Muốn biết TƯƠNG LAI của đứa trẻ vài chục năm sau, chỉ cần nhìn 3 CHI TIẾT này: Càng ngẫm càng thấy quá chính xác

Số phận của đứa trẻ như thế nào, từng chi tiết đều ẩn chứa trong cuộc sống hàng ngày.

Beethoven nói: "Tôi không biết có trách nhiệm thiêng liêng nào hơn việc nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành". Nuôi dạy một đứa trẻ có tiền đồ, là tâm nguyện chung của tất cả các bậc phụ huynh trên thế gian. Đứa trẻ liệu cả đời có thể sống hạnh phúc hay không, là trăn trở của những người làm cha mẹ.

Cái gọi là hạnh phúc, không có nghĩa là trẻ em sau này giàu có chừng nào, có bao nhiêu căn nhà, lái xe hạng sang, mặc đồ hiệu hay không. Hạnh phúc đôi khi chỉ là một cuộc sống bình thường, không quá giàu sang nhưng thuận lợi bình an, có những mối quan hệ chất lượng.

Muốn biết TƯƠNG LAI của đứa trẻ có tốt hay không, chỉ cần nhìn vào 3 CHI TIẾT này. Càng ngẫm càng thấy quá chính xác.

1. Thừa nhận sai lầm và tích cực sửa chữa 

Có câu: "Người không phải thánh thần, làm sao tránh được sai lầm". Phạm lỗi không phải là điều khủng khiếp, khủng khiếp nhất là không biết mình sai, cũng không có thái độ thật lòng ăn năn, sửa chữa.

"Nhỏ trộm kim, lớn thì trộm vàng". Đứa trẻ tuy còn nhỏ, nhưng nếu bố mẹ không uốn nắn, thói xấu sẽ thành thói quen, lớn lên nhất định không có tiền đồ.

Chương trình truyền hình thực tế Bố ơi, Mình đi đâu thế? (phiên bản Trung Quốc) cách đây vài năm, có một tập thử thách bé Hạ Thiên cùng Đại Tuấn giữ những que kem, không được để cho người khác ăn mất. Hai bé vốn nghe lời, nhưng sau bị nam diễn viên Hồ Quân "dụ" thì đã ăn kem ngon lành.

Hạ Thiên sau khi ăn kem xong bèn chủ động nhận lỗi với cha, thẳng thắn thừa nhận mình đã ăn mất chúng. Đại Tuấn thì trốn tránh lấp sau cánh tủ sợ bố phê bình. Cảnh tượng khiến người xem vừa buồn cười vừa thương bé.

Tại sao Hạ Thiên lại dũng cảm thừa nhận lỗi của mình? Điều này có liên quan tới cách dạy dỗ của cha Hạ Thiên. Bất luận là Hạ Thiên làm điều gì, cha của bé - Hạ Lập Khắc vẫn nhẫn nại hướng dẫn, dù có trách phạt thì cũng nói rõ sai ở điểm nào, đồng thời bằng lòng cùng bé giải quyết hậu quả.

Còn bố của Đại Tuấn - Lâm Vĩnh Kiên sau khi biết con mình ăn mất kem bèn phê bình nghiêm khắc bé. Thậm chí còn "khủng bố" bằng những câu nói như: "Cha không thương con nữa, con tự suy nghĩ đi". Nói xong bỏ mặc bé ở lại một mình.

Sau khi sự việc xảy ra, có rất nhiều trẻ nhanh chóng nhận thức được mình đã mắc lỗi, tự trách bản thân, sợ hãi, cảm xúc rối loạn. Khi đó, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là an ủi cảm xúc trẻ. Lúc này, khi trẻ nhận được sự đồng cảm đến từ cha mẹ, được an ủi vỗ về thì cha mẹ hãy lựa lời khuyên bảo, từ sự việc rút ra bài học, đó mới là cách hiệu quả nhất.

Muốn biết TƯƠNG LAI của đứa trẻ vài chục năm sau, chỉ cần nhìn 3 CHI TIẾT này: Càng ngẫm càng thấy quá chính xác-1

Trong xã hội ngày nay, khi trẻ mắc sai lầm thường bị cha mẹ nổi giận trách mắng, nhưng lại không chỉ cho trẻ biết sửa sai như thế nào. Cho nên, có nhiều trẻ lớn lên trong môi trường kém sự văn minh như vậy. Trẻ cảm thấy cô độc phải đối phó với nhiều người, không biết phải làm sao sửa chữa. Nói đạo lý, trách mắng, chi bằng hãy dạy cho trẻ phương pháp sửa sai, dẫn dắt trẻ hành động đúng đắn.

Những đứa trẻ dám thừa nhận sai lầm và tích cực sửa chữa có thể sửa chữa quỹ đạo cuộc sống của chúng sau này. Chỉ bằng cách tích lũy kinh nghiệm từ những sai lầm, nhiệt tình sửa chữa, cải thiện hành vi và nhân cách mới có thể đi xa hơn, thành công và được yêu mến.

