Hầu hết tính cách “ở nhà hống hách ra đường lại nhút nhát, rụt rè” của trẻ là do chính cha mẹ gây nên

Trẻ thích " bắt nạt" mọi người ở nhà nhưng ra đường lại nhút nhát, rụt rè khiến nhiều phụ huynh không khỏi cảm thấy đau đầu.

Có rất nhiều gia đình thường than thở rằng con trẻ ở nhà rất hoạt bát nhưng ra đường lại nhút nhát, rụt rè. Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường rất nhạy cảm, thường biểu lộ sự buồn phiền trực tiếp và dễ cảm thấy mình là người thất bại nên ngày càng có xu hướng xa cách mọi người. 

Không phải cha mẹ nào cũng hiểu rằng trẻ có tính cách như vậy phần lớn do cách dạy sai trong gia đình. Khi thấy trẻ có những biểu hiện nhút nhát khi ở nơi đông người cha mẹ cần nhận biết sớm để có thể giúp đỡ và định hướng lại tính cách cho trẻ. 
 

Tại sao trẻ em lại có tính cách “hống hách khi ở nhà, nhát gan thì đi ra đường ”?

1. Chăm sóc trẻ quá kỹ

Trẻ em được bảo vệ cẩn thận khi ở nhà, có cảm giác an toàn đầy đủ, nói và làm mọi việc một cách tự do và cha mẹ rất yêu thương mình. Nhưng khi đi ra ngoài, ở trong một đám đông người lạ, đứa trẻ rõ ràng cảm thấy không giống như ở nhà, và những người khác sẽ từ chối nó mà không do dự. Lúc này trẻ em có tâm lý rụt rè, không dám hành động nông nổi, thậm chí có lúc không biết bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

2. Cha mẹ nuông chiều con quá mức

Hầu hết tính cách ở nhà hống hách ra đường lại nhút nhát, rụt rè” của trẻ là do chính cha mẹ gây nên-1

Nhiều cha mẹ lại nuông chiều con một cách phi nguyên tắc, điều này không những khiến trẻ ngang bướng, ưa được phục vụ mà còn không học được một số đức tính tốt trong cuộc sống như: tính tự lập, nhường nhịn, chăm chỉ… Bởi vì cha mẹ yêu thương không nguyên tắc, đứa trẻ sẽ hơi hụt hẫng khi ra ngoài, không biết cách thích nghi với sự giao tiếp giữa các cá nhân với thế giới bên ngoài.

3. Kỹ năng xã hội kém

Cha mẹ quá bảo vệ con cái, lo lắng khi tiếp xúc với con cái bên ngoài, con sẽ học được một số thói quen xấu, khi ra ngoài chơi thì quần áo bẩn, có vi khuẩn sẽ sinh bệnh... trẻ có kỹ năng xã hội kém và không biết cách giao tiếp với người khác.

Vì không có kỹ năng xã hội nên khi xảy ra mâu thuẫn với những đứa trẻ khác, trẻ không biết phải giải quyết như thế nào, giải quyết ra sao, chỉ biết dùng nước mắt để giải quyết vấn đề. 

4. Cha mẹ là tấm gương xấu cho con 

Bố mẹ cãi nhau, đánh nhau trước mặt trẻ là một điều cực kỳ tồi tệ. Đó sẽ là một vết thương khó liền trong tâm trí bé. Điều này không chỉ khiến trẻ có xu hướng sử dụng bạo lực với bạn bè khi có mâu thuẫn xảy ra mà còn có thể khiến trẻ luôn trong tâm trạng lo lắng, buồn bã vì chứng kiến những người thân yêu nhất của mình lại gây tổn thương cho nhau.

Hầu hết tính cách ở nhà hống hách ra đường lại nhút nhát, rụt rè” của trẻ là do chính cha mẹ gây nên-2

Gia đình luôn là nền tảng cho mọi sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi gia đình không hòa thuận, thường xuyên xảy ra "chiến tranh", thì trẻ cũng không có được sự tự tin, vui vẻ để hòa nhập vào xã hội.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tự tin?

-  Hãy yêu trẻ đúng cách: Trẻ cần cảm nhận được rằng chúng được chấp nhận, được yêu, từ gia đình và mở rộng ra tới các nhóm như bạn bè, bạn học, nhóm chơi thể thao, cộng đồng xã hội. Hãy thường ôm trẻ và nói với chúng là bạn yêu chúng. Tình yêu không điều kiện sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự tin. 

-   Rèn luyện cho con sự độc lập trong mọi vấn đề: Trước mọi vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy tập cho mình thói quen hỏi ý kiến của con để bé thấy rằng cha mẹ luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của mình. Chẳng hạn thay vì tự mua đồ cho bé mẹ có thể hỏi “con có thích cái này không?”. Khi bé biết người khác tôn trọng mình thì ngược lại, con cũng tự có thói quen tôn trọng người khác.

Hầu hết tính cách ở nhà hống hách ra đường lại nhút nhát, rụt rè” của trẻ là do chính cha mẹ gây nên-3

-  Nỗ lực hết mình và biết chấp nhận thất bại: Cha mẹ nên động viên con suy nghĩ tích cực như phương châm “Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó, không ngừng nỗ lực làm lại từ đầu”. Thất bại chưa hẳn là xấu mà đôi khi có thể giúp con nhìn nhận ra đâu là điểm yếu và sai sót của bản thân. Nếu con cố gắng không ngừng và biết rõ điểm mạnh, yếu của bản thân thì đường đến thành công không còn xa nữa.

-  Để trẻ tham gia hoạt động xã hội : Tình bạn đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời chúng cũng là một nguồn sức mạnh tinh thần cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con tìm kiếm và duy trì những mối quan hệ bạn bè lâu dài, có thể từ đội bóng, nhóm kịch hay các câu lạc bộ của trường.

-  Đừng ép buộc trẻ!: Cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. 

 

Theo Mộc - VietNamNet 


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.