- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Em hỏi thật mọi người, con em có xấu không?"
Một người mẹ đã bày tỏ nỗi khổ tâm của cô ấy khi sinh con ra luôn bị mọi người xung quanh chê xấu, không giống mẹ.
Rất nhiều cha mẹ ngồi tưởng tượng con cái họ trông thế nào từ khi mang bầu, hy vọng đứa trẻ sẽ được thừa hưởng gen tuyệt vời của cha mẹ. Bố có sống mũi cao, hy vọng đứa trẻ cũng có chiếc mũi thẳng, mẹ có cặp lúm đồng tiền duyên dáng và cũng nghĩ rằng đứa trẻ có thể có hai lúm đồng tiền với một nụ cười duyên.
Khi đứa trẻ được sinh ra, ông bà nội ngoại sẽ âu yếm và ngắm nhìn gương mặt cháu một cách cẩn thận: "Đôi mắt giống mẹ lắm, to, trong và sáng". "Mũi giống bố, cao và thẳng, đứa trẻ này rất có phước đấy".
Thông thường mọi người nghĩ bố con phải giống y đúc thế này
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, di truyền học thực sự là một bí ẩn. Tintuconline từng nhận được nhiều câu chuyện thú vị về gen di truyền của độc giả. Ví dụ, chị T. N (Bình Dương) chia sẻ rằng chị và chồng có tới 7 người con, nhưng chẳng đứa nào nhìn giống đứa nào.
"Chồng tôi và tôi có 7 đứa con ruột, hiện đều đang tuổi thanh niên. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên về “chiều sâu” và “độ rộng” của nhóm gen tập thể gia đình chúng tôi.
Tôi là một người phụ nữ tóc đen thẳng nhỏ nhắn, chồng tôi thì cao và tóc xoăn với đôi mắt màu nâu nhạt. Không ai trong số những đứa con trông giống nhau. Một đứa con gái thừa hưởng đôi mắt nâu của bố nó, nhưng tóc lại thẳng. Hai đứa có mái tóc xoăn giống chồng tôi, nhưng một đứa mắt màu đen giống tôi và một đứa mắt màu nâu giống bố. Đứa con trai nữa là bản sao của bố nó, trong khi một đứa nữa lại giống bố tôi (lúc ông còn trẻ). Cuối cùng, đứa con gái út cao nhất có một thân hình rất "đầm", chắc chắn không thừa hưởng từ tôi.
Một điều nữa: Trong số tất cả 7 người con của chúng tôi, đứa con thứ hai là thành viên duy nhất trong gia đình không thể uốn lưỡi. Tôi chợt nhận ra di truyền học thật thú vị. Đôi khi những gì chúng ta khám phá ra và những gì chúng ta từng nghĩ, chẳng liên quan tí gì với nhau".
Mỗi đứa con thừa hưởng những đặc điểm sinh học khác nhau từ bố mẹ
(Ảnh minh họa)
Không chỉ chị T. N, nhiều độc giả khác cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười về việc con không giống bố mẹ.
"Khi con tôi khoảng 13 tháng tuổi, mẹ chồng thân yêu của tôi bỗng nhiên nói: "trông nó chẳng giống bố nó gì cả!", ngụ ý rằng tôi không chung thủy. Tôi đã nhìn thẳng vào mặt bà và trả lời: "Tất nhiên rồi, con bé không giống con trai mẹ, vì nó giống gia đình con". Và từ đó, mẹ chồng không bao giờ bình luận thêm về việc này nữa". (Chị M.A, Hà Nội)
"Anh cả của tôi và tôi trông hệt nhau, mặc dù cách tới 10 tuổi. Trong khi anh giữa không giống hai đứa tôi. Gia đình chúng tôi thường gọi đùa anh là "con trai của ông bán sữa" cho đến khi anh bước vào tuổi trung niên và khi đó, anh như bản sao của bố tôi". (Anh T.L, Thái Bình)
"Vợ chồng tôi có 5 người con. Ba đứa trông rất giống chúng tôi. Hai đứa còn lại trông như không phải của chúng tôi, cho đến khi bạn nhìn vào anh em họ của vợ tôi. Con gái tôi và em họ vợ tôi trông như chị em sinh đôi". (Anh N.M, Hải Phòng)
"Năm 35 tuổi, mẹ tôi góa chồng và một nách nuôi ba đứa con nhỏ. Vài năm sau, mẹ đi bước nữa. Cha dượng yêu thương và đối xử với chúng tôi như con đẻ. Lúc đó, ông làm nghề đưa thư và luôn chở em trai tôi đi lòng vòng quanh mấy điểm phát thư. Rất nhiều người nhìn vào và bình luận rằng họ "biết" ngay lập tức hai người là cha con ruột vì trông cả hai rất giống nhau". (Chị L.A, Huế)
Tuy nhiên, không phải tình huống tréo ngoe nào về việc con không giống bố mẹ cũng kết thúc hài hước. Có những câu chuyện bị đẩy lên đỉnh tiêu cực và khiến người trong cuộc phải tổn thương, dù họ không có tội gì.
