Giáo sư nổi tiếng nói: NHÌN VÀO ĐÔI MẮT là biết con bạn học giỏi hay không, tương lai thành bại đều nhờ điểm mấu chốt này

Tương lai của trẻ được phản ánh qua nhiều yếu tố.

Trẻ em ngày nay có rất nhiều bài tập về nhà. Mỗi buổi tối, trẻ thường phải làm bài tập xong xuôi mới có thể đi ngủ. Nếu làm bài tập nhanh còn đỡ, một số trẻ làm bài rất chậm, ngồi rề rà khiến phụ huynh thấy sốt ruột, bực mình. 

Chị Mạnh (Trung Quốc) có cậu con trai năm nay 7 tuổi, học lực không được tốt cho lắm. Mỗi lần làm bài tập, cậu nhóc đều tốn rất nhiều thời gian. Có khi ngồi cả buổi sáng còn chưa viết xong nửa trang vở. Khi thì cậu nhóc đòi uống nước, khi lại chạy vào nhà vệ sinh, nói chung luôn trong tình trạng "đứng ngồi không yên".

Dù chị Mạnh đã nhắc nhở nhiều lần nhưng con trai vẫn quá hiếu động và không thể tập trung vào học tập. Ở trường, cậu bé cũng hiếu động như khi ở nhà, nhiều lúc còn làm ảnh hưởng đến bạn học. Cũng vì vậy mà chị Mạnh thường xuyên bị mời lên trường. Giáo viên chủ nhiệm của con trai chị nói:

"Không tập trung là khuyết điểm lớn nhất của đứa trẻ. Nếu không giải quyết được thì dù cha mẹ, giáo viên có quản lý chặt chẽ cũng vô ích, cháu không thể theo kịp việc học". Cô giáo sau đó yêu cầu phụ huynh phải tích cực hợp tác, để trẻ tập trung càng sớm càng tốt để cải thiện kết quả học tập.

Giáo sư nổi tiếng nói: NHÌN VÀO ĐÔI MẮT là biết con bạn học giỏi hay không, tương lai thành bại đều nhờ điểm mấu chốt này-1
Giáo sư Lý Mai Cẩn.

Nói về điều này, Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm và Nuôi dạy con cái, hiện đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc cho biết: Trong những trường hợp bình thường, những đứa trẻ có tính cách quá hiếu động có thể học không giỏi. 

Những đứa trẻ này hay mất tập trung trong giờ học nên mắt thường lơ đễnh, không nhìn giáo viên, bài học mà thường nhìn ra cửa số, nhìn đâu đâu. Không nghe giáo viên giảng kỹ nên tất nhiên, trẻ cũng không thể nhớ bài vở lâu được. 

Trong khi đó, những đứa trẻ tập trung luôn đắm chìm trong việc cần làm, chăm chú theo dõi bài giảng của giáo viên, từ đó hiểu được kiến thức dễ dàng, nhanh hơn. Vì vậy, yếu tố quyết định kết quả học tập của trẻ không phải là chỉ số thông minh mà là việc trẻ có tập trung được ở một mức độ nhất định hay không. 

Về vấn đề này, nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Daniel Gorman cũng cho rằng: So với chỉ số IQ, sự tập trung giúp trẻ dễ thành công hơn. Do sự kém tập trung, hay trì hoãn, thiếu tính kiên nhẫn không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn khiến trẻ dễ mắc lỗi do bất cẩn, không nghiêm túc trong công việc sau này. Từ đó, trẻ khó mà thành công trong cuộc sống. 

Giáo sư nổi tiếng nói: NHÌN VÀO ĐÔI MẮT là biết con bạn học giỏi hay không, tương lai thành bại đều nhờ điểm mấu chốt này-2


Vậy làm thế nào để trẻ có thể rèn luyện được sự tập trung?

- Cha mẹ không nên làm phiền con cái

Khả năng tập trung của trẻ đã có từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, khi lớn lên, mức độ tập trung vào mọi thứ bắt đầu phân tán, chủ yếu là do sự can thiệp quá nhiều từ thế giới bên ngoài. 

Cũng vì vậy, nhà Giáo dục nổi tiếng Maria Montessori nói: "Đừng làm phiền con cái quá nhiều trừ khi được hỏi. Cha mẹ phải cho con một thế giới trẻ thơ tự tại, nơi chúng có thể tự đưa ra quyết định". Chẳng hạn khi trẻ đang tập trung vào việc đọc, làm bài tập về nhà hoặc ngồi chơi thì cha mẹ cũng nên hợp tác, tạo cho trẻ môi trường yên tĩnh, không tùy tiện can thiệp. 

Nếu cha mẹ cứ liên tục cho trẻ ăn uống, chỉ tay bảo trẻ làm cái này cái kia thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung. 

- Rèn luyện sự tập trung cho con 

Cha mẹ có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để rèn luyện sự tập trung cho con, chẳng hạn như cho con chơi các trò giải đố, tìm các con số được vẽ sẵn trên giấy,...

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/giao-su-noi-tieng-noi-nhin-vao-doi-mat-la-biet-con-ban-hoc-gioi-hay-khong-tuong-lai-thanh-bai-deu-nho-diem-mau-chot-nay-162211612134711235.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.