Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc "2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì", nhưng nhiều người vẫn làm sai

Kể từ khi con yêu chào đời, mỗi ngày trẻ đều có sự thay đổi không ngừng nghỉ. Nhằm giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần thì chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng và bố mẹ cần phải chú ý thay đổi theo sự phát triển của bé bất cứ lúc nào.

Thông thường, giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi của trẻ thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ vẫn duy trì việc ti sữa mẹ và làm quen với việc ăn dặm như bột, cháo dinh dưỡng, ngũ cốc, sữa chua, phô mai, trái cây (chuối, nho, lê, bơ, khoai lang...). Thức ăn dặm được coi là thực phẩm bổ sung thêm, sữa (sữa mẹ, sữa bột) vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ trong thời kỳ này

Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc 2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì, nhưng nhiều người vẫn làm sai-1

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn trên 1 tuổi, lúc này trẻ sẽ phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, sữa mẹ không đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển nên bé cần có chế độ ăn uống đa dạng hơn vừa để phát triển cơ thể vừa giúp rèn luyện kỹ năng nhai nuốt. Trong giai đoạn này, nếu bố mẹ chǎm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật, ngược lại có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí não
 
Sau khi bé được một tuổi, cha mẹ nên ghi nhớ nguyên tắc “hai bỏ, ba ít, một kiên trì” trong việc cho trẻ ăn.

1. Bé sau một tuổi, chúng ta nên bỏ 2 thói quen ăn uống:

- Bỏ thói quen uống nước và sữa từ bình sữa cho trẻ.

Khi trẻ còn nhỏ, chúng sẽ có bình sữa riêng dùng để đựng sữa công thức và nước. Nhưng bố mẹ cần biết rằng khi bé sử dụng bình bú là do khi ấy bé còn nhỏ, hoạt động của tay chưa linh hoạt, bé không thể cầm nắm được các đồ dùng như cốc uống nước, vì thế chiếc bình sữa có cấu tạo đặc biệt dành riêng cho trẻ sẽ rất tiện lợi. Tuy nhiên, sau khi được một tuổi, bé đã dần thành thạo khả năng sử dụng cốc nước, bát ăn và các đồ dùng khác. Lúc này mẹ không nên dùng bình nữa, việc ỷ lại vào bình quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Ngoài ra, việc dùng bình sữa mà không được vệ sinh hàng ngày sẽ sinh ra những chất ô nhiễm nhất định ở các góc chết, nếu mẹ không phát hiện ra và rửa sạch sẽ gây hại cho sức khỏe của bé.

Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc 2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì, nhưng nhiều người vẫn làm sai-2

- Bỏ thói quen ăn sữa đêm của trẻ để tránh ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng.

Khi bé được một tuổi, hệ tiêu hóa đã tương đối hoàn thiện, có thể tích trữ và tiêu hóa lượng lớn thức ăn nên không cần tiếp tục bú sữa đêm. Quan trọng hơn, vì hầu hết các hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi bé ngủ say buổi tối nên việc cho trẻ dậy ăn đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng và cản trở sự phát triển của trẻ.
 
2. Đối với trẻ sau một tuổi, 3 thứ này tốt nhất là nên ăn ít hơn

Bé sau một tuổi bắt đầu tiếp xúc dần với chế độ ăn bình thường, nhưng bữa ăn của người lớn rõ ràng là không phù hợp với bé, vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn cho con, mẹ hãy cho ăn càng ít 3 thứ này càng tốt.

- Chế độ ăn của trẻ nên nhạt, ít muối.

Chúng ta đều biết trẻ trước một tuổi không thích hợp với việc ăn mặn, và ngay cả sau này khi trẻ được hơn một tuổi thì việc ăn thêm muối cũng không nên làm.

Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc 2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì, nhưng nhiều người vẫn làm sai-3

Muối là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình bơm natri – kali trong cơ thể, không có muối trẻ sẽ gặp các vấn đề về sinh lý. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng bản thân thức ăn cũng đã chứa một lượng muối nhất định nên khi chế biến đồ ăn cho trẻ không cần cho thêm muối. Đừng nêm nếm thức ăn cho trẻ vừa với vị giác của người lớn, vì như vậy là thức ăn đã bị mặn hơn đối với trẻ. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất khác của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

-  Hạn chế cho trẻ ăn đường và các sản phẩm chứa đường

Đường tạo ra năng lượng, nếu năng lượng tiêu thụ của trẻ mà ít hơn lượng nạp vào thì sẽ dễ bị béo phì. Khi trẻ bị béo phì, đặc biệt là béo phì khi còn nhỏ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, gây áp lực quá lớn lên các cơ quan, kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe như: tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm… Ngoài ra, nếu cho bé ăn quá nhiều đường sẽ làm đảo lộn thói quen ăn uống của bé, khiến trẻ chán ăn, ăn ít, ăn không đúng bữa… Đường cũng tạo ra các axit làm phá hủy men răng của trẻ, gây các bệnh về răng miệng như sâu răng,...Vì vậy, loại thực phẩm này mẹ cũng nên cho bé ăn ít hơn.

Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc 2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì, nhưng nhiều người vẫn làm sai-4

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng gói vì chúng chứa các chất phụ gia, không có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thực phẩm tươi sống tốt hơn thực phẩm đóng gói. Ai cũng biết rằng, sản phẩm đóng gói có chứa một số chất bảo quản và phụ gia, những thành phần này có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn mà nên thay thế bằng các loại thực phẩm tươi mới trong ngày, sẽ tốt hơn cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
 
3. Khi trẻ được hơn 1 tuổi, bố mẹ cần kiên trì hướng dẫn bé tự ăn và rèn luyện kỹ năng ăn uống của bé

Khi trẻ được hơn một tuổi, bố mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc 2 bỏ, 3 ít, 1 kiên trì, nhưng nhiều người vẫn làm sai-5

Trẻ nhỏ rất thích khám phá mọi thứ xung quanh, ngay cả việc ăn uống đối với trẻ cũng là những điều rất mới lạ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mỗi lần cho trẻ tập tự ăn là một lần mẹ phải dọn “bãi chiến trường” của con. Để con hình thành được hững thói quen tốt thì không thể tránh những khó khăn, vất vả trong quá trình thực hiện. Vì vậy, điều quan trọng nhất mà bố mẹ nên làm lúc này là hãy thật bình tĩnh và kiên trì.

Một số việc bố mẹ nên làm khi rèn luyện thói quen ăn uống của trẻ:
    
- Chuẩn bị phần cứng hỗ trợ cho bé, bao gồm bát tập cho trẻ em, thìa, cốc uống nước, v.v., nhưng không nên dùng đũa ngay vì đũa rất nguy hiểm cho trẻ ở độ tuổi này. Khi trẻ được khoảng hai tuổi mới bắt đầu làm quen với đũa.

- Nhiều mẹ thấy khó chịu khi thấy hành vi “bốc thức ăn bằng tay” của bé nhưng đừng mù quáng dừng hành vi này lại vì đây cũng là một trong những quy trình để bé rèn luyện khả năng ăn uống tự chủ.

- Dạy trẻ sử dụng bộ đồ ăn đúng cách: Nếu thấy bé sử dụng bát, thìa và các bộ đồ ăn khác không đúng cách, cha mẹ nên sửa lại để tránh bé hình thành thói quen xấu sau này.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.