Đứa trẻ "nói ít" và đứa trẻ "nói nhiều" khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn

Theo quan niệm của nhiều người, dường như trẻ hướng ngoại, nói nhiều là điều tốt, còn sống nội tâm và ít nói lại giống như một khuyết điểm. Vậy trong tương lai sự khác biệt giữa trẻ nói nhiều và nói ít là gì? Có thật đúng như người ta thường nghĩ?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem khả năng ngôn ngữ của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cứ mỗi giờ bật TV, vốn từ vựng mà trẻ nghe được từ cha mẹ giảm đi 500-1000. Cha mẹ cứ nói chuyện với con thì trung bình mỗi giờ trẻ nghe được 487 câu.

Đối với những đứa trẻ lớn lên trong trại trẻ mồ côi hoặc những gia đình lao động nặng nhọc, ít có cơ hội trò chuyện với cha mẹ thì thường chỉ khoảng 178 câu mỗi ngày. Trước khi trẻ 4 tuổi, trong những gia đình mà bố mẹ nói khác nhau (ít và nhiều), thì sự chênh lệch về vốn từ vựng mà trẻ nghe được lên tới 30 triệu câu. 

Đứa trẻ nói ít và đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn-1


Trong nghiên cứu này, người ta thấy rằng những đứa trẻ nghe được nhiều từ vựng nhất có chỉ số IQ trung bình là 117 và những đứa trẻ nghe được ít từ vựng nhất có chỉ số IQ tring bình là 79. Và điều này cũng cho thấy chỉ số IQ của trẻ thực sự liên quan đến môi trường gia đình và cách thể hiện ngôn ngữ của cha mẹ.

Điều này cũng gián tiếp chứng minh rằng thực sự có một khoảng cách giữa trẻ nói quá nhiều và ít nói. Nghiên cứu cho thấy trẻ em nói nhiều sẽ học tập, hoạt động tích cực hơn trong trường học, còn trẻ ít nói thường nhút nhát, kỹ năng giao tiếp xã hội kém hơn bạn cùng trang lứa.

Việc trẻ em nói nhiều đôi khi có thể là một mối phiền toái đối với các bậc cha mẹ và người trông trẻ nhưng cha mẹ nên nhớ rằng, đây cũng có thể là một lợi thế của trẻ. Việc trẻ luôn sẵn sàng nói chuyện thường được coi là một đặc điểm tích cực.

Vậy, sự khác biệt giữa một đứa trẻ ít nói khi còn nhỏ và một đứa trẻ nói nhiều như thế nào? 

Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ

Lợi thế rõ ràng ở hầu hết trẻ em nói nhiều là chúng sẽ có khả năng nói chuyện tốt hơn. Trẻ em nói nhiều sẽ học được cách trở thành nhà diễn thuyết mỗi khi chúng mở miệng và các kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chúng dễ thành công trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi trẻ dành nhiều thời gian để nói chuyện, rõ ràng trẻ có thể suy nghĩ nhanh chóng, cũng chứng tỏ chỉ số IQ của trẻ cũng rất cao. 

Đứa trẻ nói ít và đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn-2


Ngược lại, những trẻ ít nói thường thể hiện trẻ có vốn từ ít, ít dùng những câu phức tạp, ít dùng liên từ. Các em cũng rất khó khăn khi cần tìm những từ diễn tả ý nghĩ của mình và thường trả lời cộc lốc. Trẻ không hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng, đặc biệt là rất khó nắm bắt những khái niệm về các sự vật và hiện tượng xung quanh.

Khả năng tư duy logic

Mỗi câu chúng ta nói ra đều phải được bộ não suy nghĩ cẩn thận, nhất là khi có nhiều người, chúng ta phải cân nhắc xem điều mình nói có phù hợp không.

Việc trẻ nói nhiều trước hết có nghĩa là não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn và khả năng tư duy logic tốt hơn, bởi vì tất cả những gì trẻ có thể nói biểu lộ khả năng tư duy logic của trẻ rất tốt.

Đứa trẻ nói ít và đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn-3

Ngoài ra, trẻ nói nhiều thường vì đang tò mò, muốn biết nhiều hơn về thế giới mà trẻ đang sống. Khi trẻ đặt nhiều câu hỏi hơn, trẻ sẽ ngẫu nhiên có được nhiều câu trả lời. Điều đó có nghĩa rằng, trẻ em nói nhiều sẽ biết được nhiều thông tin hơn so với bình thường.

