- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ bầu "ốm nghén" càng nặng con càng thông minh? Sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ!
Chị em phụ nữ khi mang thai có truyền tai nhau câu: "Mẹ càng nghén càng nặng thì con càng thông minh" để lấy động lực vượt qua giai đoạn ốm nghén
- Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận
- Bé sơ sinh 2 ngày tuổi bị viêm màng não, thủ phạm do mẹ thích ăn món rau này khi mang thai
- Nữ sinh 13 tuổi từng tuyên bố mang thai với bạn trai 10 tuổi: Con gái xinh như thiên thần, có thu nhập khủng nhưng đến trường vẫn bị kỳ thị vì lý do bất ngờ
Theo thống kê, sẽ có khoảng 60%- 80% phụ nữ mang thai gặp các vấn đề liên quan đến ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai với các mức độ biểu hiện nặng/ nhẹ khác nhau. Thời gian ốm nghén thường kéo dài đến tuần 16 - 18 của thai kỳ, một số mẹ bầu có cơ địa đặc biệt có thể kéo dài đến tận khi sinh. Nhưng cũng có một số mẹ bầu may mắn chưa bao giờ ốm nghén trong gần như cả thai kỳ.
Hoa và Tâm mang thai cùng thời điểm, nhưng họ lại ở "hai trạng thái trái ngược" khi mang thai. Hoa cảm thấy cơ thể mình không có khác biệt gì so với trước khi mang thai, thậm chí cô còn thấy ăn uống ngon miệng hơn trước. Còn Tâm thì khác, cô bị ốm nghén ngay từ khi biết mình có thai. Cả ngày trong trạng thái buồn nôn và nôn mửa đến mức cứ ăn thứ gì vào là lại cho ra hết, nước cũng không uống được, ngửi thấy mùi thức ăn là buồn nôn, có khi nôn nhiều tới mức ra dịch xanh dịch vàng, đôi khi còn lẫn cả chút máu. Cơ thể Tâm luôn trong trạng thái mệt mỏi, không thể làm được việc gì. Vì thế, gia đình đã phải đưa cô đến bệnh viện thăm khám.
Tình cờ Hoa cũng đi khám thai trong bệnh viện và gặp Tâm. Cô tỏ ra khá ngạc nhiên, vì bản thân cũng đang mang thai nhưng không hề có cảm giác ốm nghén, còn Tâm thì ốm nghén nặng tới mức phải nhập viện điều trị. Cô nói: “Sao chị bị ốm nghén dữ vậy, em cũng đang mang thai mà có thấy như chị đâu. Chị nhờ bác sĩ kiểm tra kỹ xem có điều gì bất ổn không?”.
Hoa nói: "Ốm nghén càng nặng thì sau này con càng thông minh, cô không hiểu gì thì đừng nói nhảm". Tâm cảm thấy khá bất ngờ trước câu nói của Hoa, và suy nghĩ liệu ốm nghén có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ không?. Nếu vậy thì cô không bị ốm nghén gì, không lẽ con cô sau này sẽ không thông minh ư? Vậy sự thật là như thế nào?
Các nhà khoa học Canada từng thực hiện một nghiên cứu điều tra tình trạng của những bà mẹ mang thai bị ốm nghén, nghiên cứu cho thấy những mẹ bầu ốm nghén càng nặng thì chỉ số thông minh của trẻ càng cao. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn chưa chấp nhận giả thiết này, vì thấy chưa đủ sự thuyết phục. Vậy nên các bà mẹ mang thai không nên quá coi trọng câu nói này mà hoang mang.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về tình trạng "ốm nghén" và có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề trên.
Nghén là tên gọi chung của tình trạng khó chịu thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thai kỳ, gồm nhiều triệu chứng như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,… Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau, một số người bị nghén ngủ, nhưng cũng có người lại nghén ăn ( nghén ăn đồ chua, nghén ăn đồ ngọt,…)
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai liên quan tới 2 yếu tố
1. Sự thay đổi của hoocmon progesterone khi mang thai
Khoảng một tuần sau thụ tinh, phôi nang sẽ bám vào niêm mạc tử cung và bắt đầu hình thành nhau thai. Trong vòng 6 - 12 ngày tiếp theo (khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ), các tế bào của nhau thai dần phát triển và bắt đầu tiết ra hoocmon Human Chorionic Gonadotropin (HCG). Loại hoocmon này khiến buồng trứng ngừng kích thích rụng trứng, đồng thời kích hoạt sản sinh nhiều progesterone và estrogen hơn nữa để giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị chỗ cho thai làm tổ và phát triển
Nồng độ hCG sẽ tăng dần trong khoảng 10-12 tuần đầu mang thai và sau đó có xu hướng ổn định, hoặc thậm chí sẽ giảm xuống. Vì thế, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu của ốm nghén rõ ràng trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giảm dần trong các tháng sau.
Cảm giác buồn nôn, lợm giọng sẽ nặng hơn vào buổi sáng, nhất là lúc sáng sớm. Ngoài ra, sự thay đổi trong quá trình tiết hormone cũng sẽ khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi và làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén.
2. Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã công bố: Nếu trước đây mẹ của bạn bị nôn nhiều khi mang thai thì nguy cơ bạn bị nôn nhiều tăng 33%; còn nếu chị gái cũng bị nôn nhiều giống mẹ bạn khi mang thai thì nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp 5 lần.
Việc ốm nghén khi mang thai có mối quan hệ nhất định với tính di truyền. Vì thế, trước khi chuẩn bị cho việc mang thai, bạn có thể hỏi người nhà xem tình trạng ốm nghén khi mang thai của họ có nghiêm trọng không, từ đó có thể suy ra khả năng ốm nghén của bản thân.
Mặc dù ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu nhưng họ lại quan tâm đến việc liệu ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không hơn là sự khó chịu của bản thân.
Vậy ốm nghén có ảnh hưởng như nào đến trẻ?
Nếu mẹ bầu chỉ ốm nghén ở mức bình thường thì không nên quá lo lắng
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên là một phản ứng tự vệ của thai nhi, giúp thai được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh trong tử cung của mẹ. Đây là một dấu hiệu bình thường khi mang thai nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mặc dù ốm nghén có thể sẽ gây ra khó chịu cho mẹ nhưng nếu bạn vẫn ăn uống được bình thường thì không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén nặng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Câu nói “ Nghén càng nặng, con càng thông minh” có vẻ thiếu chính xác. Vì nếu mẹ bầu bị nghén nặng, không ăn uống được như bình thường dẫn tới sụt cân, thiếu chất. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu thai nhi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và ổn định thì em bé sẽ không phát triển tốt được.
Vì vậy, nếu tình trạng ốm nghén nặng kéo dài sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Ngược lại thì những bà mẹ không bị ốm nghén sẽ lo lắng liệu thai nhi có phát triển khỏe mạnh không?. Thực tế thì khi mẹ không bị ốm nghén thì cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh hơn, ăn uống ngon miệng hơn, cả mẹ và thai nhi đều được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vì thế mẹ sẽ khỏe và bé cũng phát triển tốt.
Mặt khác trí thông minh của trẻ còn do nhiều yếu tố quyết định như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, phuong pháp giáo dục trẻ. Vì thế, thay vì lo lắng việc ốm nghén có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ không thì các mẹ bầu hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học để cả mẹ và con đều khỏe.
Theo An Nhiên - Vietnamnet
-
Làm mẹ7 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.