- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người mẹ than trời vì lúc nào cũng phải theo dõi, nhắc nhở con mọi thứ. Làm thế nào để trẻ có thể tự giác làm việc của chúng?
“Ngày ngày đi làm áp lực công việc đã căng thẳng, về nhà lại thêm 2 đứa con lúc nào cũng đủng đỉnh chẳng tự giác gì cả. Từ việc tắm rửa, ăn uống hay học hành, dọn dẹp nhà cửa… chúng đều ì ra, bố mẹ không nhắc thì quên hết, kể cả đến đến giờ đến trường không giục thì vẫn đủng đỉnh chơi hay đọc truyện…. Thật là mệt mỏi hết sức!”.
- Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng
- Con trai 5 tuổi đột nhiên thích cọ sát vùng kín, dù rất sửng sốt nhưng người mẹ đã trấn tĩnh để làm việc này, kết quả sau đó thật bất ngờ
- Không phải trẻ mắc lỗi là có thể mắng mỏ vô tội vạ, bố mẹ nên biết 6 mẹo sau để phê bình hiệu quả mà không làm tổn thương con cái
Đó là tâm sự của một bà mẹ trong thang máy với cô bạn đồng nghiệp ngày đầu tuần. Người mẹ này than thở đi làm còn đỡ ức chế chứ ở nhà 2 ngày cuối tuần cứ gọi là bỏng cổ rát họng với 2 “thánh ì”, đã không nhớ việc nhưng khi được nhắc nhở thì rất giỏi trì hoãn. Tóm lại, việc lớn, việc nhỏ đều phải có người lớn trông chừng, thúc giục không thì thôi, chúng sẽ chẳng hoàn thành việc gì…
Điều đáng nói là tình cảnh này rất nhiều ông bố bà mẹ khác cũng đang gặp phải như một hiệu ứng dễ gặp ở trẻ nhỏ thời kỳ hiện đại. Có thể các con được chăm sóc quá kỹ, được quan tâm nhắc nhở mỗi ngày nên hình thành tính ỷ lại và phụ thuộc?
Theo các chuyên gia tâm lý, đây thực chất là biểu hiện của khả năng tự kiểm soát kém tức là thiếu tính “kỷ luật tự giác” ở trẻ nhỏ. Nói một cách đơn giản, đó là sự khả năng quản lý bản thân của một người, khả năng tự kiểm soát có ý thức (không phải là do bị ép buộc hoặc có áp lực bên ngoài tác động gây ra) còn hạn chế.
Khi nào thì nên bắt đầu trau dồi tính tự giác cho trẻ?
Nhiều người quan niệm “bé tí thế đã biết gì mà dạy” nhưng để rèn luyện tính tự giác cho trẻ, chúng ta phải bắt đầu từ thời thơ ấu.
Tuy nhiên, khi bé từ 0-3 tuổi, việc dạy dỗ trẻ về tính tự chưa cần thiết vì trẻ còn non nớt, rất khó để hiểu ra vấn đề. Giai đoạn này, trẻ rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ để hình thành cảm giác an toàn.
Ở độ tuổi 3-6, trẻ em đã bắt đầu phát triển các khả năng khác nhau, có thể hiểu được hướng dẫn của bạn và có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách trôi chảy. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành nhận thức về các quy tắc và thói quen hành vi sớm. Lúc này, khả năng tự quản của trẻ bắt đầu hình thành và trẻ sẽ dần bộc lộ mong muốn mạnh mẽ để chứng tỏ khả năng của mình.
Vì vậy, bắt đầu từ khi 3 tuổi, cha mẹ có thể trau dồi tính tự giác cho con, hãy đưa ra các quy tắc và hướng dẫn trẻ tinh thân sẵn sàng chấp nhận kỷ luật. Tất nhiên đây là một quá trình lâu dài, thường mất 10 năm để thực sự phát triển tính tự kỷ luật và biến nó thành thói quen của bản thân.
Thực tế đã chứng minh, những đứa trẻ đạt được tính tự giác sẽ có thói quen tốt và hiệu quả học tập cao hơn rất nhiều. Kỷ luật tự giác là nền tảng của việc học tập của trẻ và việc rèn luyện thói quen tự giác cho trẻ ở giai đoạn này sẽ có lợi hơn là dạy kiến thức.
Làm thế nào để có thể nâng cao tính tự giác của trẻ một cách hiệu quả?
1. Đưa ra các quy tắc hợp lý trong gia đình với con cái của bạn
Không trẻ em nào sinh ra mà đã có sẵn tính tự kỷ luật mà điều đó cần được người lớn thiết lập và hướng dẫn trẻ từng chút từng chút một theo thời gian. Đối với hầu hết trẻ em, tiền đề của tính tự kỷ luật nên là sự khác thường, dần dần thích nghi và tạo thành thói quen của bản thân.
