Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh chưa ý thức được điều này nên đã bỏ qua giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, để trẻ thức khuya, ngủ ít dẫn đến chất lượng cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng cũng như nảy sinh một số vấn đề khác rất bất lợi cho trẻ trong quá trình lớn lên.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-1

Vậy giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ là mấy giờ và cần làm gì để trẻ chịu đi ngủ đúng giờ? Bài viết dưới đây là những gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ em.

Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong thói quen của mỗi người và là một phần không thể thiếu của một lối sống lành mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ thường xuyên ngủ đủ giấc sẽ cải thiện được khả năng chú ý, hành vi, học tập, trí nhớ cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể. Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến huyết áp cao, béo phì và thậm chí là trầm cảm. 

# Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ?

Một số trẻ dù còn bé nhưng ngủ rất ít hoặc chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, ngủ không sâu giấc… Nếu tình trạng đó kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần của trẻ, khiến trẻ thiệt thòi trong quá trình phát triển. Do đó, bố mẹ cần nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và nhanh chóng cải thiện, điển hình như sau.

1. Môi trường

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên để giúp trẻ ngủ ngon. Nếu nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ. Trẻ tiếp xúc quá nhiều ánh sáng đèn vào ban đêm cũng gây khó ngủ. Môi trường ngủ của trẻ có quá nhiều tiếng ồn, hoặc các hoạt động xung quanh cũng khiến trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc và rất khó có thể tiếp tục ngủ lại.

2. Dinh dưỡng 

Tránh cho con ăn những thức ăn chứa quá nhiều đường như bánh kẹo quá ngọt hay chocolate, không uống các loại nước hoa quả nhiều Vitamin C như nước cam, quýt vào bữa chiều tối.

Không ăn quá no và quá sát giờ đi ngủ, con có thể bị đầy bụng, khó tiêu gây ra khó ngủ. Nếu con muốn, có thể cho con một cốc sữa trước khi ngủ.

3. Hành vi

Theo các chuyên gia, những hành vi của bó mẹ hoặc người chăm sóc cũng tác động lớn đến giấc ngủ của trẻ. Chẳng hạn, bố mẹ để trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày nên buổi tối trẻ ngủ ít hơn; kích thích trẻ quá nhiều trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện) khiến trẻ khó ngủ hơn; phụ huynh cho trẻ chơi đồ chơi hoặc đọc truyện quá muộn mà không giục trẻ đi ngủ sớm hay bố mẹ ngủ quá khuya nên bé cũng ngủ muộn ngủ ít theo; bố mẹ không chú ý để trẻ mặc quần áo không thoải mái khi đi ngủ...

4. Bệnh lý

Bất kỳ bệnh lý nào cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ bị bệnh thường khó ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc, nếu kéo dài không được chữa trị và cải thiện sớm, điều đó còn tác động xđến sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

# Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi

Bố mẹ cần biết rằng thời gian đi ngủ của trẻ rất khác so với người lớn, trẻ nhỏ ngủ ngủ nhiều gấp 4 lần người lớn. Thời gian ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và nhu cầu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Thiết lập một giờ đi ngủ đều đặn để giúp “cài đặt” đồng hồ sinh học của bé là điều vô cùng quan trọng. 

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-2

Bên cạnh đó, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em có liên quan mật thiết với thời gian ngủ đủ của các bé, vì vậy, bố mẹ cần phải xác định được con mình nên ngủ bao nhiêu giờ/ngày, nên ngủ và thức dậy vào thời gian nào để định hướng cho trẻ tuân thủ. Để làm được đó, bố mẹ có thể tham khảo hai bảng gợi ý dưới đây từ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-3
Bảng thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-4
Bảng giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc

# Làm gì để giúp con ngủ đúng giờ?

Giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ tối đúng giờ là một việc làm không hề dễ dàng, thậm chí là khó khăn với nhiều ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể làm được nếu kiên trì và biết áp dụng những phương pháp đúng, hiệu quả như sau:

1. Điều chỉnh bữa ăn tối

Thực đơn ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ nhà bạn. Nếu trẻ ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải chịu nhiều áp lực, trẻ cũng bị chứng khó tiêu và cảm thấy khó ngủ. Thêm nữa, một số loại thức uống và thuốc có chứa caffeine gây ra tình trạng tỉnh ngủ như cà phê và thuốc giảm đau. Vậy nên mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng những chất trên trước giờ đi ngủ một vài tiếng.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-5

2. Cho trẻ lên giường vào giờ cố định

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Có thể bạn phải mất một vài tháng để rèn trẻ vào phòng ngủ sớm và bạn cần phải kiên trì thì mới giúp trẻ có thói quen này thành công. Mới đầu, trẻ sẽ không ngủ ngay khi bước chân lên giường và có thể bạn sẽ phải kể chuyện cho bé nghe, cùng xem TV với bé, ôm bé ngủ một lúc sau đó bé mới tự chìm sâu vào giấc ngủ được.

3. Tạo không gian ngủ

Mọi nỗ lực cần phải nằm trong kế hoạch đưa con bạn đi ngủ vào một giờ hợp lý. Vì thế, hãy bắt đầu suy nghĩ về giờ đi ngủ của bé một giờ trước khi bạn muốn chúng ngủ.

Thu dọn đồ chơi và tắt tất cả màn hình bao gồm điện thoại, máy tính bảng và máy tính, vì ánh sáng xanh có thể cản trở việc sản xuất hormone giấc ngủ, melatonin làm trẻ khó chịu và không thể ngủ ngay được. Trong thời gian rèn trẻ đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố không gian yên tĩnh, dễ chịu để con chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4. Ngủ cùng con

Khi gấu bông và gối ôm không thể thay thế được mẹ, mẹ sẽ vất vả hơn để cho con ngủ theo thời khóa biểu cố định. Cách tốt nhất lúc này là nằm với trẻ cho đến khi trẻ ngủ sâu và bạn trở về phòng ngủ của riêng mình. Hãy làm như vậy một vài tuần/tháng cho đến khi trẻ tự giác lên giường đi ngủ mà không cần đến mẹ.

5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Ngoài vấn đề về ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng không thích hợp cũng khiến trẻ khó ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh để con cảm thấy khó chịu khi ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng ngủ của trẻ trong khoảng 27 đến 28 độ.

6. Khích lệ trẻ ngủ đúng giờ và thưởng

Súp muốn ngon thì không thể thiếu gia vị. Nếu áp dụng công thức trên vào việc dạy trẻ đi ngủ sớm thì ngoài đề nghị là muối, hạt tiêu, còn cần sự động viên ngọt ngào là đường. Hãy nói với con những lời yêu thương ngọt ngào để dỗ con đi ngủ và trao phần thưởng xứng đáng cho con.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em và tuyệt chiêu giúp trẻ ngủ đúng giờ mà không phải bố mẹ nào cũng biết-6

7. Cho bé thư giãn trước khi ngủ

Hầu hết mọi người đều cần có thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ và em bé của bạn cũng không ngoại lệ. Trước khi cho con ngủ, mẹ hãy làm vài động tác thư giãn, chơi đùa nhẹ nhàng cùng bé trước khi đặt bé vào trong nôi và ru ngủ. Điều này cũng tạo sự liên kết tình cảm tuyệt vời giữa mẹ và bé. Kéo rèm cửa, bật đèn ngủ để làm tối căn phòng, chuẩn bị một câu chuyện để kể cho bé hay những vật dụng mà bé yêu thích…

Khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho bản thân. Để bé thư giãn khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ là hợp lý nhất (6 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian thích hợp cho bé thư giãn trước khi đi ngủ).

8. Không đánh đập trẻ

Không ít bà mẹ tỏ ra thiếu tinh tế và thiếu kiên nhẫn với con khi dạy con đi ngủ đúng giờ. Họ đã dùng bạo lực và những lời quát mắng. Đây thực sự là một sự bạo hành về tinh thần lớn khiến trẻ bất an khi ngủ, hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ em trước tuổi dậy thì như chậm phát triển chiều cao, tự ti, thiếu gắn kết tình cảm với mẹ…

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.