Đề phòng mẹ đọc trộm tin nhắn, con gái lớp 6 đánh đố bằng cách nói chuyện với bạn hoàn toàn bằng tiếng Anh

Tuy mới lớp 6 nhưng trình độ ngoại ngữ của trẻ em bây giờ rất tốt. Người mẹ sau khi nhìn vào điện thoại thì choáng váng, không thể hiểu lũ trẻ nói gì.

Trẻ em đang phát triển từng ngày, cha mẹ cũng dần nhận ra rằng đứa trẻ càng có cá tính thì càng yêu cầu không gian riêng, cũng rất quan tâm bảo vệ “sự riêng tư’ của mình.

Một số bậc cha mẹ không đồng ý với điều này, thậm chí cảm thấy đứa trẻ có phần "kiêu ngạo". Tại sao bọn trẻ lại dám thiết lập giới hạn cho cha mẹ của chúng? 

Trong thực tế, ý thức ranh giới và nhu cầu bản thân ngày càng được trẻ em để ý nhiều hơn. Cha mẹ nên tôn trọng ranh giới của sự chung sống với trẻ, cho phép trẻ giữ bí mật nhỏ của riêng mình, không cố ý rình mò, dò hỏi.

01. Con gái học lớp 6 nói chuyện với bạn cùng lớp bằng tiếng Anh, chỉ để phòng mẹ “đọc trộm”

Một phụ huynh đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình trên mạng xã hội như sau: Chị có một cô con gái xinh như hoa như ngọc, từ nhỏ đã rất hiểu biết, thành tích học tập cũng rất tốt, làm chị rất tự hào. Mối quan hệ giữa hai mẹ con từng rất thân thiết, con gái mỗi ngày tan học về nhà, sẽ chia sẻ với mẹ những điều thú vị mà con gặp trong khuôn viên trường; nếu con gặp vấn đề, sẽ yêu cầu mẹ giúp đỡ, lắng nghe lời khuyên của mẹ.

Nhưng sau khi con gái chị lên lớp 6, tình hình bắt đầu thay đổi. Người mẹ thấy con gái mình nói ít hơn, đôi khi chủ động hỏi con gái một số tình huống, cô con gái thường không kiên nhẫn trả lời.

Điều này làm cho chị ngày càng lo lắng, luôn sợ rằng con gái sẽ yêu sớm, có thể bị nhiễm thói quen xấu...

Để hiểu được những bí ẩn của con, người mẹ đã lén đọc trộm tin nhắn trên điện thoại di động của con, mục đích là muốn biết cô gái thường trò chuyện những gì với bạn bè. Con gái chị sau khi phát hiện ra hành vi của mẹ thì rất tức giận.

Không muốn bị mẹ “đọc trộm” tin nhắn của mình một lần nữa, cô bé chuyển hẳn sang nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh với các bạn. Tuy mới lớp 6 nhưng trình độ ngoại ngữ của trẻ em bây giờ rất tốt, đủ để giao tiếp một số việc đơn giản. Người mẹ sau khi nhìn vào điện thoại thì choáng váng, không thể hiểu lũ trẻ nói gì.

Đề phòng mẹ đọc trộm tin nhắn, con gái lớp 6 đánh đố bằng cách nói chuyện với bạn hoàn toàn bằng tiếng Anh-1

Sau đó, chị đăng chuyện này lên mạng, còn cảm khái nói: "Con gái vì đề phòng tôi, đã lao tâm khổ tứ không ít”.

Có cư dân mạng vào mách nước cho chị rằng có thể sử dụng công cụ dịch tự động để hiểu những gì con gái nói. Nếu người mẹ sử dụng cách này thì việc trò chuyện bằng tiếng Anh của cô con gái cũng vô ích. 

Nhưng có nhiều dân mạng nghĩ rằng cách tiếp cận như vậy là không thích hợp. Đứa trẻ đã trưởng thành, trong lòng mong muốn có một thế giới nhỏ của riêng mình thì người mẹ nên tôn trọng con, đối mặt với sự việc một cách bình tĩnh.

Huống chi sau khi xem lịch sử trò chuyện của cô con gái mà người mẹ đăng tải lên mạng, đó đều là một số cuộc đối thoại bình thường nên người mẹ không cần quá lo lắng hay thắc mắc quá mức. Nếu chị có thể đối với con cái có niềm tin một chút, đứa trẻ cũng không cần hao tổn tâm sức như vậy chỉ để nói chuyện với bạn học. 

02 Trẻ em không thích nói chuyện - tâm sự, cha mẹ thay vì "xem trộm" tốt hơn là giao tiếp nhiều hơn
 

Tin rằng tình huống tương tự như trên, không ít cha mẹ đã gặp phải. Lúc này, nên đối phó với sự việc thế nào?  

1. Đồng cảm với trẻ

Đề phòng mẹ đọc trộm tin nhắn, con gái lớp 6 đánh đố bằng cách nói chuyện với bạn hoàn toàn bằng tiếng Anh-2

Cho dù là người lớn hay trẻ em, nhất là trẻ em đang bước vào tuổi dậy thì, không ai muốn nói với người khác tất cả những bí mật bên trong của mình.

Lời khuyên dành cho cha mẹ là nên suy nghĩ nhiều hơn, cố gắng suy nghĩ từ quan điểm của con cái mình về cảm giác bị lén “đọc trộm” để hiểu được tâm trạng của trẻ.

2. Cho trẻ nhiều không gian cá nhân hơn

Trẻ em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, cha mẹ nên cho con một số không gia tự do. Những thứ như nhật ký, tin nhắn văn bản trao đổi, lịch sử trò chuyện… không nên cố ý tìm hiểu, xem trộm. 

3. Đừng quá nghi ngờ trẻ

Cha mẹ nên cung cấp cho con cái sự tin tưởng tối thiểu, đừng nghi ngờ cách giao tiếp thông thường của trẻ mà hỏi đi hỏi lại, điều này không chỉ làm trẻ mệt mỏi hơn mà còn khiến trẻ thấy ngột ngạt, thậm chí sinh ra tâm lý nổi loạn. .

4. Khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình

Trên thực tế, nếu cha mẹ muốn biết tâm tư của con thì không cần phải làm những việc lén lút như nghe trộm, đọc trộm mà thay vào đó, cần trao đổi nhiều hơn với con dựa trên quy tắc bình đẳng, cởi mở và trung thực, đồng thời khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Tất nhiên, kiểu giao tiếp này không nên quá nghiêm túc hay nặng nề, sẽ khiến trẻ muốn phản kháng và càng ít nói chuyện với cha mẹ.

Cha mẹ có thể bắt đầu từ giọng điệu như một người bạn, thể hiện sự quan tâm và yêu thương con cái bằng lời nói, giảm bớt sự phản kháng của con, giúp cuộc giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn.

Cha mẹ cũng có thể giảm bớt sự nặng nề của không khí và giao tiếp bằng cách sử dụng một số từ thông dụng yêu thích của trẻ, chẳng hạn như ngôn ngữ tuổi teen, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng "hòa nhập" hơn.

Nếu việc giao tiếp mặt đối mặt gặp khó khăn, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp viết thư cho con, hoặc nhắn tin cho con trên mạng. Bằng cách sử dụng những phương pháp giao tiếp mới mẻ như thế, trẻ sẽ chào đón bố mẹ nhiều hơn và dễ dàng cởi mở hơn. 

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.