Những lợi ích tuyệt vời từ việc cho trẻ làm việc nhà, bố mẹ yêu con đừng làm hết việc của con

Cha mẹ biết dạy con làm việc nhà đúng cách còn mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ kể cả về thể chất hay tinh thần.

Đối với cha mẹ, con cái giống như một món “tài sản” quý giá nhất cuộc đời mà họ luôn hết lòng nâng niu, bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người lại chăm sóc, nuông chiều con thái quá, không cho bé động tay động chân vào bất kỳ việc gì trong nhà kể cả khi bé đã lớn và hoàn toàn có thể làm được. Phụ huynh lầm tưởng như vậy là yêu thương, là tốt cho trẻ nhưng thực chất lại có thể làm hư trẻ, thậm chí gây hại và tác động xấu làm ảnh hưởng đến tính cách, tương lai của trẻ.

Những lợi ích tuyệt vời từ việc cho trẻ làm việc nhà, bố mẹ yêu con đừng làm hết việc của con-1

Ngược lại nếu cha mẹ biết dạy con làm việc nhà đúng cách còn mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ kể cả về thể chất hay tinh thần, đồng thời trau dồi các kỹ năng sống cần thiết khác giúp trẻ phát triển toàn diện, lớn lên vững vàng, tự tin và có trách nhiệm.

# Tại sao trẻ em nên làm việc nhà?

Để trẻ làm việc nhà không có nghĩa là bố mẹ lười biếng hay bắt tội trẻ lao động sớm. Thay vào đó, nếu bố mẹ để trẻ tham gia làm việc nhà một cách hợp lý sẽ là một cách giáo dục trẻ rất tốt, hình thành cho trẻ thói quen chia sẻ, ý thức trách nhiệm ngay từ nhỏ, đồng thời còn rèn luyện thể chất, kỹ năng sống và nhiều lợi ích khácm điển hình như:

- Làm việc nhà giúp trẻ học tính trách nhiệm và tính tự lập. Giao việc nhà thường xuyên cho trẻ giúp dạy chúng có tính trách nhiệm. Những công việc ảnh hưởng đến cá nhân con bạn, chẳng hạn như dọn dẹp phòng của chúng hoặc giặt quần áo của riêng chúng, có thể giúp chúng trở nên tự chủ hơn. Trẻ cũng có thể tự hào vì được coi là đủ trưởng thành để chăm sóc bản thân.

- Việc nhà giúp dạy kỹ năng sống. Bây giờ chúng còn trẻ, nhưng chúng sẽ không phải là những đứa trẻ mãi mãi! Giặt giũ, nấu ăn và lập ngân sách chỉ là một số kỹ năng mà con bạn sẽ cần khi cuối cùng chúng chuyển ra ngoài. Đây cũng là những điều mà trường học không dạy đầy đủ, khiến việc học ở nhà càng trở nên quan trọng hơn.

- Công việc nhà giúp dạy cách làm việc nhóm. Việc trở thành một thành viên hiệu quả của nhóm có thể được làm gương cho trẻ em thông qua công việc nhà. Các thành viên trong “nhóm” gia đình của bạn phải chịu trách nhiệm với nhau và có những vấn đề nhỏ khi các bạn không đáp ứng được kỳ vọng của nhau. Học những bài học này ở nhà, nơi những lỗi lầm dễ được tha thứ hơn, có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng làm việc nhóm mạnh mẽ để sử dụng ở trường hoặc nơi làm việc.

-  Việc nhà giúp gia đình có cơ hội gắn kết. Mọi người thường than thở rằng việc nhà chiếm nhiều thời gian mà họ có thể dành cho con cái hoặc cháu của họ. Nhưng việc nhà thực sự có thể tạo ra những khoảnh khắc đặc biệt giữa trẻ em và người lớn. Những đứa trẻ luôn muốn giúp đỡ sẽ cảm thấy mình quan trọng và được nâng cao lòng tự trọng, còn những đứa trẻ ủ rũ có thể quyết định cởi mở hơn với một nhiệm vụ được chia sẻ.

- Công việc nhà giúp cải thiện kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian. Có cảm giác như có hàng triệu việc phải làm trong ngày, và ghi chép tất cả vào nhật ký của chúng ta là một thách thức! Công việc nhà có thể giúp trẻ lớn hơn và xây dựng thói quen tốt sớm. Việc sắp xếp thời hạn làm việc ở trường, công việc nhà và cuộc sống xã hội của họ chúng học cách đặt ưu tiên và quản lý thời gian, những kỹ năng quan trọng cho thế giới làm việc....

Những lợi ích tuyệt vời từ việc cho trẻ làm việc nhà, bố mẹ yêu con đừng làm hết việc của con-2

# Cách dạy con làm việc nhà

Rõ ràng để trẻ tham gia làm việc nhà cùng bố mẹ là một việc làm đúng đắn với rất nhiều lợi ích như đã nói ở trên. Vậy nên dạy trẻ làm việc nhà thế nào mới hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích dành cho bố mẹ, mời bạn đọc cùng tham khảo:

1. Hướng dẫn chi tiết cách làm cho trẻ

Trẻ em đang tuổi ăn tuổi chơi, sẽ không dễ dàng để bắt trẻ làm và làm đúng cách các công việc nhà. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn và nhất là phải hướng dẫn trẻ thật chi tiết, cẩn thận về cách làm để trẻ hiểu thì mới có thể thực hiện thuận lợi được.

