụ huynh bất ngờ-2
Ảnh minh họa.

Một số phương pháp dạy trẻ đọc chữ sớm

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc cho trẻ làm quen với mặt chữ từ sớm sẽ giúp trẻ có lợi thế hơn trên con đường học vấn sau này. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh vẫn dạy con mình học tiếng Việt khi còn nhỏ. Nhưng với 1 tần suất và phương pháp học phù hợp. Nếu như có cách giáo dục khoa học, trẻ sẽ phát triển tư duy và khả năng sáng tạo vượt bậc.

- Lựa chọn thời điểm thích hợp để dạy: Thời điểm để trẻ tiếp thu kiến thức mới nhanh nhất đó chính là lúc trẻ có tâm trạng thoải mái. Bởi vậy, cha mẹ không nên dạy trẻ đọc khi trẻ đang buồn chán, khó chịu hay mệt mỏi. 

- Thời lượng học phù hợp: Dạy trẻ biết đọc sớm là điều cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên không nên nhồi nhét kiến thức cho trẻ trong hàng giờ. Bởi điều này khiến trẻ chán nản, hiệu quả tiếp thu không cao. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng tập trung của trẻ trung bình chỉ kéo dài từ 7 - 10 phút. Chính vì vậy, việc dạy trẻ học đọc không nên kéo dài quá lâu. Mỗi tuần, cha mẹ có thể dạy trẻ tập đọc 2 - 3 lần và dừng lại nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung.

- Kết hợp với trò chơi: Lồng ghép trò chơi vào việc dạy bé tập đọc là phương pháp hữu hiệu để duy trì sự hào hứng, vui vẻ của trẻ. Điều này sẽ giúp cân bằng giữa học tập và thư giãn. Từ đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sau mỗi phần chơi, cha mẹ có thể tặng trẻ một món quà nhỏ để khuyến khích trẻ chinh phục những mục tiêu mới.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/day-tre-doc-khi-moi-3-tuoi-co-tot-khong-cau-tra-loi-khien-phu-huynh-bat-ngo-20230216104215488.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.