Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay "cắn móng tay" khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện

Theo các cuộc khảo sát ở nước ngoài có liên quan, 50% trẻ em sẽ cắn móng tay khi còn nhỏ và 23% trong số đó vẫn sẽ cắn móng sau khi trưởng thành ở tuổi 18.

Trong mắt rất nhiều bậc cha mẹ, loại tình huống này là chuyện rất bình thường, căn bản không cần can thiệp, đứa trẻ lớn lên sẽ không sao cả. Một số cha mẹ thì sẽ ra tay để phá bỏ hành động cắn móng tay của trẻ, và sử dụng các phương pháp khác nhau để loại bỏ thói quen xấu này của trẻ.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-1

# Các chức năng của móng tay là gì?

Thành phần chủ yếu của móng tay là chất sừng, tương tự như tóc, móng tay thuộc phần phụ của da, có chức năng cảm giác, có thể nâng cao độ nhạy cảm khi chạm vào đồ vật, hỗ trợ cầm nắm, véo trong cuộc sống hàng ngày. Móng được tái tạo và có thể chống lại một số tác nhân gây hại từ bên ngoài, bảo vệ các đầu ngón tay.

Ngoài ra, móng tay còn là nơi cung cấp máu dồi dào, có thể điều hòa nhiệt độ của nguồn cung cấp máu ngoại vi. Đồng thời, móng tay có thể biến đổi màu sắc và hình dạng, là cơ quan cảnh báo sớm các bệnh tật, cơ thể thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, nhiễm nấm… 

# Tại sao một số trẻ thích cắn móng tay?

1. Lo lắng, trầm cảm

Đến một môi trường xa lạ mà không có sự đồng hành của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy bồn chồn, bứt rứt. Trong quá trình cắn móng tay, cảm xúc xấu có thể được giải phóng tốt hơn, từ đó hình thành thói quen cắn móng tay. Chính vì thế, khi bước vào một môi trường dễ cáu kỉnh, gặp chuyện không vui, trẻ có thể giải tỏa cảm xúc xấu bằng cách cắn móng tay.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-2

2. Hội chứng Pica

Hội chứng Pica hiểu đơn giản là lặp đi lặp lại hoạt động ăn các đồ vật không phải là thực phẩm, là chứng rối loạn ăn uống. Ví dụ, khi trẻ thiếu sắt hoặc kẽm sẽ xuất hiện hội chứng pica và trẻ sẽ ăn một số loại thức ăn mà trước đây trẻ không ăn. Trong trường hợp này, bạn có thể đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra các nguyên tố vi lượng, nếu thực sự là do thiếu nguyên tố vi lượng gây ra, thông thường sau khi bổ sung các nguyên tố vi lượng, hiện tượng cắn móng tay sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Thiếu canxi

Nếu trẻ kén ăn, cấu trúc chế độ ăn quá đơn giản có thể khiến cơ thể bị thất thoát một lượng lớn canxi, dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi và có xu hướng cắn móng tay. Cha mẹ có thể cho trẻ uống dung dịch canxi gluconat, viên canxi cacbonat D3, viên nhai canxi vitamin D và các loại thuốc khác để điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

4. Mọc răng

Khi trẻ ở độ tuổi mọc răng, nếu bỗng dung trẻ thích cắn móng tay thì khả năng mọc răng là rất cao. Trong quá trình phát triển của trẻ, răng sẽ mọc ra từ từ, nhưng khi răng mọc, trẻ cảm thấy nướu bị ngứa nên nhiều trẻ có xu hướng dùng móng tay để cải thiện tình trạng khó chịu này. Cụ thể, trẻ sẽ có thói quen cắn móng tay thường xuyên.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-3

# Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay "cắn móng tay" khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện

1. Tổn thương móng tay

Cắn móng tay thường xuyên sẽ khiến đầu móng bị lõm xuống, phá hủy các mô liên quan xung quanh móng, dẫn đến nhiễm trùng hoặc biến dạng nền móng, quanh móng,... rất mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, trên thực tế, việc luôn cắn ngón tay rất có hại cho cơ thể trẻ, bởi trong móng tay ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn dễ khiến trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, cắn móng tay lâu ngày còn có thể gây ra các bệnh về răng miệng.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-4

2. Nhiễm bệnh

Bàn tay con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nhất, đặc biệt là trẻ em, vì tò mò nên chúng luôn thích sờ chỗ này, gãi chỗ kia, thậm chí còn bò lổm ngổm dưới đất. Do đó, móng tay và đầu ngón tay sẽ có rất nhiều vi khuẩn, vi rút và các loại vi sinh vật gây bệnh.

Các kẽ móng tay là nơi thích hợp để vi khuẩn sinh sôi và một số trứng ký sinh trùng có thể tồn tại vài ngày trong các kẽ móng tay. Khi trẻ cắn móng tay chắc chắn sẽ vô thức đưa một lượng lớn vi trùng vào miệng và cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng như lỵ trực khuẩn, hoặc các bệnh ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim,….

3. Cản trở sự phát triển răng miệng của trẻ và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chúng

Khi trẻ cắn móng tay, má hai bên bị siết chặt lại, vòm răng cong bình thường ban đầu sẽ bị ép thành hình nhọn, dẫn đến vòm hàm trên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển răng, lợi, hàm của trẻ mà còn dễ khiến trẻ bị hô hàm dưới, mọc răng không đều, cản trở việc ăn nhai…

Hơn nữa, nếu trẻ thường xuyên cắn móng tay, đặt ngón tay vào răng cửa trên trong thời gian dài, răng cửa trên sẽ chìa ra ngoài, tạo thành răng vẩu, răng trên và răng dưới không thể cắn vào nhau bình thường, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vẻ ngoài của trẻ.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-5

4. Gây viêm quanh móng, móng không mọc được

Có người già lắm rồi mà vẫn thích cắn móng tay lắm, kết quả cả 10 móng tay đều bị ông làm móp, có khi chảy máu.

Khi đi khám bác sĩ, ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm quanh móng, đau đến mức được bác sĩ “cảnh cáo”, nếu tiếp tục gặm móng tay thì sẽ phải nhổ cả móng đi và có thể sẽ không bao giờ có móng tay lại nữa. 

# Làm thế nào để giúp con bỏ thói quen cắn móng tay?

1. Cải thiện tâm trạng

Cha mẹ phải luôn đồng hành cùng trẻ, chú ý để trẻ ở trong môi trường thoải mái và ấm áp nhất có thể, thường xuyên chơi trò chơi với trẻ, nói cho trẻ biết những bất lợi của việc cắn móng tay, để trẻ bỏ thói quen này.

2. Bổ sung nguyên tố vi lượng

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra một số nguyên tố vi lượng để xem có phải do thiếu kẽm, sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng khác hay không. Khi đó, bố mẹ có thể cải thiện tình trạng cắn móng tay bằng cách uống thuốc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ hay cắn móng tay khi lớn lên? Bác sĩ chỉ ra 4 tình huống hay xuất hiện-6

3. Cắt móng tay thường xuyên

Cha mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, cắt móng tay cho trẻ mỗi tuần một lần, không nên để móng tay trẻ dài vừa dễ khiến vi khuẩn lưu trú vừa kích thích trẻ cắn móng tay. 

Bên cạnh đó, sau khi cắt móng tay cho bé, mẹ nên làm nhẵn các cạnh và góc xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt tốt để có thể ngăn trẻ thường xuyên cắn móng tay.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.