Nghe con kể ở lớp phải vào nhà vệ sinh ăn cơm, người mẹ tức giận đến tát cô giáo liền 2 cái và cái kết thật khó tưởng tượng

Cô giáo bị tát giận giữ vô cùng liền trực tiếp dẫn phụ huynh này đi xem lại camera giám sát cả ngày hôm đó để làm rõ sự tình.

Con trai của chị X. (Trung Quốc) đang học mẫu giáo. Đứa trẻ thường ngày rất nghịch ngợm, đôi khi khiến cả nhà trở nên rối loạn và bản thân chị nhiều phen tức “phát điên”. Hành vi bất thường của đứa trẻ khiến người mẹ cảnh giác hơn, lo lắng con gây chuyện ở lớp nên ngày nào đi học về chị X. cũng hỏi con kiểu như: "Hôm nay con có ngoan không?", "Con có bị cô mắng hay bạn bè bắt nạt không?"... Hôm đó, sau khi mẹ hỏi, cậu bé tỏ vẻ buồn bã nói con bị cô giáo đánh và bữa trưa còn phải vào nhà vệ sinh ăn cơm.

Nghe con kể ở lớp phải vào nhà vệ sinh ăn cơm, người mẹ tức giận đến tát cô giáo liền 2 cái và cái kết thật khó tưởng tượng-1

Ảnh minh họa

Chị X. vô cùng tức giận, chị nghĩ nếu đứa trẻ mắc lỗi, giáo viên cần phải báo để phụ huynh biết nhắc nhở con chứ đánh rồi phạt đứa trẻ vào nhà vệ sinh ăn cơm thì không thể chấp nhận được vì đây là một sự xúc phạm nhân phẩm của đứa trẻ. Quá tức giận, chị X. liền đưa con trở lại trường để đối chất, vừa gặp cô giáo người mẹ liền vung tay tát liền 2 cái kèm những lời mắng mỏ thậm tệ. Sự việc diễn ra quá bất ngờ khiến cô giáo bối rối không nói nên lời. Đến khi các giáo viên khác và hiệu trưởng can thiệp, chị X. mới chịu nói lý do. Cô giáo bị tát giận giữ vô cùng liền trực tiếp dẫn phụ huynh này đi xem lại camera giám sát cả ngày hôm đó.

Chị X. ngỡ ngàng vì dù xem đi xem lại nhiều lần nhưng không hề phát hiện ra sự việc như con trai mình nói, toàn bộ bữa trưa cháu ngồi bàn ăn với các bạn bình thường chứ không hề có chuyện vào nhà vệ sinh ăn cơm. Chị cũng chẳng thấy bất kỳ hành vi nào của các cô giáo là không phù hợp, ngược lại còn rất dịu dàng và cẩn thận với trẻ. Sau đó, dưới sự tra hỏi khéo léo của cô hiệu trưởng, con trai chị đã nói thật là mình nói dối, vì mẹ hỏi nhiều lần nên con tự nghĩ ra để nói… Chị X. vô cùng xấu hổ, vội vã cúi đầu xin lỗi nhưng đã quá muộn. 

Nghe con kể ở lớp phải vào nhà vệ sinh ăn cơm, người mẹ tức giận đến tát cô giáo liền 2 cái và cái kết thật khó tưởng tượng-2

Hiệu trưởng và giáo viên trong trường, đặc biệt cô giáo bị tát vô cùng bức xúc trước sự việc này, chỉ dựa vào một câu nói dối của con, phụ huynh chưa hề kiểm chứng đã lao vào hành hung giáo viên. Cuối cùng, chị X. đã buộc phải xin cho con nghỉ học ở trường đó.

Vì sao trẻ hình thành thói quen nói dối?

Một số trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, khi nhận thấy bạn bè hoặc ai khác trong gia đình được lợi nhờ nói dối, chúng cũng muốn thử. Hay khi bắt gặp mọi người nói dối nhiều lần khiến trẻ cho rằng đó là điều bình thường và vô hại nên chúng cũng bắt trước… Sau lần đầu thử mà nhận về lợi ích, trẻ sẽ càng trở nên phấn khích hơn nên sẽ tiếp tục làm đi làm lại nhiều lần vì nghĩ rằng nói dối là một điều rất thú vị mà không biết hậu quả sẽ như thế nào.

Cũng có một số bậc cha mẹ không coi trọng việc con cái nói dối, thay vào đó họ cho rằng khi con cái lớn lên, chúng sẽ có lúc nói dối. Cha mẹ như vậy là quá vô trách nhiệm, vì nói dối là một thói quen rất xấu, sẽ khiến đứa trẻ phát triển sai giá trị trong quá trình trưởng thành sau này, làm ra chuyện không thể cứu vãn được thì cha mẹ dù có hối hận cũng đã quá muộn. Chính sự buông lỏng của họ đã khiến con cái quen thói nói dối mà khó lòng sửa đổi cũng như khắc phục hậu quả được.

Nghe con kể ở lớp phải vào nhà vệ sinh ăn cơm, người mẹ tức giận đến tát cô giáo liền 2 cái và cái kết thật khó tưởng tượng-3

Cha mẹ nên sửa lỗi nói dối của trẻ như thế nào?

Khi phát hiện con nói dối lần đầu, cha mẹ ngay lập tức cần ngăn chặn các dấu hiệu của trẻ. Tuy nhiên trước tiên, phụ huynh hãy tìm hiểu kỹ càng xem nguyên nhân trẻ nói dối bắt nguồn từ đâu: bắt trước người khác, nói theo tưởng tượng hay nói dối để che giấu lỗi lầm… để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Tốt nhất, cha mẹ nên cho đứa trẻ một bài học nghiêm khắc, nó có thể là một hình phạt, một lời khuyên đau đớn, thậm chí đánh đòn khi cần thiết ở mức độ cho phép… để trẻ hiểu ra hậu quả của nói dối và không tái phạm nữa. 

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ nên có ý thức trau dồi cho con mình thói quen trung thực và phải luôn làm gương cho trẻ. Nếu con gặp phải một hành vi xấu nào đó, hãy khuyên con kịp thời và để con sửa sai. Nếu trẻ thực sự tiến bộ, cha mẹ đừng quên khen ngợi trẻ, để trẻ cảm thấy hành vi của mình là có ý nghĩa, từ đó hình thành thói quen tốt, ngày càng tiến xa hơn trên con đường đúng đắn.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.