- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giúp con từ đứa trẻ bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard, mẹ đơn thân chia sẻ cách dạy con độc đáo
Sẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá.
Ngày 18/7/1988, Zou Hongyan (25 tuổi) vào phòng mổ để hạ sinh đứa con trai đầu lòng. Tuy nhiên một sự cố lúc mới sinh khiến cậu con trai Ding Ding của cô bị bại não.
Các bác sĩ ở tỉnh Hồ Bắc đã gợi ý về việc bỏ đứa trẻ. Họ cho rằng cứu đứa trẻ này là vô ích bởi khi lớn lên nó sẽ bị khuyết tật hoặc có vấn đề về trí não.
Trong khi cha của Ding đồng ý và cho rằng con trai sẽ là gánh nặng cho cả gia đình, bà Zou vẫn nhất quyết cứu con và sau đó ly hôn chồng.
Bà đặt tên con là Ding Ding có nghĩa là tiếng chim hót, bà hy vọng con sẽ được chào đón trên thế giới này.
Những ngày sau đó bà đã tất bật kiếm tiền nuôi và chăm con. Bà làm toàn thời gian tại một trường cao đẳng ở thành phố Vũ Hán đồng thời làm thêm hai công việc bán thời gian khác.
Dạy một đứa trẻ nên người đã khó, việc chăm sóc Ding Ding lại càng khó gấp nghìn lần. Dẫu vậy, năm 2011, anh tốt nghiệp ĐH Bắc Kinh ngành khoa học môi trường. Cùng năm này, anh theo học văn bằng 2 ngành luật quốc tế.
Năm 2016, sau khi làm việc hai năm, Ding được nhận vào học tại Trường Luật Harvard thuộc ĐH Harvard. Vậy làm thế nào để bà mẹ này có thể nuôi dạy một cậu bé bại não vào được Harvard?
Bà Zuo Hongyan một mình vừa đi làm vừa dạy con học và cùng con vượt qua bệnh bại não.
Ăn đúng bữa chỉ với chiếc đồng hồ
Giống như nhiều đứa trẻ khác, khi còn nhỏ Ding thích bánh kẹo hơn là ăn cơm. Đến giờ ăn, bà Zou thường phải mất nhiều thời gian để dỗ dành. Thấy tình hình này bà đã nghĩ ra một cách.
Vào một buổi trưa, đến 12h nhưng Ding vẫn không muốn ăn. Bà Zou đã chỉ lên chiếc đồng hồ treo tường và nói: "Ding nhìn xem, nếu bây giờ con không ăn thì phải đến 18h con mới được ăn". Không nghe lời mẹ, cậu quyết không ăn và đẩy bát đũa ra xa.
Vì không ăn trưa, đến khoảng 4h chiều, Ding đã đói cồn cào và xin bà nội đồ ăn. Khi đó bà nội đang lấy đồ ăn cho cháu thì Zou giật lấy và nói với con trai "Đã thoả thuận rồi, bữa tối sẽ được dọn vào lúc 6h. Bây giờ con không được ăn".
Dẫu con đói đến phát khóc, song bà Zou nhất định không đưa con đồ ăn. Cuối cùng, đến 6h tối, Ding phấn khích đến mức bà Zou mang cơm ra và cậu bé bắt đầu ăn mà không cần mẹ phải hỗ trợ.
Bền bỉ cùng con tập vận động
Thông thường trẻ bị bại não sẽ xuất hiện 3 tình huống: Một là tổn thương dây thần kinh vận động dẫn đến liệt, hai là tổn thương não dẫn đến sa sút trí tuệ và cuối cùng là trẻ có thể bị cả 2 tình huống.
Trước khi Ding được 1 tuổi, bà Zou Hongyan đã cho con đi kiểm tra trí tuệ. Bà vui mừng khi biết trí thông minh của con hoàn toàn bình thường, tuy nhiên con bị liệt nửa người, khó thể cử động chân trái. Tay của Ding cũng rất yếu, không thể cầm nắm được.
Để giúp con trai rèn luyện khả năng phối hợp và phát triển, bà đã yêu cầu con ngồi xé giấy và học cách dùng đũa ăn cơm. Nhưng Ding tập mãi cũng không thể sử dụng đũa, thường khóc và ném đũa đi. Nhưng bà vẫn kiên trì, nhẫn nại với con, đốc thúc con luyện tập mỗi ngày.