Trẻ ít nói thường có kỹ năng tư duy logic kém, thường không thể truyền đạt ý tưởng của mình cho người khác một cách rõ ràng. Khi sự việc xảy ra cũng dễ xúc động, dễ bị người khác xúi giục, lừa gạt….

Kỹ năng xã hội 

Trẻ em nói nhiều có thể sẽ muốn gặp gỡ người khác nhiều hơn và sẽ kết bạn một cách nhanh chóng. Do đó, trẻ sẽ tăng cường các mối quan hệ của mình với người khác.

Trẻ em nói nhiều cũng không thể im lặng được lâu. Trẻ sẽ rất muốn tham gia vào mọi hoạt động. Ví dụ, trong một lớp học, trẻ sẽ giơ tay phát biểu nhiều và đóng góp vào các cuộc thảo luận.

Đứa trẻ nói ít và đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn-4

Những trẻ ít nói thì thường nhút nhát, sợ đám đông, có xu hướng chơi một một mình. Trẻ luôn lo âu hoặc rụt rè mỗi khi giao tiếp với người khác hoặc khi rơi vào tình huống lạ lẫm. Trẻ cũng cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi đứng trước đám đông.


Trẻ ít nói chỉ cảm thấy an toàn khi quan sát mọi hoạt động từ bên ngoài chứ không thích tham gia, về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ ít nói có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm.

Trẻ con ngày càng ít nói là do tính cách của chúng nhưng phần lớn do tác động của môi trường và cha mẹ, điều này cũng lý giải tại sao các chuyên gia giáo dục cho rằng để nâng cao giao tiếp cho con cái, cha mẹ cần chú ý đến thời điểm vàng trước 6 tuổi của trẻ. Bởi cha mẹ nói nhiều hơn, khả năng ngôn ngữ của con sẽ cao hơn. Dù tính cách của trẻ là hướng nội thì cũng dễ thay đổi trước 6 tuổi. Vậy, để trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, giao tiếp tốt hơn cha mẹ nên chú ý những điểm sau: 

1. Mở rộng vốn từ vựng

Để giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ và học cách ghép từ, những câu nói hằng ngày của bạn có thể thêm thắt những từ đơn giản vào. Ví dụ như khi bạn chỉ cho bé con gà, bạn có thể nói là: “con gà gáy o..o..”, vừa nói vừa diễn tả sẽ giúp con thấy thú vị và ghi nhớ lâu hơn.

2. Tập cho trẻ chủ động

Tập cho trẻ có tính chủ động là một trong những cách để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Với cách này, cha mẹ nên tỏ vẻ cố tình quên một điều gì đó sau khi con đã quen với nếp sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như đến giờ uống sữa cho trẻ, có thể giả vờ quên để trẻ chủ động hỏi mẹ và tìm sữa để uống.

3. Cha mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với con cái

Đứa trẻ nói ít và đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ, 10 năm sau sẽ có sự khác biệt vô cùng lớn-5

Cha mẹ là người thầy tốt nhất để giúp trẻ học nói. Nếu cha mẹ muốn con biết nói sớm hơn thì phải hết sức kiên nhẫn dạy con. Hãy tiếp xúc với trẻ nhiều hơn, kể cho trẻ nghe những câu chuyện, hướng dẫn trẻ diễn đạt. Từ đó, trẻ sẽ biết nói sớm hơn.

4. Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ

Trẻ sẽ được đóng vai các nhân vật, vẽ tranh minh họa nhân vật. Những hoạt động này thường khiến trẻ rất thích thú và hào hứng tham gia. Đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ. Trẻ sẽ được trang bị hành trang thật tốt trước khi bước vào trường học. 

5. Khi trẻ nói nhiều, đừng vội quát mắng trẻ

Nếu cha nẹ làm như vạy, trẻ sẽ dần mất đi hào hứng khám phá xung quanh và thấy rằng những thắc mắc của mình không được lý giải. Tự trẻ sẽ mặc định mình “không được phép hỏi” vì sợ bị mắng. Dần dần, trẻ sẽ cố chui mình vào một “ốc đảo” riêng.

Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bố mẹ là hãy kiên nhẫn, dành thời gian bên con, khuyến khích con hỏi han và tìm hiểu thế giới xung quanh, tránh tình trạng con nói như vẹt mà đầu óc trống rỗng.

 

Theo Mộc - VietNamNet

 


cách nuôi dạy trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.