“Mẹ ơi, gia đình chúng ta nghèo lắm phải không?” - Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ

Một lần, sau khi đứa con trai út đi dự tiệc sinh nhật của một người bạn cùng lớp, cậu bé đã hỏi mẹ một cách không vui: “Mẹ ơi, nhà mình nghèo lắm phải không?" Câu trả lời của người mẹ này xứng đáng cho vào sách giáo khoa về dạy con.

01.

Bà mẹ tên Quỳnh (Hà Nội) đã kể một câu chuyện như này:

Một lần, sau khi đứa con trai út của cô đi dự tiệc sinh nhật của một người bạn cùng lớp, cậu bé đã hỏi mẹ một cách không vui:

“Mẹ ơi, nhà mình nghèo lắm phải không? TV của bạn học lớn hơn của chúng ta, ngôi nhà cũng đẹp hơn nhà chúng ta. Hôm nay nhân ngày sinh nhật của cậu ấy, mẹ cậu ấy đã tặng cậu ấy một đôi giày thể thao đẹp cực. Cậu ấy nói với chúng con rằng đôi giày này là phiên bản giới hạn của Nike và có giá hơn 10 triệu, nhưng con thì vẫn đang đi giày của anh”.

Chị Quỳnh nghe vậy, trả lời con trai mình như sau:

“Con ơi, nhà chúng ta không nghèo nhưng tiền của gia đình phải tiêu cho đúng. Mẹ không đổi chiếc TV lớn vì mẹ muốn con không bị ám ảnh bởi việc xem TV mà hãy tập trung vào việc học; Mẹ không đổi ngôi nhà lớn vì gia đình chúng ta sống ở đây đã đủ ấm áp rồi. Khi con có gia đình trong tương lai, số lượng thành viên trong gia đình tăng lên, chúng ta sẽ phải đổi sang một ngôi nhà lớn vào thời điểm đó; Mẹ không mua cho con đôi giày Nike bởi vì trọng tâm của đôi giày là sự vừa vặn và thoải mái của nó, không phải của thương hiệu nào. Tại sao chúng ta không tiết kiệm việc mua những đôi giày đắt tiền như vậy và dùng nó làm học phí đại học cho con trong tương lai?”

Sau khi nghe điều này, khuôn mặt của con trai chị Quỳnh lập tức trở nên tươi sáng hơn. Cậu bé vui vẻ nói:

"Thì ra nhà chúng ta cũng không nghèo, chẳng qua chúng ta phải tiêu tiền ở nơi đáng để chi tiêu hơn”.

Mẹ ơi, gia đình chúng ta nghèo lắm phải không?” - Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ-1(Ảnh minh họa)

Câu trả lời của người mẹ có thể được mô tả như một câu trả lời "sách giáo khoa” đối với các cha mẹ đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trước hết, hãy nói thẳng với trẻ rằng “gia đình không nghèo” để giảm bớt gánh nặng tư tưởng cho trẻ.

Tiếp theo, hãy giải thích cho trẻ hiểu về những cân nhắc của cha mẹ đằng sau mỗi mối quan tâm, điều này mang lại “quan điểm sử dụng tiền” tích cực.

Cuối cùng là giáo dục con cái, những thứ bên ngoài phù hợp với con, nếu con thực sự thích thì phải dựa vào nỗ lực của bản thân mới có được.

Trong thế giới vật chất mà mọi người đang sống hiện nay, “lý thuyết về nghèo đói” và “lý thuyết về sự giàu có” luôn được thảo luận rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục cha mẹ - con cái.

Chúng ta nên nói về tiền bạc với con cái như thế nào, câu trả lời và hành động của cha mẹ sẽ quyết định cuộc sống của trẻ.

02.

Cách đây một thời gian, thông tin "Mẹ và con gái, 3 người buffet lẩu với giá 99 nghìn" được dân mạng tìm kiếm rầm rộ và tạo ra những cuộc bàn tán sôi nổi.

Một bà mẹ đưa hai con đến một nhà hàng lẩu "nổi tiếng về phục vụ".

