Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật "động trời"

Mặc dù đã tìm đủ mọi cách hỗ trợ để mang thai nhưng cô gái trẻ vẫn chưa một lần được thấy que thử thai "2 vạch"

Hầu hết các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều mong muốn có thai luôn. Đây là vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản nhưng do đời sống xã hội có nhiều thay đổi, chịu nhiều áp lực và nhiều thói quen không lành mạnh nên nhiều người gặp khó khăn trong việc sinh nở. Vì vậy, trước khi sinh con cần phải có một thời gian dài để chuẩn bị cho việc mang thai. Tuy nhiên, có người mang thai rất thuận lợi nhưng cũng có người lại khá gian nan, có khi chờ 1 năm hay vài năm mà con yêu vẫn chưa đến.

Tiểu Hồng lấy chồng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, hai vợ chồng họ cũng giống như hầu hết các cặp vợ chồng khác đều mong muốn có một đứa con để "vui cửa vui nhà" và cũng tăng thêm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Mặc dù, rất tích cực chuẩn bị cho việc mang thai, nhưng sau một năm trời ròng rã, Tiểu Hồng vẫn chưa có dấu hiệu gì có thai. Quá sốt ruột nên 2 người đã đến nhiều bệnh viện khác nhau để khám nhưng đều không phát hiện ra vấn đề gì.

Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật động trời-1

Tình cờ, trong một lần Tiểu Hồng bị bong gân chân, khi đến bệnh viện khám cô ấy mới phát hiện ra sự thật kinh hoàng. Thông thường, xương của các bé gái sẽ đóng lại sau 16 tuổi, nhưng xương của Tiểu Hồng 25 tuổi vẫn đang trong quá trình phát triển. Điều này khiến bác sĩ bị sốc, sau khi tìm hiểu, ông phát hiện ra Tiểu Hồng đã không có kinh nguyệt chính thức trong nhiều năm.

Mặc dù Tiểu Hồng vẫn có tử cung nhưng về mặt sinh học thì cô ấy giống như nam giới. Vị bác sĩ đã điều tra ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng của Tiểu Hồng là do bố mẹ cô ấy. Hai người vốn là họ hàng gần của nhau nhưng họ lại kết hôn rồi sinh ra Tiểu Hồng. Khi biết chuyện, cả bố và chồng cô hiện đang rất suy sụp.

Ngày xưa, việc kết hôn với họ hàng gần rất phổ biến, do nhận thức của mọi người còn kém và khoa học cũng chưa phát triển nên không thể giải thích cũng như biết được hậu quả do kết hôn cận huyết gây ra. Mãi sau này, khi công nghệ y học không ngừng phát triển, sau nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hôn nhân giữa những người họ hàng gần gũi có nhiều bất lợi và tác động xấu đến đời con cháu của họ.

Những tác hại nguy hiểm của việc kết hôn cận huyết thống

1. Ảnh hưởng đến trí thông minh

Thông thường, hôn nhân cận huyết sẽ ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh, điển hình là trẻ sinh ra từ việc cha mẹ kết hôn gần huyết thống sẽ có trí thông minh thấp hơn những đứa trẻ bình thường, thậm chí có con còn bị sinh non, tử vong, suy dinh dưỡng..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sau này.

Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật động trời-2

Kết hôn gần gây ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ

2. Tăng khả năng mắc các bệnh di truyền

Việc kết hôn của những người thân ruột thịt sẽ mang lại nhiều hậu quả không mong muốn, trong đó có việc gia tăng dị tật. Thông thường những thai nhi như vậy sẽ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, rối loạn chuyển hóa, thiếu men G6PD và đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, ngoài ra còn một số bệnh khác như sứt môi, hở hàm ếch... Mặt khác, kết hôn cận huyết còn làm tăng sự xuất hiện các gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền khiến chất lượng nòi giống ngày càng giảm sút, việc điều trị các bệnh di truyền trên cũng tốn kém kinh tế, khiến chất lượng cuộc sống đi xuống.

Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật động trời-3

Kết hôn gần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền

Nhiều người nghĩ rằng những người thân của họ khi kết hôn cận huyết không gặp phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, có những bệnh sẽ không bộc lộ ra ở thế hệ này nhưng có thể xuất hiện ở thế hệ khác. Vì vậy, đừng nghĩ rằng không nhìn thấy hậu quả thì không sao mà làm liều nhé. Hậu quả ở phía sau và tồn tại lâu dài hơn là bạn nghĩ đấy

Vì vậy, tốt nhất nên tránh kết hôn giữa những người ruột thịt càng tốt (ít nhất là trên 3 đời). Nếu không may kết hôn thì trước khi sinh em bé cần chú ý những điểm sau đây:

- Tư vấn trước khi mang thai

Tham khảo trước những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh con. Nếu vấn đề không quá nghiêm trọng thì bạn có thể cân nhắc sinh con, ngược lại nếu gặp vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên từ bỏ việc sinh con.

Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật động trời-4

- Khám thai đúng lịch

Dù tìm mọi cách nhưng suốt 1 năm qua cặp vợ chồng vẫn không thể mang thai, nhờ một lần bị bong gân chân mà người vợ phát hiện ra sự thật động trời-5

Khi mang thai, mỗi giai đoạn đều phải khám thai để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là 3 mốc quan trọng này, bạn không nên bỏ qua, vì đây là giai đoạn có thể phát hiện ra các dị tật thai nhi chính xác:

+ Tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ: Cho kết quả đo độ mờ da gáy chính xác, từ đó phát hiện một số dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…

Nếu ở lịch khám thai định kỳ tuần 11 – 13 phát hiện có hình ảnh siêu âm bất thường về di truyền của thai nhi, trong đó có hội chứng Down, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện chọc dò nước ối khi thai nhi ở khoảng tuần 15 – 18 để biết thực sự thai nhi có bị dị tật hay không. 

+ Tuần từ 20 đến tuần 24: Giúp phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng, như đo chiều dài tứ chi, đường kính hộp sọ; xác định tình trạng của các cơ quan tim, phổi, dạ dày…

+ Tuần từ 30 đến tuần 32: Giúp thấy rõ những bất thường mà ở mốc khám thai 20 – 22 tuần chưa phát hiện.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


hôn nhân cận huyết

Siêu âm thai

dị tật bẩm sinh

mang thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.