- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh nên tập môn gì để tăng chiều cao?
Vận động thể dục thể thao là một trong các yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể lực tốt, chiều cao chuẩn theo độ tuổi.
Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ trải qua những giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao. Bởi vậy, cha mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của con, khuyến khích các bé vận động để tăng chiều cao.
Khu vui chơi cho học sinh một trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng lứa tuổi
Thời điểm chào đời, bé có chiều dài dao động 48-52cm. Trong 3 năm kế tiếp, bé đạt đến mức chiều cao trung bình 95cm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất.
Trong năm đầu tiên, trẻ có thể tăng 25cm và trong 2 năm tiếp theo là 10cm/năm. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Từ 3 tới 10 tuổi, mỗi năm bé tăng trung bình 6-7cm.
Đến giai đoạn dậy thì (10-14 tuổi), bé tiếp tục tăng nhanh 10-15cm mỗi năm rồi tăng chậm dần lại. Như vậy, gia đình cần chú ý đến toàn bộ quá trình lớn của trẻ từ khi mẹ đang mang thai đến lúc trưởng thành để phát huy được chiều cao tối ưu cho con em mình.
Chiều cao, cân nặng chuẩn của học sinh tiểu học. Dữ liệu: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Lời khuyên của bác sĩ để trẻ phát triển chiều cao
Bác sĩ chuyên khoa 1 Đoàn Thị Bảo Thúy, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), cho biết chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền, dinh dưỡng, nội tiết, chế độ sinh hoạt và tập luyện thể thao. Bởi vậy, bác sĩ Thúy khuyên phụ huynh nên quan tâm tới các yếu tố sau:
Chế độ ăn: Đầy đủ năng lượng, đa dạng và đủ chất theo nhu cầu từng độ tuổi, Chú ý thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt, kẽm, vitamin D3...
Giấc ngủ: Trẻ cần ngủ đủ giấc, thời gian ngủ thay đổi theo độ tuổi, tốt nhất trước 22h.
Hoạt động thể chất: Trẻ nên tham gia các hoạt động vui chơi như đi bộ, đi dạo, tập bò, lăn, đứng, chạy nhảy, leo trèo, chạy xe đạp, đá bóng và đặc biệt là những môn có tính chất kéo giãn người như bóng rổ, bơi lội, xà đơn, nhảy dây… Hạn chế việc để trẻ xem tivi, điện thoại hơn 60 phút mỗi ngày. Trong các hoạt động đi, đứng, ngồi học, luôn dạy trẻ giữ tư thế đúng, thẳng để không bị gù, vẹo cột sống.
Bác sĩ Thúy cũng khuyến cáo cha mẹ không tự ý cho con dùng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khi chưa có ý kiến của người có chuyên môn. Phụ huynh cũng nên theo dõi chiều cao cho trẻ mỗi 2-3 tháng, nếu tốc độ tăng trưởng bỗng nhiên chậm hay ngừng lại, cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi kiểm tra sớm.
Theo VNN
-
Làm mẹ1 giờ trướcTrong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay, việc dạy con đương đầu với thách thức trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng sống mà còn trang bị cho các em những phẩm chất cần thiết để vượt qua khó khăn trong tương lai.
-
Làm mẹ18 giờ trướcLượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều bạn trẻ hôm nay đang cực kỳ cô đơn và cô độc trong cuộc đời thực.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐau tai là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng, thậm chí nhiều người lập tức đưa con vào viện ngay trong đêm. Vậy cha mẹ, người thân của trẻ nên xử trí ra sao?
-
Làm mẹ2 ngày trướcChiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ2 ngày trướcViệc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcKhi vợ chồng ly hôn, những đứa con luôn là người chịu tổn thương nhiều nhất khi không có đủ tình yêu thương của cha mẹ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTúi khí trên ô tô đảm bảo an toàn cho người lớn nhưng không được thiết kế để cứu trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ ngồi ở vị trí có túi khí phía trước, có thể gây ra mất an toàn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhông chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTừ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
-
Làm mẹ02/10/2024Với những mẹ bầu có thói quen vận động từ xưa thì các bạn có thể chơi rất nhiều môn miễn là các môn đó mang tính chất tĩnh cho vùng lõi của cơ thể - vùng bụng.
-
Làm mẹ01/10/2024Bất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.