- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Em bé nhỏ nhất thế giới có chiều dài cơ thể chỉ bằng một cái bút, cuộc sống hiện tại khiến nhiều người bất ngờ!
Lý do Amelia Taylor trở thành em bé nhỏ nhất thế giới là vì cô bé được sinh ra sớm hơn những đứa trẻ khác, và điều này đã phá vỡ kỷ lục thế giới về thời gian chào đời của một đứa trẻ
Em bé nhỏ nhất thế giới sinh ra ở Miami (thành phố ở tiểu bang Florida, Mỹ), tên là Amelia Taylor. Khi chào đời, cô bé chỉ nặng 280 gram và dài 24 cm, tương đương với chiều dài của một cây bút.
Lý do Amelia Taylor trở thành em bé nhỏ nhất thế giới là vì cô bé được sinh ra sớm hơn những đứa trẻ khác, và điều này đã phá vỡ kỷ lục thế giới về thời gian chào đời của một đứa trẻ. Thông thường, những trẻ sinh non trước 23 tuần thì khả năng sống sót cực kỳ thấp, hầu như không có, nhưng Amelia Taylor, đã làm nên kỳ tích khi sinh ra ở mốc 21 tuần 06 ngày. Dù sống sót sau khi sinh nhưng do sinh non nên sự phát triển thể chất chưa hoàn thiện, để đảm bảo sự sống còn của bé, bác sĩ đã cho con nằm trong lồng ấp suốt 4 tháng
Lúc chào đời, cơ thể của Amelia Taylor gần như trong suốt, bàn chân có kích thước chỉ như một hạt đậu nhỏ, chắc hẳn những ai khi nhìn thấy cô bé lúc đó đều có sự lo lắng, không biết liệu con có thể sống như một đứa trẻ bình thường được không?
Tuy nhiên, cô gái nhỏ bé này lại có thể tạo ra những điều kỳ diệu tuyệt vời. Ngay từ khi mới sinh ra, con đã phải đấu tranh với số phận để giành lại sự sống và những nỗ lực đó đã lập nên một kỷ lục thế giới khác trong lịch sử loài người. Giờ đây đã 14 năm trôi qua, Amelia Taylor hiện đang có cuộc sống rất tốt và khỏe mạnh bình thường như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
Câu chuyện về cô bé Amelia Taylor khiến chúng ta đặt ra câu hỏi về thời gian mang thai của phụ nữ. Thông thường thai kỳ của phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, từ tuần 37-40 là thời gian sinh con, nhưng cũng có người sinh con trước 37 tuần (sinh sớm) hoặc sau 40 tuần (sinh muộn). Vậy tại sao một số trẻ sinh sớm và một số trẻ sinh muộn?
1. Nguyên nhân khiến trẻ sinh sớm hoặc sinh muộn
a. Yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền
Một số trẻ sinh non là do yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc do những bất thường về sự phát triển của thai nhi, một số trẻ bị ảnh hưởng bởi tia xạ hoặc thuốc trong quá trình mẹ mang thai, dẫn đến sinh non do dị sản bẩm sinh.
b. Ảnh hưởng của sức khỏe bà mẹ
Khi bé còn trong bụng mẹ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thể chất của mẹ, nếu mẹ khỏe thì bé sẽ phát triển bình thường và có thể chào đời theo đúng ngày dự sinh bình thường. Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc lười vận động trong quá trình mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai lớn tuổi, cơ thể không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, môi trường bên trong không còn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ đều dẫn đến sự ra đời sớm của thai nhi
c. Tác động môi trường bên ngoài
Cũng có một số trẻ sinh non do trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ đột ngột phải chịu những tác động từ bên ngoài, vận động gắng sức, hoặc bị nhiễm trùng đường sinh sản,… dẫn tơi phát sinh các tình trạng như nhau bong non, sót nhau…
d. Mang đa thai
Trong số các trường hợp đẻ non, phổ biến nhất là mang đa thai. Theo khảo sát, tỷ lệ sinh non của các cặp sinh đôi cao tới 50%, và tỷ lệ sinh non của các cặp sinh ba cao tới 90%. Đa thai đồng nghĩa với việc mẹ cần nhiều dinh dưỡng và không gian hơn để cho thai nhi phát triển nhưng vì thể chất của mẹ không thể đáp ứng được sự phát triển của nhiều thai trong bụng nên dẫn đến hiện tượng đẻ non, sinh thiếu tháng.
e. Nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày dự sinh: Hiện chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng thai nhi quá ngày dự sinh (sinh muộn) như: Sinh con đầu lòng, Mang thai con trai, Lần mang thai trước đó đã từng xảy ra tình trạng thai quá ngày dự sinh, Phụ nữ mang thai bị béo phì.
