Khi nào trẻ sơ sinh có thể nghe thấy người lớn nói? Câu trả lời bất ngờ không như bạn nghĩ!

Ngay từ khi trẻ mới sinh ra, miệng bé đã “lảm nhảm” không ngừng. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ chưa hiểu gì nên không quan tâm nhiều đến dấu hiệu này. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất sai lầm.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nhận thức của trẻ sơ sinh về thế giới bắt đầu ngay từ ngày chúng được sinh ra. Mặc dù, trẻ không thể hiểu được những gì người lớn đang nói nhưng chúng có thể cảm nhận được tình yêu thương của gia đình, hiểu được cảm xúc của cha mẹ, vì vậy bạn không nên xem thường "IQ" của trẻ.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể nghe thấy người lớn nói? Câu trả lời bất ngờ không như bạn nghĩ!-1

Một bà mẹ trẻ có tên An Huệ (Trung Quốc) là một người mẹ thường hay phàn nàn về con gái của mình. Con gái cô sinh ra đã có nước da ngăm đen, khuôn mặt nhăn nheo, hễ nhìn thấy đứa trẻ là cô lại chê đứa bé xấu xí, thậm chí còn đặt biệt danh cho con gái mình là "Cô bé xấu xí".

An Huệ cảm thấy cái tên này nghe rất hay, lại hợp với ngoại hình của đứa bé, nên cô vẫn gọi như vậy cho đến khi đứa bé được một tuổi. Bỗng một ngày nọ, cô phát hiện ra một hiện tượng, bất cứ khi nào cô gọi "Cô bé xấu xí", đứa trẻ sẽ bỏ chạy với ánh mắt rung rưng. Nhưng chỉ cần cô gọi là “con yêu” thì bé sẽ đáp lại bằng một nụ cười vui vẻ, đôi mặt rạng ngời thích thú. An Huệ cảm thấy rất tò mò với hiện tượng này nên đã đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Sau khi biết thông tin, các chuyên gia đã chỉ trích An Huệ, nói rằng cô ấy ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của đứa trẻ, vì khả năng ngôn ngữ và sự phát triển trí não của em bé có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu người mẹ thường gọi đứa trẻ là "xấu xí", điều này không chỉ khiến trẻ bực bội, làm giảm sự tự tin của bản thân mà còn ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể hiểu được người lớn nói? 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ có thể hiểu những gì người lớn đang nói trong khoảng một tuổi, thì não bộ của trẻ đã phát triển tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bình thường của não bộ. Nếu con bạn có thể hiểu người lớn trước một tuổi, xin chúc mừng, bé có thể là một "đứa trẻ thông minh" có nghĩa là não bộ của đứa trẻ đã phát triển rất tốt.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể nghe thấy người lớn nói? Câu trả lời bất ngờ không như bạn nghĩ!-2

Mặc dù, cha mẹ không thể đánh giá trẻ có thể hiểu được người lớn qua cảm xúc hay không nhưng cần tôn trọng quy luật phát triển ngôn ngữ của bé và tìm biện pháp đối phó kịp thời để não bộ của bé phát triển nhanh và tốt hơn.

Trẻ con hiểu được người lớn nói khi nào? 

Như chúng ta đã biết, rất ít em bé “thông minh bẩm sinh” và có thể hiểu được những gì người lớn nói từ khi mới sinh ra. Đối với một đứa trẻ bình thường, chúng làm quen với người lớn từng chút một. Tiến độ này được tính bằng tháng, năm.

1. Từ một đến ba tháng tuổi, bé có thể trải nghiệm thế giới bằng các giác quan của mình.

Lúc này, dù chưa thể lĩnh hội thông tin tốt như trẻ lớn nhưng trẻ đang tích lũy kiến thức mới mỗi ngày, nhiều chuyên gia cho rằng trẻ biết nhiều hơn những gì cha mẹ nghĩ. Điều yêu thích của bé là nhìn xung quanh và làm hài lòng bạn bằng nụ cười hồn nhiên khi bố mẹ chơi với bé.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể nghe thấy người lớn nói? Câu trả lời bất ngờ không như bạn nghĩ!-3

2. Bé từ 4 đến 7 tháng tuổi đã biết tên của mình.

Mỗi khi bố và mẹ nói tên của trẻ, bé sẽ quay đầu về phía bạn, điều đó chứng tỏ bé đã nhận biết được đó là tên gọi của mình. Bé cũng sẽ biết được cảm xúc và biểu hiện của bạn và dần dần bé sẽ phân biệt được đâu là người lạ, đâu là người thân trong gia đình.

3. Ở 8-12 tháng tuổi, trẻ có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản

Bé ở giai đoạn này có thể chấp nhận những chỉ dẫn đơn giản, vì vậy mẹ nên nhẹ nhàng và để bé cảm nhận được những chỉ dẫn của tình yêu thương chứ không phải “mệnh lệnh”.

4. Ở 13-18 tháng, trẻ có thể hiểu được 50 từ dễ dàng.

Mặc dù một đứa trẻ có thể hiểu được 50 từ nhưng trẻ vẫn cần thời gian để nắm vững chúng, vì vậy cha mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn.

5. 19- 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hiểu rằng có sự khác biệt giữa mọi người.

Lúc này, nhận thức của trẻ cũng đã thay đổi. Bé thấy mình khác mẹ và có sự khác biệt trong cách hiểu và cách nghĩ về nhau. Vậy là bé đã có “kế hoạch” riêng và bắt đầu chơi trò “đùa nghịch” với bố mẹ.

Tóm lại: Người lớn luôn cho rằng trẻ không hiểu nhưng thực ra trẻ có thể hiểu bất cứ điều gì cha mẹ nói nhưng chỉ là không thể diễn đạt được mà thôi. Do đó, bố mẹ và những người thân trong gia đình phải giao tiếp với con cái nhiều hơn, khen ngợi trẻ nhiều hơn, để trẻ bộc lộ tính cách của mình nhiều hơn và giúp rèn luyện sự tự tin và ngôn ngữ của mình.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.