- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hành động của mẹ với con gái trên ban công báo trước bi kịch trong tương lai
Nếu cách hành xử của mẹ khác đi thì có lẽ sẽ có một kết cục khác...
- Đặng Thu Thảo hiếm hoi khoe ảnh con trai với Tổng giám đốc Trung Tín, để lộ cuộc sống triệu đô của nhóc tì 4 tuổi
- Tan làm về nhà lúc 10 giờ tối, tôi điếng người thấy vợ ngất xỉu trong phòng ngủ, con trai đứng vỗ tay
- Một kiểu nuôi dạy của cha mẹ ban đầu khiến con hãnh diện nhưng hậu quả ở tương lai mới đáng sợ
Một nữ sinh 15 tuổi chán nản đứng trên ban công tầng 4, bị mẹ tát vài cái. Ngày hôm sau em đã nhảy từ tầng cao xuống, kết thúc cuộc đời của mình.
Đó là bi kịch đau lòng đã xảy ra trong một gia đình ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) mới đây. Được biết, cô con gái bị trầm cảm nhưng không nhận được sự hỗ trợ của gia đình. Từ nhỏ em thông minh và hiếu học nhưng khi vào cấp hai, em dần trở nên lầm lì, chán nản và mất hứng thú với việc học. Triệu chứng trầm cảm của em ngày càng rõ ràng hơn.
Mẹ của nữ sinh là một bà nội trợ bình thường. Sau khi phát hiện con bị trầm cảm, bà cảm thấy bất lực và lo lắng. Dù đã nhiều lần cố gắng giao tiếp nhưng con luôn né tránh. Gia đình họ cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn kịp thời và không nhận ra rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng cần được can thiệp và điều trị.
Một đêm nọ, bà mẹ thấy con đứng một mình trên ban công tầng 4, tim bà lập tức thắt lại. Lo lắng con sẽ làm điều gì đó dại dột nên bà vội vàng bước tới ôm con. Bỗng bà mẹ tát con vài cái, hy vọng có thể thức tỉnh, khiến con dừng lại sự bốc đồng này. Tuy nhiên, bà không nhận ra rằng hành động của mình sẽ càng khiến nỗi đau của con trở nên trầm trọng hơn.
Người mẹ không nhận ra rằng hành động của mình sẽ càng khiến nỗi đau của con trở nên trầm trọng hơn.
Sáng sớm hôm sau, khi bà mẹ bước vào phòng con, phát hiện con đã không còn trên giường nữa. Tim bà chợt thắt lại, trực giác mách bảo rằng đã có chuyện không hay xảy ra. Bà vội vàng chạy lên ban công trên lầu thì phát hiện đứa trẻ đã đứng ở mép tầng trên cùng. Người mẹ hét lớn tên đứa trẻ nhưng đã quá muộn, con kiên quyết nhảy xuống.
Thảm kịch đã gây chấn động, cư dân mạng bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của đứa trẻ. Đồng thời, nhiều người cũng cho rằng: Dù trong câu chuyện này, người đau khổ nhất là bà mẹ, thế nhưng, có thể bi kịch không xảy đến nếu gia đình quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của con. Ở ban công tầng 4, nếu không phải là cái tát mà cách hành xử khác thì có lẽ sẽ có một kết cục khác.
Phụ huynh cần làm gì khi con có dấu hiệu bị trầm cảm
Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Tỉ lệ thường gặp từ 3-8%. Rối loạn này gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai với tỉ lệ 3:1, đặc biệt nguy cơ cao gặp ở trẻ nữ dậy thì sớm. Các bậc cha mẹ cần làm gì khi con có các dấu hiệu trầm cảm?
Đừng lơ là các dấu hiệu của con
Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc.
Động viên con kết nối với xã hội
Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp bé tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch…
Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Thời đại ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.
Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ.
Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học
Chăm sóc chính bản thân cha mẹ (và các thành viên còn lại)
Khi có con bị trầm cảm, cha mẹ có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con, mà quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác. Đừng để trẻ thấy vì mình mà cha mẹ tiều tụy, buồn rầu. Chính cha mẹ bình an, lạc quan, vui vẻ thì sẽ truyền năng lượng tích cực đến cho trẻ.
Cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ. Ảnh minh họa
Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em như thế nào?
Phòng bệnh luôn hiệu quả và ít tốn kém công sức, thời gian hơn chữa bệnh. Trầm cảm tuổi vị thành niên có thể phòng ngừa được khi cha mẹ để tâm và áp dụng liên tục các biện pháp như là:
Luôn lắng nghe trẻ
Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cha mẹ cần luôn quan tâm chia sẻ, học và thực hành liên tục cách làm bạn với con. Luôn lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Sau lắng nghe, phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực về những quan điểm hay vấn đề của trẻ, bởi sẽ gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ.
Thiết lập những thói quen tốt cho trẻ
Cha mẹ cùng con sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, luôn sát sao, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hoạt động thể chất và làm những việc mà con thích. Bố mẹ cần thiết lập những thói quen tốt cho chính mình, từ đó làm gương cho trẻ làm theo.
Đảm bảo đầy đủ tinh thần, vật chất cho trẻ
Những trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, quan tâm và sẻ chia sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Cha mẹ cần biết chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.
Cha mẹ hướng dẫn con tự thiết lập những mục tiêu theo khả năng bản thân, và chú ý không đặt ra quá nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.
Giúp trẻ tránh rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực
Các bậc cha mẹ cần chú ý: không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè mà nên phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng phân tích chứ không được làm trẻ xấu hổ.
Nhận biết những biểu hiện của trẻ và những dấu hiệu của gia đình
Trẻ thường cố gắng che giấu đi những vấn đề khiến chúng tổn thương. Vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở long và tự tin hơn trong cuộc sống. Khi trong gia đình có anh chị hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị rất cao. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện, ngăn chặn bệnh lý này.
Như vậy, sinh con, nuôi con lớn đến tuổi dậy thì, dù ở thời kỳ này trẻ đã có khả năng tự lập trong nhiều việc, nhưng vẫn luôn cần cha mẹ đồng hành, hỗ trợ về mặt tâm tưởng, suy nghĩ cũng như cân bằng các cảm xúc.
Việc hiểu về trầm cảm là một trong số những rối loạn của lứa tuổi này giúp cha mẹ có cách tiếp cận hỗ trợ trẻ phòng tránh và vượt qua. Cha mẹ nhất định không thể lơ là, chủ quan, thiếu quan tâm đến trẻ, vì sẽ dẫn đến tình trạng nặng và hậu quả đáng tiếc.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ6 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.