Gội đầu cho bé theo cách này, bé không quấy khóc mà còn ngoan ngoãn hợp tác!

Gội đầu cho bé tưởng chừng như là một việc nhỏ nhưng đối với nhiều ông bố bà mẹ, đó là cả một thử thách và phải đòi hỏi rất nhiều kỹ năng đặc thù.

Nếu bạn cũng lúng túng trong việc này thì hãy tham khảo ngay những kỹ năng dưới đây, chắc chắn con bạn sẽ hợp tác hơn với bạn.

1. Chọn dầu gội đầu phù hợp cho bé

Để gội đầu cho trẻ, hãy nhớ sử dụng dầu gội đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phù hợp theo từng độ tuổi để tránh gây kích ứng bất lợi cho da và mắt của trẻ. 

Ngoài ra, dầu gội phải dễ xả để tránh hiện tượng phải gội thật lâu mới sạch hết được lượng dầu trên đầu và tóc trẻ. 

Gội đầu cho bé theo cách này, bé không quấy khóc mà còn ngoan ngoãn hợp tác!-1

2. Nhiệt độ nước gội đầu cho bé

Nhiệt độ gội đầu cho bé phải vừa phải, không quá lạnh hoặc quá nóng và giữ ở 37 ° C ~ 38 ° C. Mẹ có thể sử dụng nhiệt kế nước để đo nhiệt độ của nước, hoặc sử dụng vùng da bên trong của khuỷu tay để thử nước trước khi bắt đầu gội đầu cho trẻ.

3. Nếu bé bị những tình trạng này, mẹ không nên gội đầu cho bé

Để chọn đúng thời điểm và tránh những nguy cơ gây tổn hại cho con, các chuyên gia về trẻ em khuyên phụ huynh không nên gội đầu cho trẻ trong những trường hợp sau:

- Yêu cầu bé gội đầu khi bé đang vui đùa:
Lúc này bé đang mải chơi nên thường không muốn hợp tác và phản kháng khiến quá trình gội đầu trở nên khó khăn hơn.

- Trẻ vừa ăn xong không gội đầu ngay:
Người lớn cũng rất ngại đi tắm gội ngay sau khi ăn vì điều này là phản khoa học, về lâu dài dễ gây tổn hại sức khỏe. Đối với trẻ em cũng vậy, nếu vừa ăn xong bạn đã đưa con đi gội đầu bé sẽ không muốn và quấy khóc, khi đó trẻ có thể nôn ra thức ăn vừa ăn.

- Không gội đầu cho trẻ khi trẻ mệt:

Khi cơ thể thấy mệt mỏi, trẻ rất nhạy cảm với những hành động phiền phức của người lớn, đưa trẻ đi gội đầu lúc này nó sẽ rất dễ quấy khóc và phản kháng khiến bạn lúng túng, dễ mắc lỗi gây tổn hại đến trẻ.

Chưa kể khi trẻ mệt mà gặp nước sẽ càng dễ ốm hơn, vậy nên bố mẹ cần để ý và đánh giá tình trạng sức khỏe của con trước khi quyết định có gội đầu cho bé hay không.

4. Tư thế gội đầu cho trẻ sơ sinh như thế nào là phù hợp nhất?

Khi gội đầu cho trẻ, mẹ nên áp dụng tư thế ngồi sao cho trẻ nằm trong lòng mẹ. Trước tiên, mẹ dùng tay đỡ đầu trẻ để trẻ nằm ngửa, sau đó dùng ngón tay ấn vào loa tai để bịt lỗ tai (lúc dội nước), rồi mới bắt đầu gội đầu cho trẻ. 

Cách này để giữ cho nước và dầu gội đầu không chảy vào tai trẻ gây viêm nhiễm. Sau khi bé được một tuổi rưỡi, mẹ có thể cho bé đứng gội đầu.

Gội đầu cho bé theo cách này, bé không quấy khóc mà còn ngoan ngoãn hợp tác!-2

5. Những lưu ý khi gội đầu cho trẻ

Nếu trên đầu bé có gàu hay những mảng “cứt trâu” chưa sạch, mẹ không nên dùng móng tay cậy ra gây tổn thương da đầu bé. Thay vào đó, mẹ có thể dùng dầu oliu hoặc dầu massage trẻ em dịu nhẹ và phù hợp để thoa lên vùng có gàu, rồi gội lại bằng nước sau một ngày để gội sạch gàu. 

Sau khi gội đầu, các mẹ không nên dùng máy sấy tóc để làm khô tóc cho bé vì tiếng ồn quá lớn từ máy sấy tóc có thể khiến trẻ bị tổn thương thính giác. 

Ngoài ra, bạn không nhất thiết phải dùng dầu gội đầu mỗi lần gội đầu cho trẻ và chỉ nên dùng dầu gội không quá 3 lần / tuần. 

6. Bé không chịu gội, mẹ phải làm sao?

1. Trước khi gội đầu, mẹ nên giao tiếp với bé nhẹ nhàng và động viên bé.
2. Cho em bé xem một số video thú vị và từ từ chuyển hướng sự chú ý.
3. Hát và nói để gây chú ý với bé khiến bé “lơ là” việc được gội đầu. Khi mẹ hát và nói, mẹ có thể biểu hiện một số biểu cảm cường điệu để thu hút bé.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.