Chỉ gọi một suất combo giá 99 nghìn gồm 1 nồi nhỏ, nửa phần bún, một ít thịt, một quả trứng sống và một bát cơm.

Số thức ăn này không đủ cho một người chứ chưa nói đến hai đứa trẻ.

Thấy vậy, người phục vụ đã chủ động giao đồ ăn nhẹ như que bột chiên, cà chua, trứng hấp, trái cây và cả đồ chơi khi chúng gần hết. Nhưng sau đó chị chỉ chấp nhận thanh toán suất ăn của mình vì theo quy định của nhà hàng, không thu phí trẻ em cao dưới 1m3.

Bà mẹ này tỏ không hài lòng và phàn nàn trên mạng xã hội rằng thái độ phục vụ của cửa hàng không tốt khi buộc chị phải chi thêm một khoản, dù chị không phạm luật.

Khi dân mạng tò mò vào trang cá nhân của người mẹ này, họ thấy rằng chị là người rất có kinh nghiệm trong việc “ăn trực” tại các cửa hàng.

Trong một lần khác, chị đưa hai con đến cửa hàng của một thương hiệu đồ uống. Thương hiệu này có chính sách "kem thú cưng" miễn phí, tức mỗi vị khách khi đến quán, dắt theo thú cưng, sẽ được tặng một suất kem. Bà mẹ này cho rằng hai đứa con chính là “thú cưng” của mình, thản nhiên nhận 2 suất miễn phí và sau đó gọi nó là "Cà phê miễn phí” với một thái độ đắc chí.

Thực ra mức độ tiêu dùng là quyền của mỗi người và chúng ta không có quyền phán xét. Nhưng dưới góc độ tác động tâm lý của trẻ thì cách làm này thực sự không phù hợp.

Buffet lẩu không đắt lắm, nếu bố mẹ thực sự muốn ăn thật thỏa thuê nhưng chưa đủ kinh phí thì có thể tiết kiệm thêm vài lần, sau đó đường hoàng đưa con đến ăn thật no mà không phải xấu hổ với mọi người. 

Hơn nữa, nếu không có quá nhiều tiền, thay vì đi ăn nhà hàng, bố mẹ có thể tự ra chợ mua nguyên liệu nấu là sẽ có một bữa cơm no nê cho cả nhà.

Ít nhất thì bố mẹ có thể để lại một số kỷ niệm đẹp trong trí nhớ của trẻ. Chúng sẽ nhớ rằng khi còn nhỏ, gia đình có thể không giàu có, nhưng thực sự hạnh phúc khi được ăn buffet lẩu một lần; thay vì chỉ nhớ đến cảm giác ngượng ngùng và xấu hổ thì là lòng bác ái và sự cảm thông của người khác.

Tiết kiệm tiền không phải là một điều xấu, nhưng còn cần phải dạy cho trẻ biết giữ gìn phẩm cách và phẩm giá ngay từ khi còn nhỏ, tự tin trước đám đông mà không yếu đuối.

Mẹ ơi, gia đình chúng ta nghèo lắm phải không?” - Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ-2(Ảnh minh họa)

Tác động đến cuộc sống tương lai của một đứa trẻ có ý nghĩa hơn nhiều so với việc tiết kiệm một ít tiền ngay bây giờ.

Nghèo đói về kinh tế không phải là điều khủng khiếp, điều khủng khiếp là sự khan hiếm và lòng tự trọng thấp do nghèo đói mang lại, ảnh hưởng đến tuổi thơ và thậm chí cả cuộc sống của trẻ em.

03.

Chị Loan (Thái Bình) có một ông bố quanh năm không đi làm và người mẹ là một nhân viên văn phòng bình thường.

Từ nhỏ chị đã được thấm nhuần quan niệm “con nhà không giàu” nên rất ngoan và biết điều.

Chị rất thanh đạm và giản dị trong cuộc sống, các bạn cùng lớp sẽ thỉnh thoảng gọi đồ ăn vặt như trà sữa, thịt nướng… Nhưng chị thì không bao giờ.

