Giáo viên chê học sinh "xếp hạng bét" trước cả lớp, bà mẹ hùng hồn nói 1 câu: Cô rối rít xin lỗi, vội xem lại trình độ sư phạm của mình

Đừng đánh giá những đứa trẻ chỉ qua điểm số học tập bởi hành động ấy khiến đứa tổn thương tâm lý sâu sắc, thậm chí là huỷ hoại sự phát triển trong tương lai.

Điểm số thi cử, thứ hạng học tập của con cái luôn là vấn đề khiến cha mẹ sốt sắng. Cha mẹ thường coi điểm số là thước đo đánh giá trí tuệ, thậm chí là cả nhân cách của con trẻ. Trước mỗi kỳ thi, họ đều dốc toàn bộ sức lực để bước vào "cuộc chiến" cùng con với hy vọng con đạt điểm số cao, họ được "nở mày nở mặt".

Đặc biệt, để khuyến khích con, nhiều cha mẹ chẳng tiếc "treo" quà khủng như: "Con đạt top 5 của lớp, mẹ cho tiền nạp game", "Con đứng top 3 cuối học kỳ, nghỉ hè này con muốn đến bãi biển nào cũng được" hay đơn giản là: "Đạt điểm tốt thì cuối tuần mới được đi chơi với các bạn".

Và nếu chẳng may kết quả không như mong muốn, nhiều bậc phụ huynh có hành động rất tiêu cực. Từng có ông bố bỏ cả việc buôn bán trong ngày khi biết con bị điểm kém. Hay có bà mẹ huỷ chuyến du lịch dịp Tết Nguyên đán bởi thất vọng trước điểm số của con. Cha mẹ hứa bằng nhiều cách khác nhau và chỉ dựa vào điểm số để đánh giá khiến những đứa trẻ rơi vào khủng hoảng tinh thần.

Ngừng việc dùng thứ hạng học tập để đặt danh hiệu cho trẻ

Một người mẹ có đứa con trai rất hiếu động, nghịch ngợm. Người mẹ bận rộn công việc nên ít có thời gian kèm cặp con học. Đến năm học lớp 6, điểm số của cậu nhóc khá thấp. Trước tình trạng ấy, giáo viên chủ nhiệm vô cùng lo lắng, những phụ huynh khác đều bày tỏ sự ái ngại nhưng người mẹ này không hề chạnh lòng.

Trong mỗi bài kiểm tra, không cần biết con làm tốt hay kém, khi cậu nhóc vui vẻ về nhà khoe: "Mẹ ơi, con được 30 điểm", người mẹ đều hỏi lại con: "Con đã cố gắng hết sức chưa?". Nếu cậu con trai nói rằng đã nỗ lực hết sức thì chẳng nỡ nhiếc mắng.

Cho đến khi trong cuộc họp phụ huynh cuối năm, giáo viên chủ nhiệm dõng dạc nói: "Bây giờ, xin mời phụ huynh của những học sinh xếp thứ hạng đầu tiên và phụ huynh học sinh đứng đội sổ lần lượt bước lên bục giảng để phát biểu".


Giáo viên chê học sinh xếp hạng bét trước cả lớp, bà mẹ hùng hồn nói 1 câu: Cô rối rít xin lỗi, vội xem lại trình độ sư phạm của mình-1
Người mẹ bức xúc khi cô giáo gọi con mình là "học sinh bét lớp". (Ảnh: minh hoạ)

Nghe đến đây, người mẹ bắt đầu "nóng mặt". Đến lượt mình, cô ấy đứng lên nói to: "Đầu tiên, không được phép gọi con tôi là "học sinh đội sổ, học sinh hạng bét". Thứ hai, nếu giáo viên có năng lực và tâm huyết với nghề sẽ cố gắng cải thiện điểm số của tất cả học sinh, thậm chí là những em luôn xếp thứ hạng phía cuối. 

Học sinh đứng cuối sổ không phải là học sinh xấu. Thứ ba, tôi nghĩ điểm số không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá một đứa trẻ, không phải đứa trẻ nào cũng đạt điểm tốt trong các bài kiểm tra. Và khi điểm chưa tốt, học sinh rất cần sự động viên từ cha mẹ và thầy cô, chứ không nên sử dụng danh hiệu "vị trí cuối cùng" để gọi con trẻ. Đó là cách gọi tiêu cực, khiến học sinh bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này!".

Đến đây, tất cả phụ huynh đều im lặng. Giáo viên chủ nhiệm đỏ bừng mặt, ấp úng xin lỗi người mẹ. Giáo viên thừa nhận bản thân chưa khéo léo trong việc giáo dục trẻ, còn đặt nặng áp lực điểm số.

Hãy bao dung với con bởi điểm số không phải là tất cả

Theo chính sách mới cập nhập, nhiều địa phương quy định không xếp loại điểm. Đây là việc làm giảm bớt tâm lý lo lắng cho phụ huynh và cũng là cho cả học sinh.

Đầu tiên, cha mẹ cần xác định rằng con mới là người trực tiếp đi thi. Vì vậy, sự lo lắng của bản thân không khiến con thi đỗ hay đạt điểm cao. Sự lo lắng, hồi hộp ấy chỉ làm ảnh hưởng đến con, tăng gánh nặng tâm lý cho con.

Giáo viên chê học sinh xếp hạng bét trước cả lớp, bà mẹ hùng hồn nói 1 câu: Cô rối rít xin lỗi, vội xem lại trình độ sư phạm của mình-2
Nếu con bị điểm kém, cha mẹ cần bình tĩnh cùng con chỉ ra các lỗi sai trong bài thi. (Ảnh: minh hoạ)

Thứ hai, thực chất kỳ thi chỉ là một bài kiểm tra trình độ học thuật nhằm đánh giá kết quả. Kết quả có thể phản ánh khả năng nắm kiến thức và áp dụng vào việc học tập theo từng giai đoạn. Nếu kết quả không tốt cũng không sao! Cha mẹ hãy cùng con tìm ra nguyên nhân và khắc phục yếu điểm.

Cuối cùng, hãy truyền đạt đúng nghĩa về mức độ quan trọng của các kỳ thi để con hiểu. Ngoài ra, hãy đối xử một cách "bình thường", bao dung khi biết điểm của con. Cha mẹ tức giận, la mắng, đánh đòn khi con bị điểm kém là một hành động vô nghĩa, thậm chí khiến trẻ tổn thương rất nhiều.

Việc có cha mẹ bị "cuồng" điểm số khiến không ít những đứa trẻ phải gồng mình học tập để làm cha mẹ vui lòng. Nếu đặt bản thân vào vị trí của con, liệu những ông bố bà mẹ ấy có cảm thấy hạnh phúc, thoải mái? Cha mẹ đừng chỉ tập trung vào điểm số bởi có thể khiến con đánh mất rất nhiều thứ quý giá khác.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/giao-vien-che-hoc-sinh-xep-hang-bet-truoc-ca-lop-ba-me-hung-hon-noi-1-cau-co-roi-rit-xin-loi-voi-xem-lai-trinh-do-su-pham-cua-minh-162222101075954649.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.