2. Những trường hợp bất thường khi sinh con
a. Trẻ sinh ra dưới 37 tuần được coi là sinh non
Trẻ sơ sinh được coi là phát triển tốt không phải chỉ dựa vào cân nặng mà còn căn cứ vào thời gian bé yêu ở trong cơ thể người mẹ. Vì trứng đã thụ tinh có những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình phát triển của cơ thể mẹ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần 1- tuần 12), hầu hết thai nhi sẽ hình thành và phát triển các cơ quan khác nhau trong bụng. Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 13- tuần 27) là giai đoạn thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ các cơ quan như tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận…. Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần 28- tuần 40) thai nhi sẽ phát triển nhanh về cân nặng và hoàn thiện các chức năng của các cơ quan. Nếu thai nhi có thể tồn tại trong cơ thể mẹ 37 tuần thì hầu hết các cơ quan của bé đều phát triển tốt, các chức năng của các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện nên trẻ sinh ra sau 37 tuần được coi là trẻ sinh đủ tháng. Còn trẻ sinh ra trước 37 tuần được coi là sinh non.
b. Hơn 42 tuần, thai quá ngày
Thời gian thai nhi ở bên trong cơ thể người mẹ rất quan trọng, nó được ví là 1 ngày ở trong bụng mẹ tương đương với 7 ngày ở bên ngoài nên thai nhi nằm trong mẹ, sẽ được bảo vệ và phát triển tốt nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là thời gian mang thai càng lâu thì càng tốt. Nếu thai nhi ở trong cơ thể mẹ trên 42 tuần (được coi là thai kỳ kéo dài) cũng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến xương sọ của thai phát triển quá mức hoặc cân nặng quá to, điều này không có lợi cho việc sinh thường. Mặt khác, thai ở trong bụng mẹ quá lâu cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước ối và gây ngạt thở cho trẻ.
3. Bà bầu nên làm gì để con chào đời được suôn sẻ?
- Khám thai trước khi mang thai
Muốn sinh con khỏe mạnh thì cả hai bên phải chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai, tích cực chuẩn bị cho thai kỳ, đảm bảo cơ thể mẹ có sức khỏe thật tốt. Tốt nhất nên làm xét nghiệm gen và các khám xét khác, để có thể loại trừ những căn bệnh di truyền lặn, điều này cần thiết đối với một số gia đình có tiền sử bệnh di truyền.
- Kiểm tra thai kỳ thường xuyên
Khám thai định kỳ là việc quan trọng nhất mà bà bầu cần làm trong thai kỳ. Ở mỗi thời kỳ mang thai tình trạng phát triển thể chất của thai nhi là khác nhau, việc khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện ra những bất thường của trẻ kịp thời để có biện pháp can thiệp đúng đắn.
- Điều chỉnh tâm trạng của bà bầu
Tâm trạng của bà bầu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi: Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý của mẹ sẽ làm tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, các hormone này cũng tăng lên trong máu thai nhi khiến thai nhi gặp phải những căng thẳng tương tự. Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực gây ra tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi thai bị giảm từ đó có thể khiến thai nhi bị chậm tăng trưởng trong tử cung... Vì vậy, nếu muốn sinh con khỏe mạnh, các bà mẹ nên cố gắng điều chỉnh tâm trạng của mình luôn lạc quan, vui vẻ
- Tăng cường thể dục
Muốn con khỏe mạnh thì trước hết phải đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Ngay từ khi bắt đầu mang thai các mẹ phải tăng cường luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh. Mặt khác, các mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình luôn đầy đủ và cân đối để thai nhi có nguồn dưỡng chất phong phú, đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.
Theo An Nhiên - Vietnamnet
-
Làm mẹ15 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ18 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ21 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.