Chị học hành chăm chỉ và được nhận vào một trường đại học top đầu. Sau tốt nghiệp, chị trực tiếp từ bỏ cơ hội theo đuổi việc học cao hơn mà chọn làm việc, vừa đi làm kiếm tiền vừa giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Việc không đi học cao học luôn là một nỗi tiếc nuối trong lòng chị.

Cho đến hai năm sau khi đi làm, chị mới nói với gia đình một cách tình cờ rằng chị đã từ bỏ việc học lên.

Mẹ chị lúc đó vô cùng bất ngờ và trách con gái sao lại giữ bí mật chuyện này, vì gia đình đã tạo mọi điều kiện để chị tiếp tục đi học.

Lúc đó chị mới biết nhà mình không nghèo, thậm chí có thể gọi là con nhà khá giả.

Bố chị không thất nghiệp mà là đang buôn bán cổ phiếu tại nhà, có nhiều tài sản bên ngoài, nguồn thu nhập chính là thu tiền thuê nhà.

Bao nhiêu năm nay, cha mẹ chị không ngừng nhấn mạnh "nhà không có tiền", chỉ vì ông bà muốn chị trưởng thành và hiểu chuyện.

Có vẻ là một ý định tốt, nhưng thực tế nó đã thay đổi quỹ đạo cuộc đời của con gái mình; cũng cho phép chị phát triển một mặc cảm tự ti và tính cách tận tâm từ khi còn là một đứa trẻ, thường lo lắng và không vui.

Mẹ ơi, gia đình chúng ta nghèo lắm phải không?” - Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ-3(Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, nhiều trẻ em không nhận thức được tình hình tài chính của gia đình mình. Nhiều khi cha mẹ sẽ nhấn mạnh:

"Bố mẹ kiếm tiền rất khó, tất cả là vì con nên con cũng phải đấu tranh để có”; "Gia đình chúng ta phụ thuộc vào con. Con phải học thật tốt, thật chăm để thay đổi gia đình"; " "Điều kiện gia đình của chúng ta không tốt, con không thể so sánh với các bạn cùng lớp khác"..

Nói một cách bâng quơ rằng người lớn vẫn có thể tự điều chỉnh, nhưng trong trái tim nhạy cảm của trẻ thơ có lẽ đã gieo mầm của sự tự ti.

Trong cách ứng xử của cha mẹ ẩn chứa tương lai cuộc đời của đứa trẻ.

Điều quan trọng hơn bất cứ điều gì là truyền đạt những giá trị và lối sống đúng đắn cho trẻ.

Giáo dục "than nghèo kể khổ" ảnh hưởng đến tư duy của trẻ, nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng tìm thấy hạnh phúc và sự tự tin của trẻ.

04.

Có một tình huống thế này: Có một đứa trẻ đứng khóc trong siêu thị và muốn ăn một quả dâu tây, nhưng 100 nghìn/kg, bà cậu bé đã từ chối mua vì quá đắt.

Đứa trẻ đề nghị rằng 100 nghìn là đắt, nhưng bà có thể mua cho cô bé chỉ 10 nghìn để ăn thử được không? 

Thay vì luôn miệng nói “cái này gia đình như chúng ta không kham nổi”, tốt hơn hết người lớn nên bỏ đồ ăn uống lặt vặt và bớt mua những thứ vô bổ. Số tiền tiết kiệm được, hãy thỉnh thoảng được một ít hoa quả cao cấp với giá cao, rất tốt cho thể chất và tinh thần của trẻ.

Có nhiều cách để có tiền, và có những cách không cần quá nhiều tiền.

Đôi khi, trẻ không ham muốn vật chất nhiều mà chỉ muốn được quan tâm, coi trọng và yêu thương một cách dịu dàng.

Cha mẹ khôn ngoan không bao giờ khóc than vì con cái của họ, họ hiểu nguyên tắc của việc nâng cao của cải vật chất từ ​​nghèo khó.

Cũng giống như nhà của Việt Anh (Hải Phòng), khi anh còn nhỏ, điều kiện ở nhà rất nghèo, nhưng bố mẹ anh không bao giờ cố tình "than nghèo kể khổ" trước mặt con cái.

