- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Em bé phồng rộp mặt, da chảy dịch vì tắm lá chữa viêm da cơ địa
Bé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.
Lúc mới 1 tháng tuổi, bé T.Đ.N. (sinh năm 2023, sống ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã có biểu hiện viêm da cơ địa. Ban đầu, vùng má của bé đỏ nhẹ, khô ráp, bong vảy. Chỉ trong vài tuần, tình trạng viêm da trở nặng, lan đến vùng sau tai; các nếp gấp trên cơ thể chảy dịch, đóng vảy, trẻ quấy khóc nhiều.
Em bé được gia đình đưa đi khám ở nhiều nơi, được bôi thuốc, tắm các loại lá cây. Có thời điểm bệnh thuyên giảm, nhưng mỗi khi thời tiết hanh khô, da lại bong tróc nặng hơn. Đỉnh điểm là hồi 6 tháng tuổi, cháu bị áp xe mí mắt.
ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, cho biết cháu N. đến khám trong tình trạng tổn thương da đỏ, bong vảy lan rộng, khô nứt, một số vùng chảy dịch đóng vảy nề đỏ (dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát). Nguyên nhân là trẻ có cơ địa dị ứng, thời tiết hanh khô, cách chăm sóc chưa phù hợp (tắm lá cây), cùng với thói quen cào gãi không kiểm soát của bé.
Bác sỹ cho dùng thuốc bôi kháng viêm để xử lý các vùng da tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát; nếu tổn thương ướt chảy dịch, viêm nhiễm thì kết hợp chiếu laser năng lượng thấp để vết thương nhanh khô.
Bác sỹ Thành kiểm tra sức khoẻ cho trẻ bị viêm da cơ địa. (Ảnh: BSCC)
Để phục hồi hàng rào bảo vệ cho da, giảm khô nứt và ngứa, bác sỹ Thành chỉ định dùng kem dưỡng ẩm chuyên sâu thường xuyên. Ông cũng hướng dẫn gia đình cách vệ sinh, dưỡng ẩm và bảo vệ da bé, tránh các tác nhân kích ứng như hóa chất, xà phòng mạnh, nước quá nóng hoặc các loại lá cây gây khô, kích ứng da. Đặc biệt, gia đình cần có biện pháp kiểm soát hành vi gãi của cháu bé.
"Bệnh lý viêm da cơ địa cần có sự phối hợp lâu dài giữa bác sỹ và gia đình. Điều trị đúng cách không chỉ giảm triệu chứng mà còn giúp trẻ và gia đình vượt qua những áp lực tâm lý, cải thiện chất lượng sống", bác sỹ Thành nhấn mạnh.
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trên thế giới, khoảng 20% trẻ dưới 2 tuổi mắc phải căn bệnh này, trong đó nhiều trường hợp nặng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách.
Đây là bệnh lý liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền, thường chịu tác động lớn từ môi trường sống. Ở trẻ nhỏ, thời tiết lạnh, hanh khô ở miền Bắc là tác nhân chính khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, làn da trẻ nhỏ rất dễ tổn thương, việc cào gãi liên tục mở đường cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng.
Chuyên gia khuyến cáo, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ dễ bị xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với các vấn đề da liễu thông thường khác. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như da khô, bong vảy hoặc đỏ rát, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám da liễu sớm để được chẩn đoán chính xác; tuyệt đối không tự ý điều trị. Việc sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian có thể khiến tình trạng trở nặng, gây biến chứng nguy hiểm.
Theo VTC News
-
Làm mẹ1 ngày trướcMột đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNgay cả khi đã làm cha, làm mẹ, bạn cũng cần tu dưỡng để con cái noi gương. Cha mẹ có năng lực nuôi dạy tốt sẽ truyền năng lượng tích cực cho con. Cha mẹ không có năng lực dễ khiến con lạc lối.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCó những người tưởng bạn tốt hóa ra lại là vật cản cuộc sống của bạn, kéo bạn thụt lùi, thậm chí còn đâm sau lưng bạn.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha mẹ luôn đầu tư cho con trong việc học hành với mong muốn tạo nền tảng tốt cho tương lai của con sau này. Chỉ có điều cùng một "hạn mức đầu tư" nhưng có trẻ học giỏi, có trẻ lại học dở.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ ốm vặt, do đó hãy tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng thiết yếu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrong một nghiên cứu của ĐH Harvard, các nhà khoa học đã chỉ ra những sai lầm của phụ huynh có thể huỷ hoại tương lai con nếu không sửa chữa kịp thời.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha mẹ của cậu bé đều là những trí thức có học vấn ấn tượng. Cả hai người đều rất tham vọng và không ngừng thúc đẩy sự phát triển của cậu con trai nhỏ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLydia Birk (56 tuổi, người Mỹ) vẫn giữ lại cuốn sách thiếu nhi “The Velveteen Rabbit” đã gắn với tuổi thơ của các con, những người giờ đã trưởng thành ở độ tuổi 20 và 30.
-
Làm mẹ5 ngày trướcThạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh.
-
Làm mẹ5 ngày trướcMỗi lúc thấy tông giọng của vợ chuyển cao khi không giữ được bình tĩnh trong việc dạy con học, anh Huy phải nhẹ nhàng, tìm cách "chuyển hướng" tâm trạng của vợ.
-
Làm mẹ6 ngày trướcLý do người Do Thái có thể nổi bật không phải vì họ vốn thông minh hơn người, mà chính nhờ cách giáo dục ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến thế giới quan và phong cách làm việc của họ.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTheo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội đều đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt trong trẻ em và thanh thiếu niên. Nhưng phần lớn cha mẹ lại chưa đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
-
Làm mẹ07/12/2024Yêu sai người, đặt niềm tin vào gã "yêu râu xanh” sống cùng nhà, người mẹ vô tình đẩy cô con gái nhỏ vào tình cảnh đau lòng.