Mùa đông trẻ dễ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh: Cha mẹ đã biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh này?

Thời tiết mùa đông rét mướt lại hay thay đổi thất thường trong ngày nên khiến trẻ rất dễ bị cảm lạnh hoặc mắc cúm, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập.

Tuy rằng đây đều là những bệnh quen thuộc nhưng đôi khi cha mẹ chủ quan hoặc chưa nắm rõ được cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả, dẫn đến những tình huống phức tạp hơn.

Mùa đông trẻ dễ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh: Cha mẹ đã biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh này?-1

Cảm cúm và cảm lạnh là 2 loại bệnh khác nhau

Do có triệu chứng khá giống nhau nên cảm lạnh và cảm cúm (cúm mùa) thường bị nhầm lẫn là một khiến việc điều trị ít nhiều bị ảnh hưởng. 

Thực tế, hai bệnh khác nhau về nguyên nhân và mức độ nặng - nhẹ nên phương pháp điều trị cũng khác nhau, nếu nhầm lẫn thì việc đối phó và dùng thuốc sẽ thiếu chuẩn xác dẫn đến bệnh lâu khỏi, thậm chí là gặp những biến chứng không mong muốn.

Thông thường cảm cúm sẽ nặng hơn cảm lạnh và cách đơn giản để phân biệt chúng như sau:

Nếu biểu hiện của trẻ chỉ là hắt hơi, sổ mũi thì lúc này có thể là cảm lạnh thông thường chứ không phải cảm cúm, chỉ cần ở nhà nghỉ ngơi tốt là được.

Nhưng nếu kèm theo 4 tình trạng khác ngoài hắt hơi, sổ mũi dưới đây thì rất có thể bị cảm cúm:
1. Trẻ sốt nhanh, sốt cao, thân nhiệt trên 39°C. Dù đã uống thuốc hạ sốt thì khó hạ sốt.
2. Thể trạng kém, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi, người gầy yếu, cáu gắt bất thường;
3. Trẻ có thể có các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy;
4. Những bệnh nhân nghi ngờ lây bệnh cúm từ các thành viên khác trong gia đình hoặc nhà trẻ.

Khi nào thì nên đưa bé đến bệnh viện?

Cảm cúm - cảm lạnh đều là những bệnh thông thường, ít nguy hiểm và nhanh khỏi nếu được chữa trị sớm, đúng cách ngay tại nhà. Vậy nên, sau khi phát hiện con bị bệnh, phụ huynh đừng quá lo lắng mà đưa con đi khám bác sĩ ngay gây quá tải bệnh viện, hơn nữa còn có nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh khác cho trẻ.

Mùa đông trẻ dễ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh: Cha mẹ đã biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh này?-2

Cha mẹ nên căn cứ vào những biểu hiện dưới đây để có cách xử lý tốt nhất cho con:

1. Không kể nguyên nhân gây cảm, sốt, nếu thân nhiệt của trẻ cao nhưng tinh thần tốt, sắc da bình thường hoặc đỏ bừng, trẻ vẫn chơi như bình thường sau khi uống thuốc hạ sốt thì có nghĩa là trẻ chưa bị bệnh nặng. Khi đó phụ huynh hãy cho con uống nhiều nước, ăn nhẹ, nghỉ ngơi đầy đủ và chăm sóc tại nhà.

2. Nếu trẻ có biểu hiện không bình thường, trạng thái tinh thần không tốt, lừ đừ, cáu gắt xen kẽ, thậm chí có các triệu chứng thần kinh như co giật… thì có nghĩa là trẻ đang bị bệnh nặng và cần đi khám càng sớm càng tốt.

3. Đi khám bác sĩ kịp thời nếu xảy ra các trường hợp sau:

- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần được chăm sóc y tế nếu bị sốt.

- Trẻ dưới 1 tuổi bị sốt cao hơn 39°C hoặc kèm theo các triệu chứng khác (như thở nhanh, thở khò khè hoặc khó thở, lừ đừ, bứt rứt bất thường, từ chối hoặc không muốn uống trong hơn 6 giờ) nên đi khám càng sớm càng tốt  để được chăm sóc y tế.

- Trẻ trên 1 tuổi bị sốt kèm theo các triệu chứng sau cần đến bệnh viện trong vòng 24 giờ: sốt kèm theo đau họng, không chịu ăn thức ăn đặc, thậm chí không chịu uống nước, có thể là viêm họng hoặc viêm amidan; sốt kèm theo đau tai, ngoáy tai và đột ngột thức giấc có thể do viêm tai giữa.

- Giống như nhiều bệnh khác, cảm, sốt cũng cần một quá trình chữa bệnh, khó có thể “chữa khỏi bệnh” ngay lập tức. Nói chung 3 ngày sau lần khám đầu tiên, trẻ vẫn sốt hoặc có các triệu chứng mới hay các triệu chứng ban đầu đã nặng hơn đáng kể thì mới phải đến bệnh viện khám lại. 