2. Trung thực và đáng tin cậy

Có một clip thu hút sự chú ý: Trong video, cậu bé cầm một miếng lòng đỏ trứng, chị gái đi qua và nói: "Cho chị cắn một miếng". "Ăn đi, chị", cậu bé hào phóng nói. Ai ngờ chị gái cầm lấy, ăn không chừa miếng nào. Cậu bé dường như không tin vào mắt mình, sau đó cảm thấy sụp đổ, ôm mặt khóc.

Rất nhiều cư dân mạng cảm thấy rất thú vị, để lại bình luận "thực sự dễ thương", "quá vui vẻ", "tôi cũng đã làm điều đó". Nhưng bình luận được nhận được sự đồng tình nhất chính là: Ước gì hành động này của người chị gái không xuất hiện.

Thứ cô chị ăn hết không phải chỉ là lòng đỏ trứng, mà còn là sự tin tưởng với em trai. Bên cạnh đó, em trai có thể bắt chước hành vi của chị gái và không giữ lời hứa của mình nữa.

Đừng lấy danh nghĩa đùa giỡn để phụ lòng tin của người khác đối với mình. Hậu quả mang lại, dù nhiều lòng đỏ trứng đến mấy cũng không cách nào bù đắp được.

Muốn biết TƯƠNG LAI của đứa trẻ vài chục năm sau, chỉ cần nhìn 3 CHI TIẾT này: Càng ngẫm càng thấy quá chính xác-2

Vào thời Xuân Thu có một câu chuyện. Vợ của Tăng Sâm - học trò xuất sắc của Khổng Tử một lần đi chợ mua thức ăn, con của cô khóc lóc đòi đi theo. Vợ ông liền nói với con: "Con đừng khóc, con không được đi với mẹ, khi về mẹ sẽ giết lợn cho con ăn nhé". Con trai cô liền nín khóc và cũng không đòi theo nữa. Khi vợ của ông từ chợ trở về đã thấy Tăng Sâm đang mài dao. 

Vợ ông lo lắng, liền chạy lại nói: "Em chỉ nói đùa với con để dỗ dành nó thôi, anh lại làm thật sao?". Tăng Sâm nói với vợ: "Nếu em nói dối còn một lần, thì có thể những lời mà em nói cả đời, con sẽ không tin đâu, cho nên vẫn phải làm theo lời hứa của em thôi".

Làm gương trước mặt đứa trẻ, trung thực và đáng tin cậy là giáo dục tốt nhất cho con. Làm người, thắng bởi đức tin tốt, thua bởi mất uy tín.

Nếu một đứa trẻ có thể trung thực và đáng tin cậy, đối xử với mọi người chân thành, chắc chắn có thể giành được trái tim của người khác trong tương lai, cuộc đời hẳn an yên, gặp nhiều may mắn.

3. Lòng biết ơn, hiếu kính cha mẹ, ông bà

Yêu thương con cái là bản chất của cha mẹ, nhưng tình yêu quá mức chắc chắn sẽ phản tác dụng, khiến trẻ coi việc nhận ân huệ là thói quen. Dù cha mẹ dốc hết của cải và tâm sức của mình cũng không nhận được một lời cảm ơn.

Có một tin tức:

Một người đàn ông trung niên ở Trung Quốc yêu cầu mẹ đưa 20.000 nhân dân tệ (khoảng 68 triệu đồng) trả ngân hàng nhưng bị từ chối. Hai người cãi nhau, người đàn ông liền động thủ đánh mẹ. Sau đó, một cảnh sát đến để xử lý, người mẹ nói: "Tôi không bị thương, đây là con trai tôi, là chuyện gia đình, không có gì để truy cứu". Người con trai đứng bên cạnh, mặt câng câng không cảm xúc.

Nuông chiều con cái, thiếu sự dạy dỗ là lỗi của cha mẹ, cũng là bất hạnh lớn nhất của đứa trẻ. Dạy trẻ có tấm lòng hiếu thảo chính là chúng ta đang giáo dục trẻ có một tâm hồn nhân hậu, vị tha, biết yêu thương, biết đồng cảm và quan trọng nhất đó là giúp trẻ không trở thành những con người vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống vì bản thân, để con cháu không trở thành những kẻ vô ơn, bạc tình bạc nghĩa.

Muốn biết TƯƠNG LAI của đứa trẻ vài chục năm sau, chỉ cần nhìn 3 CHI TIẾT này: Càng ngẫm càng thấy quá chính xác-3
Để trẻ có lòng hiếu thảo các bậc cha mẹ phải là tấm gương thực tế cho trẻ noi theo.

Để trẻ có lòng hiếu thảo các bậc cha mẹ phải là tấm gương thực tế cho trẻ noi theo. Cách chúng ta cư xử với ông bà, cha mẹ, cách đối nhân xử thế của người lớn là bài học đầu tiên cho trẻ hiểu thế nào là hiếu nghĩa, thảo thơm.

Một đứa trẻ nếu biết thừa nhận sai lầm và tích cực sửa chữa, trung thực và đáng tin cậy, đối xử với người khác chân thành, có lòng biết ơn và hiếu thảo với người lớn tuổi, chắc chắn có thể cả đời thuận lợi, sống hạnh phúc.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/muon-biet-tuong-lai-cua-dua-tre-vai-chuc-nam-sau-chi-can-nhin-3-chi-tiet-nay-cang-ngam-cang-thay-qua-chinh-xac-222022258234021544.htm

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.