Một số trẻ em được sinh ra không thừa hưởng gen tuyệt vời của cha mẹ. Ngược lại, trẻ là những thiếu sót trong các dấu hiệu thể chất của bậc phụ huynh. Đó là lí do một bà mẹ trẻ bị trầm cảm vì vấn đề này phải thốt lên: "Tôi thực sự muốn trả con về chỗ cũ, tái tạo và sinh lại".
Con không được hưởng gen trội của mẹ
(Ảnh minh họa)
Có một gia đình như vậy. Người mẹ cao 1m70 với làn da trắng đẹp, khuôn mặt trái xoan hồng hào, miệng chúm chím anh đào và lông mày rậm. Bố sở hữu khuôn mặt thon dài, dáng người cao và rất đẹp trai. Nhưng con gái hai người sinh ra là một cô bé da đen nhẻm với đôi tai rất to và mũi tẹt. Theo lời của người mẹ thì "các đặc điểm khuôn mặt dường như không đúng chỗ".
Nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Kim Hee Sun là nạn nhân của những lời bình phẩm cợt nhà và thiếu thiện chí về việc con gái kém sắc, không giống người mẹ xinh đẹp. Đến nỗi, cô từng uất ức mà bộc bạch rằng: "Chống tôi đẹp trai. Con gái tôi trông giống bố nó. Nhưng, khi mọi người nhìn tôi, sau đó nhìn sang còn bé, họ lại im lặng không nói gì". "Tôi rất ngây thơ khi tiết lộ hình ảnh con gái nhưng lại phải nhận rất nhiều bình luận tiêu cực và khiến mình buồn, Chỉ và bản thân là người nổi tiếng nên con gái tôi cũng phỉ chịu đựng điều đó hay sao? Đó là lần đầu tiên tôi hối hận vì đã trở thành người nổi tiếng. Thậm chí, tôi đã nghĩ đến việc không sống ở Hàn Quốc nữa".
Mỹ nhân Hàn Quốc Kim Tae Hee và con gái
Gần đây, một cô bạn học cùng thời cấp 3 gọi điện cho tôi kể rằng cô ấy vừa li dị chồng. Hóa ra là bởi vì hàng xóm nhà cô ấy luôn gièm pha chuyện con trai cô ấy trông chẳng giống mẹ, cũng chẳng giống người bố; thay vào đó lại giống người chú (em trai cô ấy) hơn. Vậy nên, người chồng đã bí mật làm xét nghiệm quan hệ cha con. Đúng là hành động của người chồng rất lạnh lùng nhưng bất cứ ai thoạt nhìn gia đình ba người này đều sẽ ngỡ ngàng vì thực sự cậu bé không giống bố mẹ.
Trên thực tế, trong quá trình lớn lên của đứa trẻ, nhiều cha mẹ sẽ dần cảm thấy rằng con cái của họ khác với những gì bản thân họ mong đợi ở nhiều khía cạnh. Điều này không có gì lạ. Tất cả là bởi đặc tính di truyền của gen. Vậy, gen ảnh hưởng đến những đặc điểm nào của trẻ khi trưởng thành?
1. Ngoại hình của trẻ
Nhiều người thấy hoang mang khi em bé sinh ra không giống bố mẹ, thay vào đó, lại trông giống một người họ hàng nào đó. Tại sao chuyện này xảy ra? Có phải bệnh viện trao nhầm con? Thực tế, từ quan điểm di truyền, một phần nhiễm sắc thể ở trẻ là từ người mẹ và phần khác là từ người cha. Các nghiễm sắc thể có nguồn gốc từ người mẹ/người bố và anh chị em của họ có nguồn gốc từ cùng một cặp bố mẹ. Do đó, nhiễm sắc thể của người chú có thể giống nhiễm sắc thể của trẻ. Đó là lý do tại sao đứa trẻ và người chú, bác, dì... trông rất giống nhau.
