Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có "đôi chân dài và thẳng" trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này

Ai cũng mong muốn con mình có đôi chân dài và đẹp. Nhưng cha mẹ có biết những hành vi sai lầm này lại đang hủy hoại đôi chân của trẻ, khiến nó bị biến dạng?

Trong thời đại nhan sắc lên ngôi, việc sở hữu ngoại hình nổi bật luôn là một lợi thế dành cho các cô gái, nhất là khi sở hữu đôi chân dài thẳng tắp, đẹp đẽ càng giúp phái nữ toát lên khí chất. 

Cha mẹ nào cũng mong muốn con gái sở hữu vẻ ngoài lý tưởng. Nhưng muốn con mình có một đôi chân dài, thẳng thì trước hết các bậc phụ huynh phải hiểu được quy luật phát triển dáng chân của trẻ.

Sự phát triển của chân trẻ em

Khi mới sinh ra, chân trẻ sẽ có hình chữ X hoặc chữ O. Đó là do trong thời kỳ bào thai, không gian phát triển của thai nhi bị hạn chế, thai nhi không thể mở hết chân, phải nằm co quắp chân trong bụng mẹ nên sau sinh chân không được thẳng.

Vào khoảng 2 tuổi, chân của trẻ sẽ thẳng trở lại, sau đó do quá trình tăng trưởng và phát triển, chân sẽ có hình chữ "X", điều này là rất bình thường. Đến khoảng 7 hoặc 8 tuổi, chân của trẻ sẽ thẳng trở lại và gần giống với chân của người lớn.

Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có đôi chân dài và thẳng trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này-1

Ngoài ảnh hưởng bẩm sinh đến hình dạng chân của bé, phương pháp nuôi dưỡng cũng sẽ có ảnh hưởng lớn.

Do hệ xương của bé chưa hoàn toàn thẳng trong quá trình phát triển nên bé rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, nhất là thời điểm trước khi bước sang tuổi thứ hai.

Dưới đây là những hành vi của bố mẹ khiến chân trẻ bị biến dạng:

1. Buộc chân trẻ thật chặt

Để tránh chân bé bị vòng kiềng, bố mẹ hoặc người lớn tuổi sẽ quấn vải xung quanh chân và buộc thẳng chân bé thật chặt.

Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có đôi chân dài và thẳng trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này-2

Thực tế, chân bé cong là một đường cong sinh lý, không liên quan gì đến chân vòng kiềng, khi bé lớn lên sẽ tự nhiên trở nên thẳng.

Ngược lại, việc buộc chặt chân có thể khiến chân bé bị tổn thương nhiều hơn bởi nếu bạn quấn bằng dây vải không đúng cách có thể chèn ép mạch máu, gây thiếu máu cục bộ ở các chi, cản trở hoạt động của bé, lâu ngày máu sẽ không lưu thông ở chân, dễ gây hoại tử tay chân bé, rất nguy hiểm.

2. Cho con tập đứng quá sớm

Thông thường trẻ sơ sinh có thể đứng khi được 10 tháng tuổi, tuy nhiên cúng có bé phát triển muộn hơn, nhưng một số cha mẹ lại cho trẻ tập đứng quá sớm.

Đây là cách làm rất phản khoa học, bởi giai đoạn dưới 1 tuổi hệ xương của bé phát triển mạnh, cấu tạo xương chủ yếu là sụn, độ dẻo tương đối lớn nhưng sức cơ lại yếu. Tốt nhất không nên cho bé tập đứng quá sớm, bởi nếu chân chịu sức nặng quá sớm, sẽ khiến xương dễ cong, biến dạng từ đó có thể gây ra những dị dạng không đáng có ở chân trẻ.

Việc "ngồi, đứng, và đi" của em bé không phải là học mà là một quá trình diễn ra tự nhiên theo sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể giúp bé tập luyện, nhưng chúng ta không nên đẩy nhanh quá trình đó, nếu không bé sẽ là người bị tổn hại.

3. Tư thế ngồi của trẻ không đúng

Tôi đã nhìn thấy ảnh của ai đó đăng em bé trong tư thế đang ngồi trên mặt đất hoặc trên giường và chân được bẻ quặt ra sau theo hình chữ "W".

Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có đôi chân dài và thẳng trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này-3

Tư thế này sẽ khiến khung xương chậu của bé mở rộng ra phía ngoài khiến xương đùi hướng vào trong, nếu việc này diễn ra lâu dài thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên bắp chân và làm tăng độ uốn cong của bắp chân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của dáng chân khiến trở thành chân chữ O.

Vì vậy, tư thế ngồi của bé không đúng cũng sẽ dẫn đến sự phát triển bình thường của chân, mẹ nên tránh để bé xuất hiện tư thế ngồi này.

4. Cho trẻ tập đi quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý nhất định đối với sự lớn lên của bé, đặc biệt là đối với những bé đã biết đứng, biết đi, họ cho rằng con tập đi càng sớm thì trẻ càng phát triển tốt và càng thông minh.

Vì vậy họ đã sử dụng một số “phương pháp” để cho bé tập đi sớm hơn:

- Cho bé đi xe tập đi: Khi xương của bé chưa phát triển đủ để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể mà cha mẹ đã cho bé sử dụng xe tập đi thì sẽ gây ra những biến dạng cho chân trẻ. Vì cơ bản gót chân của bé chưa chắc nên bé sẽ có thói quen đi bằng chân trước, điều này rất dễ làm xương bị biến dạng và uốn cong, xuất hiện chân hình chữ O và hình chữ X.

Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có đôi chân dài và thẳng trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này-4

Cha mẹ có thể sử dụng xe tập đi cho bé, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào xe tập đi sẽ chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu phát triển bình thường của trẻ và ảnh hưởng đến hình dạng chân của con.

- Dùng tay đỡ dưới nách để dắt trẻ đi: Hành động này cũng không được đề cao bởi cũng khiến chân trẻ bị biến dạng và phần xương tay khi cha mẹ đỡ trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Giai đoạn đầu đời rất quan trọng, nếu muốn con có đôi chân dài và thẳng trong tương lai, cha mẹ cần tránh 4 hành vi nguy hiểm này-5

Những biện pháp sẽ cải thiện chiều dài chân trẻ:

1. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc có thể giúp cho sự phát triển thể chất của trẻ tốt hơn và cũng là tiền đề để có một thân hình cao lớn hơn. Đồng thời cũng có lợi cho sự phát triển xương chân của trẻ, muốn có đôi chân dài thì ngủ ngon cũng là điều kiện cần .

2. Ăn uống đủ chất, chú ý bổ sung vitamin D

Nhiều mẹ sẽ luôn nói rằng đã bổ sung nhiều canxi cho con mà con vẫn không lớn nguyên nhân là do mẹ chưa bổ sung vitamin D cho con, đây là một trong những chất quan trọng góp phần nâng cao chiều cao của trẻ

3. Chăm chỉ tập thể dục

Bài tập nhanh nhất để phát triển xương chân là nhảy. Vì vậy, sau khi đến một độ tuổi nhất định, bạn có thể cho trẻ chạy nhảy nhiều hơn như chơi bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây,… để phát huy tối đa tác dụng sinh lý của chiều cao và chiều dài chân.

Theo An Nhiên- Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

chiều cao

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.