Thời gian còn lại, bà đều đặn đưa con trai đi phục hồi chức năng, bất kể trời mưa hay nắng.
Bà học cách massage các cơ bị co cứng của con, đồng thời cùng con chơi các trò kích thích trí tuệ.
Bà luôn kiên định rằng con sẽ học cách được vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, khi Ding loay hoay không dùng được đũa, nhiều người thân trong nhà nói rằng đó là việc đương nhiên, nhưng bà Zou vẫn nhẫn nại dạy con cách làm.
Bà bảo con rằng, nếu không cố gắng luyện tập, mỗi khi ăn uống với người khác, Ding sẽ lại phải giải thích với họ vì sao mình không cầm được đũa.
Ngoài ra mỗi ngày, bà đều cùng con luyện viết. Không phụ sự cố gắng của 2 mẹ con, đến hết năm lớp 4, cuối cùng Ding cũng bắt kịp tốc độ viết như bình thường, không còn bị chậm hay bỏ lại phía sau.
Ding chia sẻ: "Mẹ tôi chưa bao giờ giúp tôi làm bài tập về nhà". Thay vào đó, bà Zou Hongyan sẽ mua cho con một cuốn từ điển, để con tự tra cứu.
Đây chính là cách giúp Ding rèn luyện khả năng tự học thành công. Hơn nữa, bà cũng giáo dục con phải rèn luyện tư duy logic, biết đặt câu hỏi khi bản thân thắc mắc. Và tuyệt đối không được giấu những điều không hiểu.
Bà Zuo Hongyan đã thường xuyên cùng con chơi trò giải ô chữ và những trò chơi kích thích phát triển trí não.
Tập ghi nhớ bằng việc xem dự báo thời tiết và bản tin
Bị bại não, Ding sẽ không thể có ghi nhớ nhanh và lâu như những em bé thông thường. Để rèn luyện trí nhớ cho con, bà Zou cố tình rời đi và để con xem những bản tin dự báo thời tiết một mình.
"Ding, mẹ đang rửa bát. Con giúp mẹ xem dự báo thời tiết ở Vũ Hán để mẹ biết ngày mai nên mặc gì?", bà nhớ lại.
Lúc đầu Ding chỉ có thể nhớ được nhiệt độ cao nhất. Theo thời gian rèn luyện, anh dần nhớ được các dữ liệu thời tiết khác.
Không lâu sau, bà yêu cầu con trai xem bản tin đã phát sóng sau đó kể lại cho mẹ nghe với lý do bà cần chấm bài.
Ngày đầu áp dụng, Ding chỉ có thể kể lại được một tin. Một tuần sau, anh đã kể 2 mẩu tin. Sau vài tháng, Ding kể lại cả bản tin.
Đôi khi khách đến nhà, anh có thể trò chuyện với người lớn về những câu chuyện chính trị. Với thói quen này, bà Zou không ngờ đã truyền cho con niềm đam mê về lịch sử và chính trí. Sở thích đó đã theo anh đến tận sau này.
Dạy con giải quyết thất bại
Vào năm đầu tiên của quãng thời gian trung học cơ sở, Ding phải theo một khoá học quân sự.
Nhưng chỉ vài ngày sau khai giảng, khi bà Zou Hongyan đang đi công tác thì nhận được điện thoại của con, con khóc lóc không muốn đi học và muốn nghỉ học.
Nguyên nhân là do trong buổi huấn luyện quân sự đầu khóa, Ding Ding không thể đứng vững ở bài tập nâng cao chân và bị giáo viên phê bình. Ding Ding bị bạn bè chế nhạo, chê cười là người bại não.
Bà Zou Hongyan nghe xong đã bắt chuyến tàu về trong đêm. Bà đến trường học của con, và trong giờ giải lao đã bước lên bục giảng. Bà nói với các bạn cùng lớp Ding đều thật may mắn khi sinh ra đã khỏe mạnh bình thường. Khi lớn lên các bạn có thể thoải mái lựa chọn công việc nhưng Ding không may mắn như vậy, chỉ có cách nỗ lực học tập mới có tương lai tốt.