Dẫu vậy, ở một số bố phận sau, nếu nhìn kỹ trẻ chắc chắn sẽ nhận ra điểm giống bố mẹ:
- Con mắt: Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nếu cha mẹ có đôi mắt to, đứa trẻ có khả năng thừa hưởng. Nếu cha mẹ có lông mi đẹp, đôi mắt của trẻ còn đẹp hơn.
- Sống mũi: Ngoài đôi mắt, sống mũi là phần được ca ngợi nhiều nhất khi nhìn vào một đứa trẻ. Nếu phụ huynh có sống mũi cao, đứa trẻ hầu như sẽ thừa hưởng nó. Cầu mũi cao với đôi mắt to khiến trẻ trông đặc biệt đẹp.
- Chiều cao: Một hiện tượng thú vị là khi bố mẹ cao, thường con cái của họ sẽ không quá lùn. Nếu cha mẹ không đặc biệt cao, trẻ cũng sẽ không cao. Trên thực tế, điều này chủ yếu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền. Hàng ngày tập thể dục, tăng cường hấp thu một số loại chất có thể thúc đẩy sự phát triển chiều cao, nhưng ảnh hưởng của di truyền bẩm sinh vẫm chiếm tỉ lệ lớn.
Tuy nhiên, mọi thứ đều không tuyệt đối. Xét cho cùng, một số gen là gen lặn và trẻ có được thừa hưởng gen trội từ ông bà nội ngoại, họ hàng...
Ngoài đặc điểm ngoại hình dễ nhận thấy, gen có thể ảnh hưởng đến 3 yếu tố sau khi trẻ trưởng thành:
2. IQ của trẻ
Việc sinh em bé là sự hợp tác của vợ chồng, là sự kết hợp giữa tinh trùng chất lượng cao của người cha và trứng của người mẹ. Do đó, nhiều khía cạnh tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền. Chẳng hạn, em bé có thông minh hay không, ngoài trải qua quá trình đào tạo, còn bị ảnh hưởng bởi các gen bẩm sinh. Vậy gen bẩm sinh này nhận từ người cha hay người mẹ? Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng em bé có thông minh hay không, có mối quan hệ mật thiết với nhiễm sắc thể X. Do vậy, nếu người mẹ thông minh, khả năng rất cao bé trai sẽ thông minh như mẹ mình. Trong khi sự thông minh của bé gái lại chịu ảnh hưởng của cả bố và mẹ.
3. Tính cách của trẻ
Rất nhiều người nghĩ rằng tính cách của trẻ là do rèn luyện mà có và không liên quan gì đến yến tố bẩm sinh. Suy nghĩ này là phiến diện. Tính cách của trẻ vẫn bị ảnh hưởng và thừa hưởng bởi cả cha và mẹ. Trong giai đoạn trẻ vẫn còn nhỏ, so với những người khác, người mẹ tự nhiên có nhiều cơ hội tiếp xúc với con cái hơn. Do đó, tính cách của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ. Tuy nhiên, nếu chất lượng tinh trùng của người bố cao, nó cũng ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
***
Bất kể ngoại hình của đứa trẻ là gì, đó là sự kết tinh tình yêu của cha mẹ. Miễn là đứa trẻ có thể khỏe mạnh, hạnh phúc, yêu đời và hiếu thảo với bố mẹ, tương lai sẽ tốt đẹp. Chúng ta không cần lo lắng quá nhiều.
Cặp diễn viên Đài Loan Trương Đình - Lâm Thoại Dương kết hôn vào năm 2007, khi đó Lâm Thoại Dương đã 47 tuổi, còn Trương Đình thì 37 tuổi. Trải qua 5 lần thụ tinh nhân tạo liên tiếp, đến năm 2009, Trương Đình sinh con gái đầu ở tuổi 39 và 3 năm sau, sinh một bé trai nữa.
Mặc dù hai vợ chồng đều nổi tiếng về nhan sắc nhưng cô con gái đầu không thừa hưởng gen trội của bố mẹ. Mặc cho bị gièm pha, cả hai trân trọng phước trời ban cho và giữ thái độ thoải mái, lạc quan, cùng con vượt qua mọi khó khăn.
* Thông tin mang tinh chất tham khảo.
Theo Việt Anh - Vietnamnet.vn
-
Làm mẹ1 giờ trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ5 giờ trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ3 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ3 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ6 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ08/01/2025Tôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ08/01/2025Nấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.