Trẻ còn vụng về nên những lần đầu có thể làm sai, làm hỏng, thậm chí gây đổ vỡ thì cha mẹ cũng không nên trách mắng con, thay vào đó hãy ở bên cạnh quan sát để chỉ dẫn và động viên trẻ kịp thời, giúp bé có động lực cố gắng mà không sớm chán nản, bỏ cuộc.

2. Giao việc nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ

Với trẻ nhỏ 3 – 4 tuổi có thể giao việc nhà cho con, chẳng hạn như tự cất quần áo của mình, vứt khăn giấy hay lau bàn sau bữa ăn, tắt đèn trước khi đi ngủ. Bố mẹ nên nhớ rằng mục tiêu giao việc nhà là để xây dựng thói quen, tính trách nhiệm cho trẻ chứ không phải yêu cầu trẻ phải lau bàn sạch sẽ, gấp quần áo gọn gàng vì trẻ còn nhỏ và mới làm việc nhà.

Khi trẻ lớn hơn thì có thể nhờ trẻ làm nhiều việc hơn. Đó là những công việc mất nhiều thời gian hơn một chút, đòi hỏi nhiều nỗ lực và phức tạp hơn như sắp xếp, dọn dẹp bàn ăn; phân loại hoặc gấp quần áo, rửa bát, quét nhà hoặc đổ rác.

3. Tạo thói quen làm việc nhà cho trẻ

Cách dạy con làm việc nhà thực tế là để hình thành thói quen hàng ngày. Khi công việc lặp đi lặp lại thì trẻ tự ghi nhớ cách làm việc. Nhờ đó, con phụ giúp cha mẹ mà bạn không cần nhắc nhở. Ngoài ra, bạn nên kể về lợi ích của các đồ vật và công việc trong nhà để bé cảm thấy yêu thích và năng nổ hơn.
Thói quen làm việc nhà dạy bé tính tự giác, kỷ luật và hiểu rằng công việc nhà là trách nhiệm chung của mỗi thành viên. Chẳng hạn, mỗi sáng ngủ dậy, con tự sắp xếp giường ngủ ngăn nắp.

4. Cùng làm với con như 2 người bạn

Để trẻ cùng làm việc nhà với các thành viên gia đình sẽ khiến trẻ thấy việc nhà vui hơn rất nhiều. Trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm thân thiết khi làm việc cùng bố mẹ hay anh chị em và là cơ hội tuyệt vời để hỏi han về một ngày của trẻ, nghe những tâm tư của trẻ hoặc bạn kể cho trẻ câu chuyện, chủ đề nào đó khiến chúng mê mẩn. 

Hơn nữa, làm việc nhà với bạn cho bé cảm giác được tôn trọng như người lớn, được đóng góp được cho gia đình và dần tự tin, trưởng thành hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hỗ trợ còn hãy để bé là người làm chính. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện khéo léo và cẩn thận để trẻ học theo.  

5. Để trẻ tự chọn việc và tự làm khi có thể

Nhiều bố mẹ hiểu tầm quan trọng của việc để trẻ làm việc nhà nhưng vẫn có tâm lý không yên tâm khi để trẻ tự làm. Chính vì vậy họ sẽ tự ý chọn việc đơn giản mà bản thân cho là việc đó trẻ mới làm được rồi kè kè bên cạnh khi trẻ làm, liên tục can thiệp nhắc nhở bé. Điều này là có thể là cần thiết trong những lần đầu khi trẻ chưa quen việc nhưng lâu dài lại hoàn toàn không tốt vì nó khiến trẻ mất tập trung, khó chịu, thậm chí là cảm thấy tự ti vì nghĩ mình kém cỏi.

Những lợi ích tuyệt vời từ việc cho trẻ làm việc nhà, bố mẹ yêu con đừng làm hết việc của con-3

Thay vào đó, bố mẹ hãy cho con được lựa chọn việc nhà chúng muốn làm, hỏi và lắng nghe ý kiến xem trẻ thích làm việc nhà nào nhất. Bạn có thể hỏi: “Con thích làm công việc nhà nào? Con muốn dọn bàn ăn hay cho bát đĩa vào máy rửa bát?” Bằng cách này, trẻ sẽ thấy rằng mình được chọn làm việc nhà chứ không phải bị ép buộc. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy tin tưởng để con tự làm khi có thể, nên nhớ rằng thất bại cũng là bài học để thành công, sau khi thật bại trẻ có thể hiểu và rút kinh nghiệm triệt để cho lần sau, hiệu quả rất nhiều so với việc dạy trẻ lý thuyết suông.

6. Khen thưởng nếu con làm việc nhà tốt

Đứa trẻ nào cũng thích cảm giác được cha mẹ coi trọng và lời khen từ bạn sẽ giúp trẻ thấy năng lực của mình được công nhận cũng như có thêm động lực để làm việc. Dù trẻ không thích làm việc nhưng chỉ cần phụ huynh biết cách động viên thì bé sẽ cố gắng hoàn tất phần việc của mình.

Bạn có thể khen khi chúng hoàn thành công việc nhưng khen ngợi cả khi chúng đang trong quá trình thực hiện cũng không hề thừa. Lời khen là một động lực tích cực, đặc biệt là với trẻ em. Chỉ cần bố mẹ tỏ thái độ ngạc nhiên theo kiểu: “Ơ, con làm được à, ở tuổi con, mẹ chưa làm được đâu”… cũng đủ làm các bé vô cùng sung sướng và hãnh diện rồi.

Thêm vào đó, bạn có thể khen thưởng trẻ để khích lệ con, chắc chắn bé sẽ rất hào hứng cho những lần làm việc tiếp theo.  

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.