Vậy mà các bạn lại bắt nạt Ding, khiến cậu bé không muốn đi học, điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai về sau.
Khi bà Zou Hongyan nói, cả lớp im lặng lắng nghe. Sau câu chuyện này, Ding không bị bắt nạt nữa. Và trong bài kiểm tra cuối kỳ, cậu đạt điểm số cao, đứng đầu lớp.
Bà Zuo Hongyan hạnh phúc khi con trai vượt lên bệnh tật, học tập thành tài.
Dạy con sống có mục tiêu
Bà Zou Hongyan cũng là người có khát vọng lớn, luôn muốn con vào học ở những trường nổi tiếng. Điều này khiến Ding bất mãn. Cậu nghĩ rằng học ở đâu cũng giống nhau và đã xảy ra mâu thuẫn với mẹ. Về sau, bà đã bình tĩnh giải quyết vấn đề.
Bà đã đưa con trai đến một tòa chung cư để xem phòng. Bước vào căn phòng thứ nhất ở tầng 1, bà hỏi con có nhìn thấy trung tâm thành phố qua cửa sổ không. Ding trả lời mẹ là không.
Lên tầng 6, bà tiếp tục hỏi con câu đó và Ding trả lời mẹ là có. Rồi 2 mẹ con lên tầng 20, lúc này khung cảnh rộng mở và rất đẹp.
Và bà Zou Hongyan đã mượn câu chuyện để chia sẻ việc chọn lựa các căn phòng cũng như cuộc sống vậy. Con người nên cố gắng vì mục tiêu lớn mới có thể phát triển.
Trước sự giáo dục nghiêm khắc và yêu thương của mẹ, Ding Ding khôn lớn và thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh với số điểm cao.
Hơn nữa, sau nhiều năm tập luyện phục hồi chức năng, cơ thể của anh cũng như người bình thường.
Ding còn học Thạc sĩ Luật tại Đại học Bắc Kinh. Anh nhiều lần nhận học bổng quốc gia. Sau khi tốt nghiệp, Ding làm việc tại bộ phận pháp lý của một công ty Internet nổi tiếng.
Dù đi làm nhưng anh vẫn chăm chỉ học tập và rèn luyện. Một năm sau, anh xuất sắc được nhận vào học Thạc sĩ tại trường Đại học Harvard.
Sau khi tốt nghiệp, Ding quyết định tham gia kỳ thi tư pháp ở Mỹ và được mẹ hết lòng ủng hộ. Bà Zou Hongyan cũng theo con sang Mỹ để chăm sóc và bên động viên con cố gắng.
Có thể nói, bà Zou Hongyan là một người mẹ tuyệt vời. Bà đã vượt qua mọi thử thách để đồng hành, giáo dục con nên người. Hiện bà Zou Hongyan đang là Phó Giáo sư tại trường Cao đẳng nghề TP. Vũ Hán, nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Làm mẹ11 giờ trướcTheo các nghiên cứu, nếu trẻ có 5 "sở thích" dưới đây, chứng tỏ bé có chỉ số IQ và EQ cực cao, báo hiệu tương lai thành công và hạnh phúc viên mãn.
-
Làm mẹ15 giờ trướcDuy trì sự nhất quán trong các thói quen và cho trẻ tham gia quá trình lập kế hoạch có thể giúp giảm lo lắng và giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn...
-
Làm mẹ1 ngày trướcChế độ ăn uống tốt của người mẹ trong thời gian mang thai có thể giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn về mặt cấu trúc
-
Làm mẹ1 ngày trướcChứng bệnh đau đầu hay gặp ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi trẻ kêu đau đầu, cha mẹ không nên xem thường bởi đó cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý đáng ngại.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLà mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcDựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong tương lai của con trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMột số thói quen của trẻ trong mắt cha mẹ trông có vẻ rất phiền phức, nghịch ngợm, nhưng nó lại tiềm ẩn những tài năng của một đứa trẻ thông minh.
-
Làm mẹ4 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMỗi gia đình có thể có những chuẩn mực khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá xem độ tuổi của con đã sẵn sàng cho những trách nhiệm đi kèm việc sở hữu một chiếc điện thoại hay chưa.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.