Bố mẹ Việt Anh luôn kiên nhẫn nói đi nói lại với các con rằng: "Đừng so sánh mình với người khác, miễn là gia đình chúng ta được bình yên và hạnh phúc là được."

Anh cũng luôn nhớ khi mình còn nhỏ, có lần bố anh đi làm về ở thành phố và lần đầu tiên mang KFC về nhà.

Bố anh chỉ mua hai cái bánh mì kẹp thịt (hamberger) và một phần khoai tây chiên cho anh và anh trai anh ăn thử.

Nói thật là anh không nhớ mùi vị lúc đó, chỉ nhớ, tối hôm đó hai anh em anh đã ăn rất vui vẻ.

Mẹ ơi, gia đình chúng ta nghèo lắm phải không?” - Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ-4(Ảnh minh họa)

Bố mẹ anh cũng hài lòng ngồi nhìn bên cạnh, nói rằng lần sau nếu các con ngoan hơn, sẽ lại mua bánh mì kẹp thịt cho hai đứa.

Thậm chí sau nhiều năm, Hamburger-Cola không còn quá hiếm nữa nhưng nghĩ đến lần đầu tiên được ăn một chiếc bánh mì kẹp thịt, Việt Anh vẫn thấy rất vui, nghĩ rằng mình là đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương.

Nhà triết học người Đức Jaspers đã viết trong cuốn sách “Giáo dục là gì?”: "Bản chất của giáo dục có nghĩa là cây này làm rung cây khác, một đám mây này đẩy một đám mây khác, một linh hồn đánh thức một linh hồn khác”. Cha mẹ thông minh thực sự cho con cái của họ một tuổi thơ hạnh phúc và chữa lành cuộc sống của chúng.

05.

Cuốn sách "Out of the Plot" đề cập đến quan niệm tiêu dùng như vậy trong giáo dục cha mẹ - con cái:

“Nếu bạn có thể làm hài lòng đứa trẻ, hãy cố gắng hài lòng. Nếu bạn không thể hài lòng, hoặc không muốn chúng được thỏa mãn, bạn có thể từ chối, nhưng đừng tấn công sự phù phiếm, ích kỷ hoặc thiếu hiểu biết của trẻ”.

Nói thật tình hình kinh tế của gia đình, cố gắng đáp ứng những yêu cầu không quá đáng của con cái, đó là cách bố mẹ nên làm.

Điều không phải là nuông chiều, mà là khi đứa trẻ không thể thích nghi với thực tế và đối mặt với thực tế, bố mẹ cần cung cấp cho con đất để lớn lên và nuôi dưỡng lòng tự tin và tự tôn.

Khi lớn lên, trẻ sẽ có khả năng kiểm tra thực tế, có thể phân biệt thực tế với trí tưởng tượng, bên trong và bên ngoài.

Với tư cách là bậc cha mẹ, việc nuôi dưỡng một đứa trẻ, không phải để mong đợi con để kiếm được bao nhiêu tiền, hay nó đàng hoàng, có uy tín ra sao. Mà là dạy các con khi đối mặt với cuộc sống, không nên so sánh một cách mù quáng, kiêu ngạo, hay thu mình lại, tự ti và yếu đuối.

Điều kiện vật chất không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường sự thành công hay thất bại của một người, mà là một nhân cách vững chắc và hoàn chỉnh.

Nghèo hay giàu không phải là lựa chọn duy nhất của một gia đình để nuôi dạy con cái mà là tình yêu thương, sự đồng hành và động viên.

Mỗi bậc cha mẹ nên nói với con cái của họ:

“Không phân biệt điều kiện kinh tế, chỉ cần một gia đình luôn bên nhau, yêu đời, thủy chung thì đó là hạnh phúc.

Dù hoàn cảnh sống của con có ra sao, cha mẹ vẫn sẽ sát cánh cùng con. Hãy làm việc chăm chỉ và sống hồn nhiên trong thế giới này”.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


bí quyết nuôi con

Bí quyết dạy con

Cách nuôi dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.