Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ

Theo khuyến cáo của các bác sĩ một số bộ phận trên cơ thể trẻ nếu sạch sẽ quá lại không tốt, nếu vệ sinh quá mức cần thiết còn có thể gây hại cho trẻ.

Cùng với vấn đề dinh dưỡng thì vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh luôn là điều được các bố mẹ quan tâm hàng đầu trong quá trình chăm sóc con cái. Rất nhiều phụ huynh lo lắng nếu không đảm bảo sạch sẽ thì con trẻ dễ bị lây lan vi khuẩn, vi rút và mắc bệnh. Ngoài việc giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ được đảm bảo, họ còn tìm cách làm cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ từ trong ra ngoài.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ một số bộ phận trên cơ thể trẻ nếu sạch sẽ quá lại không tốt, nhìn thì bẩn nhưng nếu vệ sinh quá mức cần thiết còn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ-1

Khoang mũi

Trẻ nhỏ rất dễ bị sổ mũi và các bệnh lý liên quan khiến nước mũi chảy ra nhiều. Điều đó gây khó chịu cho bé và cả bố mẹ. Ngoài việc xì và lau mũi, không ít bé còn cho hẳn ngón tay hoặc dụng cụ nào đó vào sâu trong khoang mũi để làm sạch nhưng phụ huynh không ngăn cản, thậm chí còn hỗ trợ.

Theo các bác sĩ, hành động đó là không nên bởi khoang mũi của trẻ nhỏ tương đối ngắn, và cũng không có nhiều lông mũi bảo vệ như người lớn trong khi niêm mạc mũi rất mềm. Nếu bạn luôn ngoáy mũi và vệ sinh mũi quá sạch sẽ khiến niêm mạc mũi bị kích thích, trẻ dễ chảy nước mũi hơn, gây ngứa, đặc biệt nếu làm quá mạnh tay có thể làm tổn thương, gây chảy máu khoang mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ-2

Đôi mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên ba mẹ nào cũng muốn bảo vệ và chăm sóc thật tốt cho con yêu. Tuy nhiên, việc chăm sóc mắt quá kỹ như thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ khi bị dính bụi hay bị đau mắt thì lại không tốt chút nào.

Nhiều mẹ cho rằng nước muối sinh lý lành tính nên có xu hướng lạm dụng, hơi thấy con có hiện tượng dụi mắt hay ra gỉ mắt liền lập tức nhỏ mắt để phòng bệnh. Vậy nhưng cha mẹ không biết rằng nhỏ nhiều nước muối sinh lý cho trẻ sẽ làm khô niêm mạc mắt và gây hại mắt con. Mẹ chỉ nên nhỏ mắt cho trẻ khi trẻ có dấu hiệu đỏ mắt và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, tránh cho trẻ dụi mắt vì có thể làm cho mắt sưng đỏ nghiêm trọng hơn.

Thóp của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường có phần thóp trên đỉnh đầu chưa đóng kín và chuyển động phập phồng. Ở khu vực này có thể đột ngột xuất hiện các mảng vảy khô, dần dần hình thành một mảng dày, nhờn, thường được gọi là “cứt trâu”. Lớp vảy này có màu vàng nâu hoặc nâu sậm, đôi khi có mùi nên dễ làm người lớn thấy “ngứa mắt” mà tìm cách loại bỏ với mục đích giúp da đầu trẻ sạch sẽ. 

Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ-3

Tuy nhiên hành động này phải hết sức thận trọng bởi da đầu của em bé rất mỏng manh, nếu cha mẹ dùng lực mạnh để cậy hoặc vệ sinh không đúng cách có thể khiến da đầu của em bé bị tổn thương hoặc thậm chí gây nhiễm trùng, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của bé.

Theo các bác sĩ, lớp vảy này thường xuất hiện trong vài tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, không gây khó chịu cho đến 6-12 tháng. Nó sẽ tự biến mất và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không cần quá quan tâm đến sự "không hoàn hảo" này, cũng như không cần giúp trẻ loại bỏ nó.

Ống tai

Một số bà mẹ có thói quen ngoáy tai thường xuyên và tiện thể ngoáy để làm sạch tai luôn cho bé. Điều đó là không cần thiết, hơn nữa nếu lạm dụng còn khiến trẻ hình thành thói quen thích được ngoáy tai vừa khó bỏ vừa gây nguy hiểm như viêm tai ngoài, tổn thương màng nhĩ đe họa tới thính lực của bé.

Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ-4

Thực tế, ráy tai là một loại chất tự bảo vệ của tai, vì vậy bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ không khuyến cáo các bà mẹ tự vệ sinh ống tai cho bé tại nhà; ngoài ra, việc dùng tăm bông, ngoáy tai hoặc ngón tay để ngoáy tai có thể gây tổn thương ống tai và chảy máu.

Trong trường hợp bình thường, ráy tai tiết ra sẽ không làm tắc lỗ tai, ngoài ra, ống tai sẽ có chức năng tự làm sạch nhất định, ráy tai sẽ rơi ra khi có các hành động như hắt hơi, vận động. Tất nhiên, nếu mẹ nhận thấy ống tai của trẻ chứa đầy ráy tai và thính giác của trẻ cũng kém đi thì tốt nhất nên đến bệnh viện để tìm bác sĩ giúp đỡ, tránh tự làm gây những tổn thương không đáng có.

Lỗ rốn

Với trẻ sơ sinh, lỗ rốn là bộ phận đặc biệt nhạy cảm trên cơ thể và mẹ không nên can thiệp quá nhiều. Sau khi trẻ chào đời, cuống rốn sẽ được các bác sĩ vệ sinh, băng lại, sau đó là quá trình tự khô và rụng, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng sát trùng và thay băng rốn cho trẻ sau mỗi lần tắm. Một số trường hợp mẹ phát hiện thấy chất bẩn ở rốn trẻ nên vội vàng tìm cách làm sạch xong hành vi này hoàn toàn không nên bởi nếu làm không khéo có thể gây tổn thương vùng lỗ rốn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây sưng đỏ, viêm nhiễm, tạo mủ và thậm chí nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Những bộ phận này trên cơ thể trẻ không nên quá sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh nếu không muốn làm tổn thương trẻ-5


Đối với những bé lớn hơn, lỗ rốn thường lõm sâu vào bên trong, có nhiều nếp nhăn nhỏ, vì thế đây là nơi có nguy cơ tích tụ nhiều cặn bẩn và các loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng hầu hết các loại vi khuẩn này không gây bệnh mà còn giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường. Nếu thường xuyên vệ sinh bằng cách moi, móc rốn sẽ khiến nhiệt lượng tỏa ra nhanh làm bạn lạnh bụng, đau bụng, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Hơn nữa, nếu moi rốn với lực quá mạnh, có thể làm xước, tổn thương vùng da mỏng quanh rốn và gây viêm, vi khuẩn dễ xâm nhập vào các mạch máu trong khoang bụng.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc trẻ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.