Giáo sư ĐH Harvard: 4 câu hỏi mỗi ngày đi học về, giúp trẻ thành công vượt trội

Cha mẹ thường hỏi 4 câu này không chỉ quyết định tâm trạng của trẻ mà còn cho trẻ những định hướng tích cực, có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời chúng.

Chuyện học hành của con cái luôn là chuyện trọng đại của mỗi gia đình. Bậc làm cha làm mẹ nào cũng hy vọng con mình trưởng thành, tiến bộ nên không ngần ngại đầu tư vào việc học hành cho con. Tuy nhiên, có đôi khi, dù bạn cho con theo học những trường đắt đỏ, đăng ký cho con nhiều khóa học thú vị, điểm số của con đúng là đã được cải thiện nhưng khoảng cách giữa bạn và con cái lại càng ngày càng xa. Đây liệu có phải điều mà cha mẹ thực sự mong muốn?

Quan tâm đến tiến độ và thành tích học tập của trẻ không có gì sai, nhưng không thể bỏ qua việc giao tiếp tốt với trẻ. Đây là hai mặt của giáo dục, không thể tách rời.

Giáo sư ĐH Harvard: 4 câu hỏi mỗi ngày đi học về, giúp trẻ thành công vượt trội-1
Ảnh minh họa

Dưới đây là gợi ý từ giáo sư Harvard dành cho các bậc phụ huynh, trẻ được hỏi 4 câu này mỗi ngày sau khi đi học về sẽ mang lại lợi ích rất lớn.

4 câu cha mẹ nên hỏi trẻ mỗi ngày sau khi trẻ đi học về

Câu 1: Hôm nay ở trường có gì hay không con?

Câu nói này có tác dụng khảo sát cách định giá của trẻ, giúp trẻ hiểu rằng điều gì tốt, điều gì không tốt, điều gì hay ho thú vị và điều gì không.

Câu 2: Hôm nay con đã làm tốt như thế nào?

Câu nói này thực chất đang khuyến khích trẻ, tăng cường sự tự tin ở trẻ.

Câu 3: Hôm nay con có thu hoạch được điều gì không?

Câu này giúp trẻ rèn khả năng ghi nhớ và xác nhận lại chi tiết những gì mình đã học được.

Câu 4: Con có cần sự giúp đỡ của bố/ mẹ không?

Câu này nhằm 2 mục đích. Một là thể hiện việc cha mẹ quan tâm đến con cái. Hai là khẳng định việc học vốn là việc của cá nhân trẻ, cha mẹ có thể can thiệp nhưng chỉ dừng lại bằng hình thức giúp đỡ, hỗ trợ.

4 câu hỏi ngắn gọn và đơn giản này chứa đựng trong đó rất nhiều sự quan tâm, trăn trở. Trong triết lý giáo dục, muốn giáo dục con cái tốt thì quan trọng nhất là phải giải quyết mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Khi cha mẹ có được vị trí đặc biệt trong lòng trẻ

Khi cha mẹ xây dựng được "địa vị" của mình trong lòng con cái, đứa trẻ sẽ có lòng tin rằng cha mẹ yêu thương mình vô điều kiện và tất cả những lời phê bình, chỉ trích của cha mẹ đều bắt nguồn từ tình yêu dành cho mình. Trong hoàn cảnh như vậy, giáo dục trẻ sẽ trở thành một vấn đề đơn giản.

Theo Vasyl Sukhomlynsky - nhà giáo dục vĩ đại của Liên Xô, cách giáo dục tốt nhất là "cùng trẻ trưởng thành". Trên thực tế, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng ổn mà vẫn có những sai sót xảy ra khiến con cái không hoàn toàn tin tưởng cha mẹ mình, dẫn đến việc cha mẹ dạy dỗ con cái trở nên khó khăn. Vẫn biết cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng nhiều khi phương pháp dạy con của họ đã sai, ví dụ mua cho trẻ những món đồ tốt nhất nhưng lại không dành thời gian bên con. Suy cho cùng, thứ trẻ cần nhất là tình yêu và sự đồng hành của cha mẹ.

Giáo sư ĐH Harvard: 4 câu hỏi mỗi ngày đi học về, giúp trẻ thành công vượt trội-2
Ảnh minh họa

Muốn làm cha mẹ tốt không khó, chỉ cần nhớ những điều sau:

1. Không đánh mắng con, tuyệt đối không nói những câu như "Sao con vô dụng/ ngu ngốc thế?".

2. Quan tâm hỗ trợ vật chất là phụ, yêu thương con cái mới là điều quan trọng nhất.

3. Biết tôn trọng ý kiến của trẻ.

4. Giáo dục trẻ theo hướng tích cực.

5. Điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ và con cái kịp thời.

6. Tách biệt giữa học tập và đam mê, đừng chỉ quan tâm đến điểm số, nghĩ rằng 9-10 điểm mới là tốt còn 5-6 điểm là tệ.

Theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ttvn.toquoc.vn/giao-su-dh-harvard-4-cau-hoi-moi-ngay-di-hoc-ve-giup-tre-thanh-cong-vuot-troi-20230227213415605.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.