Kỷ luật tự giác ban đầu bắt nguồn từ việc thiết lập các quy tắc gia đình. Ví dụ, nếu trẻ muốn chơi trên máy tính, bạn hãy đặt ra thời hạn và nói với trẻ rằng chỉ chơi 15 phút mỗi lần, khi hết thời gian hãy để trẻ làm việc khác. Nếu trẻ vẫn nghịch thì cha mẹ không nên bỏ qua mà cần có biện pháp xử lý phù hợp để bé nhớ và không tái phạm.
Bằng cách xây dựng các quy tắc phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, hãy cho trẻ biết rằng muốn làm là một điều và có làm điều đó hay không là một việc khác. Hành vi của mọi người phải tuân theo các quy tắc và ranh giới nhất định.
2. Giúp trẻ xây dựng khái niệm thời gian
Ngược lại với “kỷ luật tự giác” là “trì hoãn”, và điều đó là vô cũng phổ biến ở những đứa trẻ thời nay. Chẳng hạn như: "Hôm nay mới thứ 7 mà thứ 2 mới đi học, mai con làm bài tập cũng được”, “Vẫn còn sớm mà, cho con ngủ thêm lúc nữa”, “Nhà vẫn sạch, mai con dọn nhé”… Tức là, những điều đáng lẽ phải làm bây giờ nhưng trẻ luôn tự mình tìm ra nhiều lý do để rồi trì hoãn.
Đối mặt với kiểu trẻ này, muốn rèn luyện tính tự giác cho chúng bạn phải hướng dẫn trẻ nhận biết thời gian, quản lý thời gian và sử dụng thời gian.
Trước tiên, cha mẹ có thể dạy trẻ tuân theo kế hoạch thời gian để làm mọi việc và đặt thời gian biểu cho trẻ. Ví dụ, khi trẻ làm việc gì đó mà trẻ không muốn làm, hãy để cho trẻ tự chọn thời gian thực hiện và bảo trẻ hoàn thành trong thời gian quy định. Sau đó, thời gian còn lại, trẻ có thể thoải mái làm điều chúng thích, để kích thích sự nhiệt tình, chủ động của trẻ và trau dồi kỹ năng quản lý thời gian tốt.
3. "Đắng" trước, "ngọt" sau và trì hoãn sự hài lòng
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên hướng dẫn con làm những việc theo nguyên tắc “đắng” trước rồi mới “ngọt”, tức là phụ huynh hãy dạy con trì hoãn việc hưởng thụ, thay vào đó phải hoàn thành những mục tiêu nhỏ trước rồi mới được hưởng thành quả.
Không phải lúc nào trẻ cũng đáp ứng yêu cầu hoặc mong muốn của trẻ ngay lần đầu tiên đã được thực hiện. Hãy cho trẻ thời gian chờ đợi hoặc trao đổi bằng cách thực hiện mọi việc chính xác và hiệu quả. Đây là một quá trình rèn luyện ý chí, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tự chủ và khả năng chống lại cám dỗ tốt hơn. .
Ví dụ, đối với một đứa trẻ đã đi học, hãy cho nó về nhà sau khi tan học để hoàn thành bài tập trước khi đi chơi. Hoặc đưa trẻ đi mua sắm, trẻ luôn muốn thứ này thứ kia, vì vậy trước khi ra ngoài bố mẹ nên nói trước với trẻ rằng “con chỉ được mua một thứ thôi” và đợi đến lần sau mới mua những thứ khác.
Hãy để trẻ dần dần học cách kiểm soát bản thân và học cách chờ đợi. Tất nhiên, nếu cha mẹ đã hứa thì phải tôn trọng lời hứa, nhớ giữ lời và thực hiện.
4. Tính tự giác của trẻ bắt nguồn từ cha mẹ
Cha mẹ không tự giác giáo dục con cái có tính tự giác thì trẻ cũng khó mà có được điều đó. Nếu bạn thường xuyên trì hoãn nhưng lại yêu cầu trẻ tự kỷ luật thì điều này không thuyết phục và đừng mong trẻ nghe lời. Hơn nữa, cha mẹ luôn là đối tượng bắt chước của con cái, bạn là người như thế nào thì con bạn cũng có thể trở thành người như vậy.
Do đó, nếu bạn muốn con mình tự kỷ luật, bạn cũng phải tự mình làm điều đó trước. Có như vậy, cha mẹ mới có thể làm gương cho con cái, đôi khi không cần bạn nói, bọn trẻ đã trở thành những người tự giác.
Hãy tưởng tượng nếu khi chúng ta còn nhỏ, một người lớn lười biếng và vô kỷ luật nhưng lại liên tục nói với bạn: “Con phải đọc thêm sách”, “Con phải chăm chỉ làm việc nhà”… thì bạn có nghe không? Trẻ con cũng vậy, việc “dạy dỗ” kiểu lý thuyết như vậy chẳng là gì với trẻ cả vì nó không thuyết phục, trẻ không tâm phục khẩu phục và đương nhiên sẽ không chấp nhận nghe theo.
Cha mẹ là tấm gương học tập của con cái, cha mẹ không có kỷ luật tự giác trong cuộc sống, hành vi thiếu tự chủ cơ bản thì trẻ rất dễ học.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ2 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ15 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ20 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ23 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.