Biện pháp phòng chống cảm cúm và cảm lạnh

Cách tốt nhất để đối phó với cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ là phòng tránh, ngăn chặn trước khi nó xảy ra với các biện pháp phòng bệnh khoa học, hợp lý. Để tránh trẻ bị ốm, cha mẹ phải biết một số điều sau:

Hoạt động ngoài trời giúp đường hô hấp chống lạnh tốt hơn

Đường hô hấp của trẻ lâu ngày không được kích thích bởi không khí bên ngoài, không được tập các bài tập chịu lạnh, sau khi tiếp xúc với lạnh bệnh nhân có sức đề kháng kém với vi khuẩn gây bệnh, dễ mắc bệnh hơn.

Các chuyên gia cho biết, ngay cả trong mùa đông, cha mẹ cũng nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất nửa giờ để tăng cường thể chất. Tất nhiên phải luôn có biện pháp giữ ấm đầy đủ và an toàn cho trẻ khi ra ngoài.

Mùa đông trẻ dễ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh: Cha mẹ đã biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh này?-3

Mặc quần áo phù hợp 

Nhiều bậc cha mẹ lo con bị lạnh nhưng lại mặc quá nhiều quần áo cho con, thậm chí mặc 3-4 lớp liền là không cần thiết mà đôi khi còn phản tác dụng. Thực tế, thân nhiệt của trẻ em cao hơn người lớn, vận động nhiều sẽ dễ đổ mồ hôi và ngấm ngược trở lại cơ thể là không tốt

Việc mặc quần áo chật cũng khiến trẻ không trao đổi nhiệt tốt dẫn đến “quá nóng” và đổ mồ hôi nhiều hơn, gặp gió lạnh một chút sẽ càng dễ bị cảm lạnh.

Cha mẹ nên tham khảo các công thức mặc quần áo mùa đông cho trẻ để chọn trang phục phù hợp, có thể mặc ấm nhiều lớp khi mới ra ngoài nhưng phải thoải mái và dễ cởi bớt khi cần thiết.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ calo

Để phòng bệnh chung cho cả cảm lạnh thông thường và cúm mùa thì trước tiên cần phải nâng cao sức đề kháng bằng dinh dưỡng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ bao gồm: sữa, nước lọc, nước trái cây, cháo, soup, thịt cá, chất đạm…

Cơ thể có được cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng thì mới có đủ năng lượng cũng như sức đề kháng để chống lại và chiến thắng các virus gây bệnh.

Chú ý rửa tay 

Giữ vệ sinh cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là rửa tay. Thực tế, rửa tay có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm và là một cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng. Cha mẹ phải chủ động rửa tay cho con (nếu con nhỏ) và nhắc nhở những bé lớn hơn rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước bữa ăn và sau khi đi chơi, đi học về nhà. Những người chăm sóc trẻ như bảo mẫu, giúp việc cũng phải rửa tay cho mình sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

Cách rửa tay đúng là làm ướt tay trước và chà đều tay với xà bông hoặc nước rửa tay ít nhất 20 giây mỗi lần rửa, sau đó xả sạch dưới vòi nước. 

Ngoài ra, chúng ta cũng phải thường xuyên cọ rửa sàn nhà, đồ chơi, vệ sinh núm vú giả…. và giáo dục trẻ không ngậm tay hay mút đồ chơi.

Mở cửa sổ để thông gió

Tác nhân gây bệnh cúm chủ yếu lây lan qua các giọt dịch tiết đường hô hấp của người. Việc bịt kín phòng để cách ly gió lạnh nhưng mật độ vi khuẩn, vi rút tăng cao sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm mầm bệnh rất nhiều. Vì vậy, khi chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn, cha mẹ nên mở thêm cửa sổ để thông gió, giảm mật độ vi khuẩn trong nhà và các giọt bụi vi rút trong không khí.

Mùa đông trẻ dễ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh: Cha mẹ đã biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh này?-4

Cách ly kịp thời với người bệnh hoặc khi mắc bệnh

Nếu ở nhà có người bị cảm nên đeo khẩu trang cho người bệnh và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với trẻ em để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, khi thời tiết đẹp hãy tăng tần suất thông gió trong nhà để không khí lưu thông, giảm số lượng vi khuẩn.

Trong mùa dịch bệnh, nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, đặc biệt tránh không cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh: sốt, ho, sổ mũi...  Đối với người lớn, khi ở nơi đông người về thì cần vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ đến các trung tâm y tế tiêm vaccin cúm mùa để tăng khả năng phòng bệnh. Trẻ sau 6 tháng tuổi là có thể tiêm được với liều lượng như sau: trẻ dưới 9 tuổi tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần, trẻ từ 9 tuổi trở lên: tiêm 1 liều. Tiêm nhắc lại mỗi năm, vì virus cúm thay đổi kháng khuyên hàng năm và nên tiêm đón đầu trước mùa bệnh 1-2 tháng.

Theo V.K - Vietnamnet


cảm cúm

cảm lạnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.